Cách xác định kiểu môi trường qua biểu đồ

a. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Ôn đới hải dương:

Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 00C , mưa quanh năm [ Khoảng 800-1000 mm/năm].

- Ôn đới lục địa :

Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè > Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0 độ.

b. Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

- Ôn đới lục địa :

Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.

- Khí hậu địa trung hải :

Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAITRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀMSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMRÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNGĐỊA LÝ QUA PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀLƯỢNG MƯA Ở MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7Người thực hiện: Phạm Thị NgoạtLĩnh vực nghiên cứu:- Quản lí giáo dục- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lý- Lĩnh vực khácCó đính kèm:Mô hìnhPhần mềmPhim ảnhNăm học: 2012 – 2013Hiện vật khácSƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌCI/ Thông tin chung về cá nhân:1. Họ và tên: PHẠM THỊ NGOẠT2. Ngày tháng năm sinh: 05/03/19693. Nam, nữ: Nữ4. Địa chỉ: Ấp Thuận An, Xã Sông Thao, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai5. Điện thoại: 06122461696. Fax: …………….E- mail :……………….7. Chức vụ: giáo viên8. Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Bàu HàmII/ Trình độ đào tạo:- Học vị [hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ] cao nhất: Đại học sư phạm- Năm nhận bằng: 1990- Chuyên ngành đào tạo: Địa lýIII/ Kinh nghiệm khoa học:- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Địa Lý- Số năm có kinh nghiệm: 22 năm- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:1/ Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả một tiết thực hành địa lý lớp 62/ Tầm quan trong trong giảng dạy và học tập địa lý địa phương tỉnh Đồng Nai3/ Rèn luyên kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ địa lý lớp 94/ Phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh trong việc hướng dẫn sử dụng đồ dùngtrực quan trong giảng dạy Địa lý tự nhiên Việt Nam lớp 85/ Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích bản đồ địa lí tự nhiên lớp 86/ Các phương pháp dạy tiết ôn tập đạt hiệu quả trong môn địa lý THCSSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMRÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝQUA PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯAỞ MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Trong xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục nói chung, môn Địa lí nóiriêng, việc áp dụng các phương pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khảnăng nhận thức của học sinh, đây là một vấn đề hết sức bức thiết. Những năm gần đâyđịnh hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cựchóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thì họcsinh đã chủ động, ý thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức, kĩ năng đã thu nhậnđược. Đặc biệt đối với tầm nhận thức của học sinh THCS thì những hệ thống kiếnthức từ địa lí đại cương đến địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội các châu lục rất đa dạng,đôi khi quá trừu tượng.Trong chương trình địa lí THCS nói chung và môn địa lí lớp 7 nói riêng, phầncác môi trường địa lí được tiếp nối và nâng cao hơn một bước so với chương trình địalí đại cương lớp 6 mà các em được tìm hiểu ở năm học trước. Muốn học sinh nắmvững kiến thức thì đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các phương pháp sao chophù hợp nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là “Rèn kĩ năng nhận biết các môi trườngđịa lí qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa”. Nếu học sinh đạt được kĩ năngtốt, trong mỗi bài học hay đến bất kì tiết thực hành nào của mỗi chương về các môitrường địa lí, các em sẽ hứng thú, tự tin, sáng tạo và nhanh chóng tìm được kết quảtheo yêu cầu của câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc bài thực hành. Đó chính là điềutôi trăn trở nhất và rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp và sự chỉđạo của cấp trên.II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:Theo định hướng chung, việc đổi mới phương pháp dạy học mà Nghị QuyếtTrung Ương 2 [khóa VIII] nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đàotạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học,từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quátrình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.Dựa trên quan điểm chỉ đạo của chương trình địa lí THCS yêu cầu giáo viênvận dụng mọi hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm giúp học sinh có được nhữngkiến thức, kĩ năng cần thiết vừa phù hợp với khả năng nhận thức của mình vừa rènluyện được năng lực hoạt động. Qua môn địa lí, học sinh nắm và vận dụng cácphương pháp học tập bộ môn để có thể tự bổ sung kiến thức và năng động, sáng tạo,có khả năng thu thập xử lí thông tin và hòa nhập với xã hội ngày nay “Trích theochương trình THCS môn địa lí của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo”.Từ thực tiễn của giáo viên trong quá trình dạy ở phần các môi trường địa lí cònxem nhẹ việc hướng dẫn cho học sinh từng bước đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa. Ở mỗi bài chỉ dạy lướt qua và có tính áp đặt các đối tượng trên biểu đồ.Kết quả được thể hiện rõ nhất là vào tiết thực hành học sinh rất lúng túng, không xácđịnh được trình tự các yếu tố trong biểu đồ cần đọc và phân tích, đặc biết là học sinhcó nhận xét kết quả cho biểu đồ còn có sự nhầm lẫn giữa các kiểu trong một môitrường chứ chưa nói ở các môi trường địa lí khác nhau.Từ thực tế của học sinh có lối học để đối phó, ít đầu tư tìm hiểu và đặc biệttrong nội dung kiểm tra, giáo viên không yêu cầu học sinh phân tích biểu đồ để xácđịnh các môi trường mà các em đã học qua trong chương trình. Do đó có những kiếnthức mang tính khoa học cơ bản dần bị lãng quên.Ví dụ: Yêu cầu học sinh tính chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất là 10 0C[Mùa hạ] với tháng thấp nhất là – 28 0C [Mùa đông] ở kiểu môi trường ôn đới lục địavùng gần cực, các em không có một đáp án chính xác.Tóm lại: Từ những khó khăn chủ quan lẫn khách quan, nhưng đây là một mônhọc chính khóa xuyên suốt chương trình ở bậc trung học, vì vậy tôi đã tham khảo mộtsố tài liệu thuộc bộ môn, hướng dẫn giảng dạy biểu đồ, sách giáo khoa các lớp, dự giờgiáo viên cùng chuyên môn, dạy và đánh giá kết quả thử nghiệm theo mục tiêu đã đềra…Để rút ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy và học phần II “các môitrường địa lí” ở lớp 7 này.2. NỘI DUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:- Chương trình địa lí lớp 7 được chia làm 3 phần:+ Phần I: Tìm hiểu thành phần nhân văn của môi trường.+ Phần II: Tìm hiểu các môi trường địa lí.+ Phần III: Tìm hiểu thiên nhiên và con người ở các châu lục.- Phần II: Các môi trường địa lí gồm năm chương, mỗi chương là một môitrường như: Đới nóng, đới ôn hòa, hoang mạc, đới lạnh và núi cao và chiếm 1/3 thờilượng trong chương trình với tổng số là 20 tiết. Đối tượng mà giáo viên đề cập đếntrong chuyên đề này chính là các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa với số lượng có trongbài học lẫn thực hành là 20 biểu đồ, như vậy giáo viên chuẩn bị kĩ năng cho học sinhnhư thế nào thì các em nắm vững từng biểu đổ đại diện cho từng kiểu, hay từng môitrường địa lí trên bề mặt Trái Đất. Trọng tâm của phần các môi trường địa lí sẽ là tiềnđề để tìm hiểu kiến thức về thiên nhiên và con người ở các châu lục ở cuối chươngtrình địa lí lớp 7 và đầu chương trình địa lí lớp 8 ở học kì I.- Nhận biết các môi trường địa lí thường thể hiện ở dạng kết hợp giữa biểu đồđường và biểu đồ hình cột cùng nằm trong hệ trục tọa độ. Vậy biểu đồ đường luôn thểhiện rõ quá trình thay đổi nhiệt độ trung bình trong năm, còn biểu đồ hình cột biểuhiện số lượng đặc biệt là lượng mưa trung bình giữa các tháng trong năm. Để thựchiện được điều này giáo viên hướng dần học sinh đi theo trình tự như sau:2.1. Xác định các đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ:Ở chương trình lớp 6 học sinh đã làm quen với biểu đồ đầu tiên qua bài thưchành cơ bản như đọc các trị số chỉ ở trục dọc về lượng mưa trung bình, trục ngangbiểu hiện các tháng trong năm, đến lớp 7 các em sẽ vận dụng và nâng cao hơn mộtbước nữa. Vì vậy ngay bài đầu tiên giáo viên phải nghiên cứu thật tỉ mỉ và khéo léo sửdụng phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, bởi vì biểu đồ là một công cụ đểgiáo viên khai thác và truyền thụ tri thức, là một phương tiện để hướng dẫn học sinhtìm ra những nội dung chủ yếu của bài học. Có như thế sẽ giúp học sinh bồi dưỡngkhả năng tư duy địa lí một cách sáng tạo và khoa học.Ví dụ: Bài 5 “Môi trường xích đạo ẩm”Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và đọc tên tên biểu đồ rồi sau đó đưa ra hệthống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp như sau:Câu hỏi 1: Dựa vào hình 5.2 biểu đồ nhiệt độvà lượng mưa của Xin-ga-po. Em hãy xác địnhcác đại lượng, trị số và đơn vị ở trục dọc bênphải, bên trái và trục ngang của biểu đồ.Học sinh nhận ra hai đại lượng ở trụcdọc nhiệt độ và lượng mưa, được ghi đơn vị là0C và mm. Trị số ở trục ngang từ 1 đến 12 làbiểu hiện các tháng trong một năm.Câu hỏi 2: Em hãy cho biết hai đối tượngnhiệt độ và lượng mưa được biểu hiện bằngbiểu đồ gì? Màu sắc thể hiện ra sao?Học sinh trả lời:+ Biểu đồ đường màu đỏ thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng trong năm.+ Biểu đồ hình cột màu xanh dương thể hiện lượng mưa trung bình các thángtrong năm.Tuy nhiên, trong các bài môi trường địa lí lại không nhất thiết theo qui ước vềhai dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở trên.Ví dụ: Bài 18 - Thực hành “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa”Cả ba biểu đồ A,B,C lại thể hiện hai đối tượng nhiệt độ và lượng mưa chỉ bằngmột biểu đồ đường nhưng màu sắc không thay đổi. Vậy giáo viên phải giới thiệutrước, đến khi bước vào tiết thực hành này các em không gặp khó khăn khi đọc vàphân tích biểu đồ để nhận biết được từng biểu đồ thuộc kiểu môi trường nào ở đới ônhòa.2.2. Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ:Sau khi các em xác định các đối tượng trên biểu đồ, giáo viến tiếp tục hướngdẫn tìm các mối liên hệ thể hiện qua nhiệt độ và lượng mưa nhưng ở mức độ cao hơn.Để thực hiện có hiệu quả, giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, nhiệm vụquan trọng của giáo viên là phải có sự chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi ngắn, gọn,dễ hiểu, thể hiện được mối liên hệ giữa các yếu tố trong biểu đồ và có tính xuyên suốtở các bài thuộc các môi trường địa lí. Nếu ở bài đầu tiên học sinh tích cực làm việctheo đúng yêu cầu của giáo viên, sáng tạo trong quá trình tìm tòi kiến thức thì các emsẽ thấy được ý nghĩa của của biểu đồ trong mỗi bài học nó là những con số biết nói.Ví dụ: Bài 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa”- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và phân tích nhiệt độ và lượng mưa ởhình 7.3 và 7.4 sách giáo khoa trang 24.- Bước 2: Giáo viên chia lớp làm hai nhóm lớn.+ Nhóm 1: thực hiện biểu đồ bên tay phải là phân tích biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa của Mum-bai [Ấn Độ]+ Nhóm 2: thực hiện biểu đồ bên tay trái là phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượngmưa của Hà Nội [Việt Nam]- Bước 3: Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi được ghi tóm tắt trên phần bảngđộng để học sinh tiện theo dõi trong quá trình hoạt động của mình như sau:+ Về nhiệt độ: cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu độ C? Vào tháng mấy? Biên độdao động nhiệt trong năm bao nhiêu độ C?+ Về lượng mưa: Các tháng mưa nhiều trong năm là tháng nào, lượng mưatrung bình tháng cao nhất là bao nhiêu mm?- Bước 4: giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trị số tìm được trên biểu đồ bằngcách dùng thước kẻ đặt nơi có đường biểu diễn nhiệt độ trung bình cao nhất vuônggóc với trục tung để lấy trị số ở cột nhiệt độ, sau đó đặt thước vuông góc với trụchoành để biết tháng có nhiệt độ cao nhất. Tháng có nhiệt độ thấp nhất thì lấy đườngbiểu diễn xuống thấp nhất và cũng đo tương tự như trên. Còn tính biên độ nhiệt chỉcần lấy trị số cao nhất trừ cho trị số thấp nhất mà thôi, cách đo tính lượng mưa thì cácem chỉ cần tìm được các tháng mưa nhiều trong năm, lượng mưa cao nhất cũng nhưđo tính nhiệt độ.- Bước 5: Khi các em hoàn tất công việc của mình trong thời gian qui định củagiáo viên thì các em trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, giáo viên chuẩn lạikiến thức như sau:+ Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai [Ấn Độ]* Nhiệt độ: Trung bình cao nhất [Mùa hạ] là 300C, trung bình thấp nhất [Mùađông] là 230C. Biên độ nhiệt trung bình là 70C.* Lượng mưa: Mưa nhiều từ tháng 6,7,8,9. Nhiều nhất là 700mm vào tháng 7+ Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội [Việt Nam]* Nhiệt độ: Trung bình cao nhất [Mùa hạ] là 300C, trung bình thấp nhất [Mùađông] là 170C. Biên độ nhiệt trung bình là 130C.* Lượng mưa: Mưa nhiều từ tháng 5,6,7,8,9,10. Nhiều nhất là 350mm vàotháng 8.Ví dụ: Bài 19 “Môi trường hoang mạc”Giáo viên yêu cầu hai nhóm hoạt động dựa vào hình 19.2 và hình 19.3 sáchgiáo khoa trang 62 để tìm được đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sựkhác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa.Kết quả học sinh trình bày được như sau:+ Nhóm 1: phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại Đa-lan Giađagat [MôngCổ] của hoang mạc Gô-bi [châu Á]* Nhiệt độ: Trung bình cao nhất [Mùa hạ] là 20 0C, trung bình thấp nhất [Mùađông] là - 240C. Biên độ nhiệt trung bình là 440C.* Lượng mưa: Mưa nhiều từ tháng 6,7,8,9. Nhiều nhất là 60mm vào tháng 7+ Nhóm 2: phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại Bin-ma [Ni-giê] củahoang mạc Xa-ha-ra [châu Phi].* Nhiệt độ: Trung bình cao nhất [Mùa hạ] là 40 0C, trung bình thấp nhất [Mùađông] là 160C. Biên độ nhiệt trung bình là 240C.* Lượng mưa: Mưa chỉ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Nhiều nhất là 5mmvào tháng 8.Lưu ý: Đối với 2 biểu đồ này đường 0 0C nằm tương đương với nhau để học dễtính biên độ nhiệt đặc biệt đối với biểu đồ của hoang mạc Gô-bi [châu Á].Như vậy hình thức hoạt động trong một nhóm lớn các em lại có từ 5 đến 6nhóm nhỏ tùy theo số bàn ở mỗi dãy, mỗi nhóm nhỏ từ 3 đến 4 học sinh. Tôi nhậnthấy các em rất tích cực và tự giác khi nhận nhiệm vụ và để khuyến khích tinh thần tựhọc sau khi kết thúc thời gian, giáo viên sẽ gọi bất kì một học sinh đại diện cho mỗidãy, nếu học sinh trình bày kết quả tốt sẽ được ghi điểm trong tiết học đó. Ngược lạinếu để học sinh hoạt động theo nhóm lớn với số lượng từ 4 đến 8 em thì không hiệuquả bởi một số em không làm việc mà chỉ dựa vào kết quả của bạn đại diện báo cáo,vậy khi làm bài các em lúng túng không xác định được các mối liên hệ giữa các đốitượng với nhau.2.3. Nhận xét các yếu tố thể hiện trên biểu đồ:Dựa trên kết quả xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ và lượng mưa của từng địađiểm. Giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh bước vào giai đoạn nhận xét kết quả, Ởđây thường sử dụng phương pháp trình bày vấn đề để hướng học sinh biết cách lậpluận một vấn đề lô gich, khoa học dựa trên cơ sở của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.Để thực hiện được thì các em phải nắm vững kiến thức từ các bài học trước. Như ởmôi trường đới nóng thì nhiệt độ trung bình tháng là cao, mưa nhiều vào mùa hạ nếuở bán cầu Bắc.Ví dụ: Bài 7 “Môi trường nhiệt đới gió mùa”. Các em có nhận xét như sau:* Đặc điểm chung:- Biên độ nhiệt trung bình ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao khoảng 80C.- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C [chung cho cả môi trường nhiệt đới].- Lương mưa trung bình năm trên 1700mm.- Một năm có hai mùa rõ rệt.* So sánh:Địa điểm Hà Nội [Việt Nam]- Biên độ nhiệt TB cao hơn.- Mùa đông thời tiết lạnh hơn.Địa điểm Mum - bai [Ấn Độ]- Biên độ nhiệt TB thấp hơn.- Mùa đông thời tiết không lạnh.- Mùa hạ thời tiết nóng hơn.- Mùa hạ thời tiết nóng .Chắc chắn học sinh sẽ thắc mắc rằng tại sao cùng nằm trong một môi trường,cùng ảnh hưởng của hai mùa gió như nhau nhưng ở Hà Nội và Mum - bai lại có khíhậu không giống nhau, bằng kiến thức cơ bản ở lớp 6 giáo viên sẽ dùng phương phápgợi mở để học sinh tìm kết quả thật chính xác và khoa học, đó là do ảnh hưởng củađịa hình, vị trí gần hay xa biển…Muốn giải thích được điều đó giáo viên yêu cầu họcsinh quan sát lược đồ hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa trang 23 sẽ thấy rất rõ.Ví dụ: Bài 19 “Môi trường hoang mạc”Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1 sách giáo khoa trang61 để xác định vị trí của hai hoang mạc đại diện cho hai đới trên bề mặt trái Đất. Cảhai cùng nằm ở bán cầu Bắc. Tuy nhiên Xa-ha-ra nằm ở môi trường đới nóng còn Gôbi nằm ở môi trường đới ôn hòa. Các em có nhận xét như sau:* Đặc điểm chung: Các hoang mạc có khí hậu vô cùng khô hạn và khắc nghiệtvì lượng mưa trong năm rất thấp, biên độ nhiệt trong năm cao nên thực động vất ởmôi trường này rất nghèo nàn.* So sánh:Hoang mạc Xa-ha-ra [châu Phi]Hoang mạc Gô-bi [châu Á]- Biên độ nhiệt cao TB [240C]- Mùa đông: thời tiết ấm áp[160C]- Mùa hạ: rất nóng [400C]- Biên độ nhiệt TB rất cao [440C]- Mùa đông: thời tiết rất lạnh [- 240C]- Mùa hạ: không quá nóng [200C]Lưu ý: Giáo viên có thể mở rộng cho học sinh về hoang mạc ở đới ôn hòa tuycó mùa đông rất lạnh nhưng do không khí khô khan nên rất hiếm khi có tuyết rơi vàlượng mưa tuy ít nhưng ổn định, không biến động nhiều giữa các năm như ở hoangmạc đới nóng.2.4. Sắp xếp biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa vào vị trí thích hợp từng môi trườngđịa lí:Sau mỗi môi trường địa lí thì có một tiết thực hành để nhận biết đặc điểm môitrường địa lí thông qua phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. Giáo viên đã rèn chohọc sinh từng bước rất tỉ mỉ dựa trên cơ sở phân tích, giải thích mối liên hệ giữa cácđối tượng địa lí về nhiệt độ, lượng mưa. Tuy nhiên ở bài thực hành được nâng caohơn một bước nữa là kết hợp quan sát ảnh địa lí để xác định được môi trường.Ví dụ: Bài 12 Thực hành “Nhận biếtđặc điểm môi trường đới nóng”Có 3 ảnh về các kiểu môi trườngđới nóng, xác định từng ảnh thuộc kiểumôi trường nào?B. Công viên quốc gia Se- ran- gátA. Xa-ha-raC. Bắc Công-gôGiáo viên chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm học sinh quan sát từng ảnhtheo các bước sau:+ Mô tả quang cảnh trong bức ảnh.+ Chủ đề của ảnh phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng.+ Xác định tên của môi trường trong ảnh.Giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày kết quả như sau:* Ảnh A: Xa-ha-ra.Quang cảnh chỉ có cát, không có cây cối, thời tiết khô nóng→ Kết luận: Đây chính là môi trường hoang mạc của đới nóng.* Ảnh B: Công viên quốc gia Se-ran-gat [Tan-da-ni-a]Quang cảnh chủ yếu là đồng cỏ cao, xa xa mới xen một vài cây to, biểu hiệnthời tiết ở đây nóng nhưng lại có mưa, tuy lượng mưa không nhiều trong năm.→ Kết luận: Đây chính là môi trường nhiệt đới.* Ảnh C: Bắc Công-gôQuang cảnh rừng rậm rạp, cây mọc nhiều tầng, sông có nhiều nước, thời tiếtnóng nhưng mưa nhiều, và mưa quanh năm.→ Kết luận: Đây chính là môi trường xích đạo ẩm.Ví dụ: Bài 18 Thực hành “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa”Quan sát 3 biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc các môi trường nàocủa đới ôn hòa. Hãy đặt từng biểu đồ vào đúng vị trí của từng môi trường thuộc đớiôn hòa.Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quảbằng lược đồ phóng to thể hiện ba môi trường trên bề mặt Trái Đất dựa vào màu sắcthể hiện của các kiểu môi trường đới ôn hòa.+ Biều đồ A:* Nhiệt độ: Trung bình cao nhất [Mùa hạ] không quá 100C, thấp nhất trung bình[Mùa đông] là - 300C, có tới 9 tháng nhiệt độ xuống dưới 0 0C. Biên độ nhiệt trungbình rất cao 400C.* Lượng mưa: Mưa ít, có tới 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi. Nhiều nhấtkhông quá 50mm vào tháng 7.→ Kết luận: Đây chính là môi trường ôn đới lục địa gần cực .+ Biều đồ B:* Nhiệt độ: Trung bình mùa hạ nóng [25 0C], có thời kì khô hạn kéo dài từtháng 5 đến tháng 9, mùa đông ấm áp nhiệt độ trung bình 10 0C,. Biên độ nhiệt trungbình 150C.* Lượng mưa: Mưa nhiều vào mùa thu – đông, mùa hạ khô nóng, bầu trời trongxanh và không mưa.→ Kết luận: Đây chính là môi trường Địa trung hải ven bờ Địa Trung Hải.+ Biều đồ C:* Nhiệt độ: Trung bình mùa hạ mát dưới 15 0C, trung bình mùa đông ấm ápnhiệt độ không quá 50C,. Biên độ nhiệt trung bình 100C.* Lượng mưa: Mưa nhiều và mưa quanh năm, tháng 12,1 có lượng mưa caonhất là 175mm.→ Kết luận: Đây chính là môi trường ôn đới hải dương ở ven biển Tây Âu.Sau khi học sinh hoàn tất công việc của mình, yêu cầu cả lớp nhận xét kết quả,giáo viên chuẩn lại kiến thức nhằm khắc sâu một lần nữa về kiến thức và kĩ năng nhậnbiết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở bất cứ một môi trường nào. Ở mức độ cao củaquá trình nhận biết là khả năng trình bày khi quan sát ảnh, kết hợp lược đồ các em đặtcác biểu đồ vào đúng vị trí khi các em lên đọc và phân tích. Trong quá trình dạy vàhọc giáo viên không chỉ đánh giá kết quả tại lớp mà còn đánh giá kết quả trong bàikiểm tra một tiết, học kì bằng kênh hình để học sinh độc lập kiểm định kĩ năng củamình. Song song đó giáo viên nên dành thời gian của tiết thực hành để cho học sinhxác định biểu đồ khí hậu địa phương mình thuộc loại khí hậu nào ở đới nóng. Việcphân tích biểu đồ khí hậu của tỉnh [hoặc của huyện mà giáo viên có thể sưu tầm hoặcdo Sở, Phòng Giáo dục Đào tạo cung cấp] sẽ tạo hứng thú cho học sinh vì các em đãtự khám phá được đặc điểm khí hậu của địa phương mình đang sống.III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:Như vậy đổi mới phương pháp dạy và học được thể hiện cả một quá trình lâudài và phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa người dạy và ngườihọc thì hiệu quả giáo dục đạt kết quả cao. Trong qúa trình dạy giáo viên phải nhiệttình, nắm vững kiến thức, kết hợp các phương pháp một cách hài hòa nhằm hướngcho học sinh từng bước nắm vững tri thức một cách chủ động, sáng tạo, tự tin khámphá các vấn đề các em còn vướng mắc…Thật vậy qua các môi trường mà giáo viên đãthực nghiệm nhận thấy các em rất tích cực, mạnh dạn xây dựng kết quả hoạt độngtheo nhóm của mình và đặc biệt khi có sự góp ý của các nhóm thì các em đã lắngnghe và nhận ra được những lỗi nhỏ mình bị mắc phải, ở các bài thực hành thì các emtự làm được ở nhà chỉ cần hướng dẫn nhỏ của giáo viên sau tiết học, vậy tiết thựchành là bước đánh giá toàn diện về kĩ năng nhận biết các môi trường địa lí thông quađọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.So với thời gian trước đây khi tôi chưa thực hiện đề tài này thì kết quả như sau:- Học sinh chưa nắm vững yêu cầu đề bài.- Học sinh còn lúng túng khi gặp những biểu đồ phức tạp.- Chưa biết trình tự các bước đọc và phân tích biểu đồ.- Chưa xác định được các mối liên hệ giữa các đối tượng trên biểu đồ, đặc biệtlà các em còn tính sai sót về biên độ nhiệt trung bình giữa tháng có nhiệt độ nóng nhấtvà tháng có nhiệt độ lạnh nhất.- Các em vẫn còn nhầm lẫn giữa các kiểu trong một môi trường địa lí.- Đặc biệt các em rất ngại khi yêu cầu trình bày kết quả của mình.Số liệu trước khi áp dụng:LớpGiỏiSL%7A136616.67A23339.17A334411.87A43538.6Số liệu sau khi áp dụng:Lớp7A17A27A3Sỉ sốSỉ số363334GiỏiSL%1233.3721.2823.5KháSL15677%41.718.220.620.0KháSL191011%52.830.332.4Trung bìnhSL%1541.71751.51750.01748.6Trung bìnhSL%513.91442.41235.3YếuSL/768%/21.217.622.8YếuSL/23%/6.18.87A435925.71234.31131.438.6IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNGCăn cứ vào sự đổi mới phương pháp dạy học ở môn Địa lí có tầm quan trọngđối với mỗi giáo viên và học sinh, mỗi giáo viên cần phải giảm thiểu tối đa lối giảngdạy thuyết giảng một chiều. Cần phải chuyển quá trình thuyết giảng của giáo viênthành cuộc trao đổi, đàm thoại giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinhmột cách thận trọng, nhẹ nhàng hơn. Thông qua đó, giáo viên sẽ đánh giá mức độ tiếpthu kiến thức của học sinh qua các dạng bài kiểm tra trực tiếp sau mỗi bài học hoặckiểm tra giữa kì , cuối học kì ...Để có kết quả giảng dạy tốt, giáo viên phải có sự lựa chọn những phương phápdạy học thích hợp, có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm đạtđến mục tiêu cuối cùng là rèn luyện cho học sinh thói quen tự học, tự tìm tòi tri thứcmới, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đemlại hứng thú học tập cho học sinh.V. TÀI LIỆU THAM KHẢO- Sách giáo khoa Địa lí lớp 7 [Bộ giáo dục]- Sách giáo viên Địa lí lớp 7 [Bộ giáo dục]- Đổi mới dạy học địa lí THCS [Nhà xuất bản giáo dục]- Địa lí tự nhiên [Lê Bá Thảo]Người thực hiệnPhạm Thị NgoạtTHỰC TẾ MỘT BÀI SOẠN MINH HỌA CHO TIẾT RÈN KỸ NĂNGNHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍTuần: 6 – Tiết: 11BÀI 12: THỰC HÀNHNHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNGI. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS cần phải1. Về kiến thức:Qua các bài tập học sinh cần có các kiến thức:- Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa.- Về đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng.2. Về kĩ năng:- Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độvà lượng mưa.- Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường.- Rèn kĩ năng sống: Làm việc theo nhóm, trình bày ý kiến, tranh luận, giải thích.II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:- Giáo viên: Chuẩn bị ảnh, các biểu đồ phóng to SGK. Sưu tầm thêm một vài biểuđồ nhiệt độ và lượng mưa của huyện hoặc tỉnh cho HS đọc, phân tích thêm tại lớp.- Học sinh: Chuẩn bị bài thực hành ở nhà theo sự hướng dẫn của GV ở tiết trước.III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:1. Ổn định: [1 phút]2. Kiểm tra bài cũ: [4 phút]a. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng. Liên hệ thực tế ở nước ta.b. Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng.3. Bài mới: [35 phút] Giáo viên giới thiệu bài thực hành và những kĩ năng cần rènluyện.Hoạt động của GV - HSNội dungHoạt động 1: [Cá nhân, nhóm] 15 phút.1. Có ba ảnh về các kiểu môiGV yêu cầu cả lớp quan sát bài tập 1 và trường đới nóng, xác định từnggọi 2 HS đọc kỹ yêu cầu đề bài.ảnh thuộc kiểu môi trường nào?GV yêu cầu HS nhận dạng ba môi trườngđới nóng qua ảnh A,B,C trang 39 SGK địalí lớp 7. Sau đó, HS sẽ xác định tên của bamôi trường bằng kiến thức đã học theotrình tự các bước sau:* Ảnh A: [Xa-ha-ra]- Những cồn cát lượn sóng mênhmông dưới nắng chói chan, khôngcó thực, động vật.- Xa-ha-ra là hoang mạc nhiệt đớilớn nhất Trái Đất. Có đường chí- Hãy mô tả quang cảnh trong từng bức tuyến Bắc ngang qua nên cực kì khôảnh.hạn, khí hậu khắc nghiệt.- Chủ đề ảnh phù hợp với đặc điểm của → Môi trường hoang mạc.môi trường nào ở đới nóng?- Tên của từng môi trường trong ảnh là * Ảnh B [Công viên Se-ran-gat]gì?- Đồng cỏ, cây cao xen lẫn, phía xalà rừng hành lang.GV: Chia lớp làm 3 nhóm lớn.- Thời tiết nắng nóng, mưa theo- Mỗi nhóm xác định một ảnh.mùa, xavan là thảm thực vật tiêubiểu của môi trường nhiệt đới.→ Môi trường nhiệt đới.Nhóm 1: Ảnh A [Xa-ha-ra]Nhóm 2: Ảnh B [Công viên Se-ran-gat]* Ảnh C [Bắc Công-gô]Nhóm 3: Ảnh C [Bắc Công-gô]- Rừng rậm nhiều tầng xanh tốt bên- Đại diện các nhóm báo cáo kết quảbờ sông, sông ngòi đầy nước.GV bổ sung và chuẩn lại kiến thức- Nắng nóng và mưa nhiều quanhnăm ở vùng xích đạo.→ Môi trường xích đạo ẩm.GV: Chuyển ý sang bài tập 2Hoạt động 2: [ Cá nhân, nhóm] 25 phút.2.Quan sát các biểu đồ nhiệt độ vàlượng mưa dưới đây để chọn raGV yêu cầu cả lớp quan sát bài tập 2 và một biểu đồ thuộc đới nóng. Chogọi 2 HS đọc kỹ yêu cầu đề bài.biết lí do.GV chia lớp làm 5 nhóm nhỏGV: Để chọn ra một biểu đồ đới nóng cầnphải nhớ thật vững đặc điểm nhiệt độ,lượng mưa của 3 kiểu khí hậu đới nóng.Câu hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm nhiệtđộ, lượng mưa với trị số đặc trưng củacác kiểu khí hậu đới nóng?[ Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình >200C, có 2 lần nhiệt độ tăng cao. Mưa quanhnăm chỉ có ở xích đạo ẩm, mưa theo mùa làmôi trường nhiệt đới]GV: Hướng dẫn, đối chiếu các trị số củanhiệt độ và lượng mưa từng biểu đồ, bằng * Biểu đồ A:phương pháp loại trừ các biểu đồ không phù - Nhiều tháng nhiệt độ < 150C vào4. Đánh giá: [5 phút]Sự chuẩn bị của học sinh ở nhà và tại lớp.5. Hoạt động nối tiếp:- Ôn lại ranh giới và đặc điểm các đới khí hậu trên Trái Đất.- Đới ôn hòa [ôn đới] có diện tích ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu như thế nào?IV. RÚT KINH NGHIỆM:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAICỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG THCS & THPT BÀU HÀMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcTrảng Bom , ngày 15 tháng 05 năm 2013PHIẾU NHÂN XÉT , ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMNăm học: 2012 – 2013RÈN KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÝ QUAPHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7Họ và tên tác giả: Phạm Thị NgoạtĐơn vị: tổ Sử - Địa - AnhLĩnh vực: Địa lýQuản lý giáo dụcPhương Pháp dạy học bộ môn: Địa lýPhương pháp giáo dụcLĩnh vực khác: ………………………1. Tính mới:- Các giải pháp hoàn toàn mới- Các giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp cũ2. Hiệu quả:- Hoàn toàn mới và đã triễn khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao- Có cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triễn khai áp dụng trong toànngành có hiệu quả cao- Hoàn toàn mới và đã triễn khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao- Có cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triễn khai áp dụng tại đơn vịcó hiệu quả cao3. Khả năng áp dụng:- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sáchTốtKháĐạt- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện vàdễ đi vào cuộc sốngTốtKháĐạt- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quảtrong phạm vi rộngTốtKháĐạtXÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔNTHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ[ Ký tên và ghi rõ họ tên ][ Ký tên và ghi rõ họ tê

Video liên quan

Chủ Đề