Cách xử lý công nợ khó đòi

Trong suốt vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp [“DN”], chuyện bị một hay nhiều khách hàng không trả tiền hàng hóa/dịch vụ đã cung cấp vì nhiều lý do khác nhau thì trước sau gì cũng gặp và không ít trường hợp, tổn thất do các khoản nợ bị “ngâm” liên tục gia tăng sẽ làm suy giảm năng lực cạnh tranh, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản cho DN. Tuy nhiên, làm thế nào để DN có thể thu được một phần hay toàn bộ số nợ khó đòi một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít tốn kém nhất thì không phải DN nào cũng hiểu rõ.

Hiện có một số cách thức thu hồi nợ khó đòi phổ biến như: xóa nợ; giảm một phần nợ với điều kiện DN con nợ phải trả ngay số nợ còn lại; bán nợ cho DN chuyên mua

Doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ ngành nghề nào đều phát sinh vấn đề nan giải cần giải quyết đó là nợ khó đòi, vấn đề này buộc doanh nghiệp phải tăng cường nhân sự nhắc nợ và phải tham khảo ý kiến Luật sư khi bộ phận kế toán công nợ hoặc cán bộ phụ trách không xử lý được.

Nếu không thu hồi nhanh chóng công nợ thì hoạt động kinh doanh của công ty sẽ ngày càng rủi ro, có khả năng dẫn đến phá sản. Để hạn chế rủi ro đối với tình trạng này, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành thu hồi công nợ. Đây là một việc cực kỳ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều kỷ năng và phải có chuyên môn, nếu xử lý không tốt thì không thu được nợ, xử lý không khéo léo sẽ mất khách hàng, ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn với đối tác và nếu không chuyên nghiệp sẽ còn phát sinh thất thoát tài chính hoặc phát sinh những rủi ro pháp lý nghiêm trọng khác.

Doanh nghiệp xử lý công nợ thường xuyên như thế nào?

Thông thường doanh nghiệp giao cho bộ phận kế toán công nợ vừa theo dõi, vừa quản lý nợ và thu hồi nợ. Điều này là chưa đúng chuyên môn và cũng không đủ khả năng để xử lý rốt ráo vấn đề. Xử lý nợ thì không những phải nắm rõ thông tin, tình trạng hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ công nợ mà còn phải có kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và thu hồi nợ, bên cạnh đó phải có chuyên môn pháp lý để xử lý dứt điểm khi phát sinh vấn đề tranh chấp phức tạp, cần làm sớm và nhanh chóng không để vụ việc nghiêm trọng rồi mới vào cuộc.

Đâu là giải pháp?

Sự chủ động, đôn đốc liên tục đối với con nợ luôn mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên kỷ năng giao tiếp, xử lý thông tin và linh hoạt thì cán bộ kế toán công nợ khó mà thực hiện trọn vẹn, nhiều trường hợp chỉ cần chuyển hồ sơ cho Luật sư của Công ty Luật HT Legal VN xử lý, gửi một số thông báo đôn đốc và làm việc một vài lần thì con nợ đã có thiện chí, hợp tác trả nợ, tuy nhiên nhiều trường hợp chúng tôi phải thật vất vả mới thu hồi được nợ nếu doanh nghiệp nhờ hỗ trợ quá muộn hoặc có quá nhiều tác động không phù hợp dẫn đến con nợ bất hợp tác, trốn tránh hoặc kiện tụng ngược lại doanh nghiệp.

Bài toán tiết kiệm chi phí, nhân sự hoặc né tránh pháp luật là không phù hợp trong nguyên tắc quản lý và xử lý công nợ doanh nghiệp, hãy cân nhắc lựa chọn phương thức và đơn vị phù hợp để hỗ trợ thu hồi công nợ, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp của mình.

Khi chúng tôi đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong vấn đề quản lý và xử lý công nợ sẽ đồng nghĩa với việc khách hàng có thêm cánh tay đắc lực với một đội ngũ Luật sư, cố vấn và nhân sự chuyên nghiệp, đầy đủ kiến thức pháp lý, kỷ năng, kinh nghiệm với những phương án linh hoạt để có thể hỗ trợ khách hàng tốt nhất, chúng tôi như một người lao động đa năng lực mà doanh nghiệp sở hữu, vừa quản lý công nợ, đôn đốc giải quyết công nợ, tư vấn pháp lý và vừa có thể tham gia tố tụng và xử lý thi hành án để mang lại lợi ích tối ưu nhất cho ông chủ của mình.

Rất hy vọng Quý khách hàng xác định được vấn đề cần hỗ trợ, xử lý trong hoạt động kinh doanh của mình và tín thác HT Legal VN để chúng ta hợp tác, đồng hành nhanh chóng đạt được đích đến là sự hiệu quả và thành công trong mọi hoạt động của mình.

Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp kiếm được hợp đồng, bán sản phẩm/dịch vụ đã khó, cái còn khó hơn đó là ĐÒI NỢ. Kinh nghiệm hơn 10 năm làm kế toán trưởng, tôi thường yêu cầu tuyển dụng vị trí kế toán công nợ rất khắt khe, phải là các bạn có tài ăn nói, thuyết phục khách hàng – những con nợ thường xuyên của doanh nghiệp. Kế toán công nợ là phải giúp doanh nghiệp đòi được nợ, phải có “năng khiếu” đòi nợ, kiểu như “nợ nần càng để càng lâu, lựa lời mà nói cho lòi tiền ra”.

Nói thế, để thấy rằng, NỢ KHÓ ĐÒI là 1 vấn đề lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Đó là xét khía cạnh làm ăn/kinh doanh, còn xét về khía cạnh kế toán/thuế, thì:
– NỢ KHÓ ĐÒI sẽ được ghi nhận và xử lý ra sao?
– Nếu không đòi được nợ, thì doanh nghiệp có được hạch toán vào chi phí không?
– Và chi phí này có ĐƯỢC TRỪ khi tính thuế TNDN ko?

Tất cả sẽ được giải đáp qua 5 vấn đề được phân tích dưới đây, căn cứ vào các quy định mới nhất của pháp luật hiện hành.

1/ THẾ NÀO LÀ NỢ KHÓ ĐÒI?

Thông tư 228/2009/TT-BTC, ngày 07 tháng 12 năm 2009, định nghĩa:

Nợ khó đòi là các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, hoặc nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. Và phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

– Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế [các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng,…] đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

2/ LẬP DỰ PHÒNG PHẢI THU KHO ĐÒI NHƯ THẾ NÀO?

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

– Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết,… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

– Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

3/ XỬ LÝ TÀI CHÍNH CÁC KHOẢN NỢ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THU HỒI

a] Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

– Đối với tổ chức kinh tế:

+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

– Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

+ Giấy chứng từ [bản sao] hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

b] Xử lý tài chính:

Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được [do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…].

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính [nếu có] để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

c] Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

– Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế [sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được].

– Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

– Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

d] Thẩm quyền xử lý nợ:

Hội đồng quản trị [đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị] hoặc Hội đồng thành viên [đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên]; Tổng giám đốc, Giám đốc [đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên] hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.

4/ NỢ KHÓ ĐÒI ĐƯỢC HẠCH TOÁN/GHI NHẬN TRÊN BCTC CỦA DN NHƯ THẾ NÀO?

Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, quy định: khi doanh nghiệp phát sinh 1 khoản phải thu khó đòi thì phải lập dự phòng và được ghi nhận là chi phí trong kỳ SXKD.

– Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Tài khoản 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

* Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi

a] Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293].

b] Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293]
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c] Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334,… [phần tổ chức cá nhân phải bồi thường]
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293] [phần đã lập dự phòng]
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp [phần được tính vào chi phí]
Có các TK 131, 138, 128, 244,…

d] Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 711 – Thu nhập khác.

đ] Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 [theo giá bán thỏa thuận]
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp [số tổn thất từ việc bán nợ]
Có các TK 131, 138,128, 244,…

– Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 [theo giá bán thỏa thuận]
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293] [số đã lập dự phòng]
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp [số tổn thất từ việc bán nợ]
Có các TK 131, 138,128, 244,…

e] Kế toán xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293]
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

5/ NỢ KHÓ ĐÒI CÓ PHẢI LÀ 1 KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ [ĐƯỢC CƠ QUAN THUẾ CHẤP NHẬN] KHÔNG?

Câu trả lời là CÓ,

Theo thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015

Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập => THÌ CHI PHÍ SẼ ĐƯỢC TRỪ.

Bài viết hơi dài vì phân tích nhiều khía cạnh của khái niệm NỢ KHÓ ĐÒI, có tham chiếu đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành. Hy vọng sẽ hữu ích cho những ai gặp phải và cần quan tâm.

Chúc các bạn thành công.

[Bản quyền bài viết thuộc về ketoanfata.com]

27/05/2017 Tin FATA, Tin tức

Tin tức

TIN TỨC MỚI NHẤT

XU HƯỚNG TÌM KIẾM

Lĩnh vực hoạt động mẫu biểu tham khảo tin cộng đồng Tin FATA Tin tức Văn bản pháp luật Văn bản PL về lao động

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề