Cách xét điểm tốt nghiệp năm 2023

Nhiều giáo viên cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm sắp tới cần có sự điều chỉnh từ mức độ đề thi đến khâu trông thi, chấm thi... để tăng tính trung thực, tạo công bằng cho người học.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Đề thi cần có sự phân hoá rõ ràng hơn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn nhận được sự quan tâm của dư luận bởi lẽ kết quả của kỳ thi này không chỉ để xét tốt nghiệp mà có tính chất định hướng và đánh giá quá trình dạy học bậc phổ thông. Đồng thời, kết quả của kỳ thi này cũng là căn cứ, dữ liệu để các cơ sở đào tạo đại học tuyển sinh đầu vào.

Từ thực tế phổ điểm các năm gần đây, cô Nguyễn Thuý Toàn - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Bình [Quảng Ninh] - cho rằng, vấn đề cần chú trọng nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đề thi. Song song với việc đảm bảo tính bao quát để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, đề thi cần có tính phân hóa, đảm bảo đánh giá năng lực học sinh sử dụng cho xét tuyển đầu vào bậc học cao hơn.

"Cần liên tục cải tiến chất lượng và tính hoàn thiện của hệ thống ngân hàng đề thi và có sự phân hoá đề thi rõ ràng nếu không muốn các thí sinh ngang bằng điểm số và dẫn đến hiện tượng mưa điểm 10 như những năm về trước” - cô Thuý Toàn đề xuất. 

Cùng quan điểm như trên, cô Nguyễn Thị Thuỷ - giáo viên Ngữ văn Trường THPT C Bình Lục [Hà Nam] - nêu quan điểm, đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT không nên ở mức độ quá dễ. Thước đo đánh giá của học sinh khá, giỏi sẽ có những quy chuẩn khác nhau thông qua việc làm bài thi. 

"Đề thi đảm bảo mức độ đại trà để các em đỗ tốt nghiệp. Nhưng nên có sự phân hoá với những em có nguyện vọng đăng ký vào đại học. Riêng với bộ môn Ngữ văn, việc xuất hiện nhiều điểm 8, 9 có thể xuất phát từ đề thi quá dễ hoặc cũng có thể do người chấm thi nới lỏng tay. Vậy nên, để tạo ra một cuộc thi công bằng, trước hết phải có một đề thi đạt chuẩn cao” - cô Thủy nói.

Người chấm thi cần “lý trí” hơn

Là một giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm chấm thi, cô Hồ Thị Minh Liên - giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 1 [Nghệ An] - nhấn mạnh rằng, một kỳ thi trung thực phải có đội ngũ giáo viên chấm thi công tâm. Để có được kết quả chính xác cao, người chấm thi không nên cảm tính mà đánh giá.

“Theo tôi quan sát, một thực trạng chung khi chấm thi là các thầy cô luôn “chắt chiu” điểm số cho các em. Chính vì thế luôn có sự chênh lệch phiếu điểm giữa các giám thị chấm thi. Để hạn chế điều này, chính các thầy cô phải là người chủ động, tránh tư tưởng “thương học sinh” mà cho điểm số cao ngất ngưởng” - cô Minh Liên thẳng thắn nói.

Nhận định một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất trong vài năm trở lại đây là tình trạng lọt, lộ đề thi tốt nghiệp THPT, PGS.TS Trương Đại Lượng - Trưởng phòng Đào tạo và Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội - nêu rõ, đây là điều không được phép xảy ra ở một kỳ thi lớn. Cần có sự đánh giá khách quan và đúng đắn nhất từ việc chấm điểm, từ đó đầu vào bậc đại học sẽ trở nên trung thực và hiệu quả cao.

“Khi tiếp nhận hồ sơ của các em, nhà trường rất cân nhắc trong việc ưu tiên các em có điểm số cao. Nhưng những năm trở lại đây, điểm số tăng cao ở mức độ đồng đều khiến khâu lọc hồ sơ diễn ra khá căng thẳng và bối rối.

Kỳ thi nào cũng sẽ có những hạt sạn và khó tránh khỏi, tuy nhiên phải được cải thiện và có sự thay đổi. Chỉ cần một người làm lộ đề thi sẽ dẫn tới hệ thống thi cử bị phá vỡ. Để có một kỳ thi trung thực, ngoài đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, cần tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả khâu tổ chức kỳ thi" - PGS.TS Trương Đại Lượng nêu quan điểm.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hội nghị thống nhất giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo các trường ĐH loại bỏ các phương thức xét tuyển đại học không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây vướng mắc cho thí sinh.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về một số nội dung chính trong công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022. 

Xem xét khuyến cáo không thực hiện việc xét tuyển sớm

Trong báo cáo này, Bộ GD-ĐT cho biết công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, Bộ sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh. 

Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu các trường bỏ phương thức xét tuyển không phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.

Giảm điểm ưu tiên đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao

Cũng theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2023, Bộ áp dụng chính sách giảm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực đối với thí sinh có kết quả điểm xét tuyển cao [từ 22,5 điểm trở lên khi quy đổi theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn] nhằm đảm bảo sự công bằng và khắc phục tình trạng có thí sinh đạt kết quả điểm xét tuyển là 30 điểm nhưng vẫn không trúng tuyển ĐH, CĐ.

Điều này xuất phát từ việc năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát  điểm ưu tiên năm 2020, 2021  nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Theo đó, chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng 3 môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 8 Quy chế.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề