Cách xin tiền mua đồ Tết

Bài 2:

Những kiểu xin tiền sắm đồ hiệu

Cách xin tiền mua đồ Tết

- "Em ngoan thì mẹ cho nhiều, còn hư thì bị "cắt viện trợ". Bố mẹ ký được dự án lớn thì em cũng được thưởng lây... chia sẻ của một số học sinh về "mánh" xin tiền sắm đồ hiệu.

>> Nữ sinh chi chục triệu đồng làm đẹp mỗi tháng

Càng ngoan càng dễ vòi...

Cách xin tiền mua đồ Tết

Dù chỉ là học sinh ở một trường THPT tại quận Thanh Xuân nhưng Hiền Anh đã có bộ sưu tập nhiều loại nước hoa. Mỗi lọ nước hoa trị giá từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
"Trung bình mỗi lần Hiền được bố cho từ 3 -4 triệu đồng mua sắm. Lúc bố trúng quả thì cả mẹ và em đều được thưởng lây và hưởng thêm" - một học sinh chia sẻ.

Là một tín đồ mê hàng hiệu nhưng hoàn cảnh của gia đình Hiền Anh, học sinh Trường THPT Hà Đông, quận Hà Đông (Hà Nội) lại khác. Do nằm trong diện giải phóng mặt bằng nên đất được đền bù, từ bình dân gia đình Hiền Anh phất lên nhanh chóng. Có tiền bố mẹ cô bạn cũng phóng khoáng, hay cho con tiền tiêu vặt.

Hiền Anh thật thà: Trước đây, mẹ toàn mua sẵn thùng mì tôm để cả nhà ăn sáng cho tiết kiệm. Nhưng giờ nhà em đổi đời rồi, cả em cũng được đổi lây. Ngoài tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của em còn được tăng lên một số khoản như: mua sách, mua son phấn hoặc sưu tầm vòng tay, vòng cổ.

Em ngoan thì mẹ cho nhiều, mà tỏ ra hư thì mẹ em cho cắt viện trợ. Vì thế ở ngoài muốn làm gì thì làm nhưng về nhà phải cố làm con ngoan để vòi vĩnh, xin xỏ dễ hơn.

1001cách xin tiền

Cách xin tiền mua đồ Tết

Theo nhiều bạn nữ sinh, những chiếc quần bó sát giúp các bạn tự tin và thoải mái khi tới trường.
Số đông học sinh được hỏi đều chia sẻ: Ăn mặc đẹp, xài hàng hiệu vừa là cách thể hiện đẳng cấp vừa giúp các bạn tạo ấn tượng với các bạn xung quanh rằng mình không thua kém ai. Một lí do quan trọng khác chính là để gây sự chú ý với các bạn khác giới.

Khi trào lưu mua sắm quần áo theo bạn bè cùng lớp, cùng khối nở rộ với suy nghĩ nó có tại sao mình lại không làm cho một số học sinh có nhiều "kế sách" để xoay tiền.

Khi tiền học xin của bố mẹ không đủ cho chi tiêu sắm đồ, trò sẽ viện đủ lý do gặp sự cố trên đường đi học để xin tiền: từ hỏng lốp, thay săm đến đứt xích dọc đường hoặc cá biệt có những trường hợp tự cắm đồ ở quán rồi về nhà nói dối bố mẹ là bị cướp giật. Hôm sau lại ỉ ôi xin tiền mua đồ mới và lấy tiền đó phục vụ cho mục đích chạy đua thời trang hàng hiệu với các bạn cùng lớp, cùng trường.

Học sinh THPT chi tiền triệu hàng tháng để chăm chút cho sắc đẹp của bản thân đó là khoản tiền không nhỏ. Từ tiêu tiền hoang phí, không đúng mục đích, dành quá nhiều thời gian để chăm chút bề ngoài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Em biết một số bạn vì mải làm đẹp mà chểnh mảng, lơ là dẫn tới học hành sa sút  học sinh tên Loan chia sẻ trên facebook.

Theo Loan, trong độ tuổi cơm cha, áo mẹ, chữ thầy hơn ai hết chính các bạn cần có nhận thức chín chắn hơn trong cách sử dụng những khoản tiền sao cho hợp lý, đúng mục đích.

  • Nguyễn Linh - Văn Chung