Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

I.Kiến thức cần nhớ nhận biểu đồ cột đơn lượng mưa

1.Khái niệm:

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là hình vẽ mô tả diễn biến của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một địa phương.

2.Các bước phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

- B1: Đọc tên biểu đồ, nhận dạng các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa.

- B2: Dựa vào biểu đồ để đo tính nhiệt độ và lượng mưa các tháng. Đặc biệt chú ý tháng cao nhất và tháng thấp nhất để tìm sự chênh lệch.

- B3: Từ kết quả đã phân tích để rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm khí hậu của địa phương đó.

II.Bài tập nhận xét biểu đồ cột đơn lượng mưa

Câu 1: Quan sát biểu đồ dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?

+Yếu tố nào thể hiện theo đường?

+Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?

Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?

Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?

Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Trả lời:

Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa, thời gian 12 tháng.

- Yếu tố được thể hiện theo đường là Nhiệt độ.

- Yếu tố được thể hiện bằng hình cột là Lượng mưa.

+ Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng: Lượng mưa.

+ Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: Nhiệt độ.

+ Đơn vị tính Nhiệt độ là ºC, đơn vị tính Lượng mưa là milimet (mm).

Câu 2: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi vào bảng kết quả sau:

Trả lời:

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Câu 3: Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?

Trả lời:

+ Nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.

+ Nhiệt độ giữa các tháng phần lớn trên 20 độ.

+ Tổng lượng mưa cả năm lớn.

Câu 4: Quan sát hai biểu đồ 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau:

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Trả lời:

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Câu 5: Từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam?

Trả lời:

Biểu đồ A: là biểu đồ khí hậu một địa điểm thuộc nửa cầu Bắc nhiệt độ cao vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều vào tháng 7 đến tháng 9.

Biểu đồ B: Là biểu đồ khí hậu một số địa điểm thuộc nửa cầu Nam nhiệt độ thấp vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3.

Câu 6 :

Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông, hãy:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu vực một biểu đồ).

b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Lời giải

a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường:

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Biểuđồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng.

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Biểuđồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh.

b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 153mm; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 186mm.

=>+ Các tháng mùa mưa trên sông Hồng: từ tháng 5 - 10.

+ Các tháng mùa mưa trên sông Gianh: từ tháng 6 - 11.

- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 3632m3; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 61,7m3/s.

=> + Các tháng mùa lũ trên sông Hồng: từ tháng 6 - 10.

+ Các tháng mùa lũ trên sông Gianh: từ tháng 9 -11.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:

- Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 9, 10, 11.

- Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.

=> Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm (tháng 9,10,11). Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.

Câu 7:

Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh , hãy nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

Cách xem biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ

Lời giải

Nhận xét:

- Trạm Hà Nội:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23,5°C.Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4°C (tháng 1). Biên độ nhiệt là 12,5°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 1676,2mm.Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 318mm (tháng 8); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 18,6mm (tháng 1). Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Trạm Huế:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 25,2°C.Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20°C. Biên độ nhiệt là 9,4°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 2867,7mm.Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 795,6mm (tháng 10); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 47,1mm (tháng 3). Các tháng mùa mưa : 8, 9, 10, 11, 12.

- Trạm Tp. Hồ Chí Minh:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 27,1°C.Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 4); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,7°C (tháng 12). Biên độ nhiệt là 3,2°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 1931 mm.Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 327mm (tháng 9); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 4,1mm (tháng 2). Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

-> - Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ tháng 7 cao nhất ở Huế và nhiệt độ tháng 1 thấp nhất ở Hà Nội.

- Mưa nhiều nhất ở Huế. Mùa mưa ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào mùa hạ còn Huế vào thu - đông.