Cách xử lý khi nuôi gà chuồng mới

Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi...

Chăn nuôi an toàn sinh học rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững; chăn nuôi an toàn sinh học tạo ra sản phẩm chất lượng, vệ sinh đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

“Chăn nuôi an toàn sinh học” là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của vật nuôi với các mầm bệnh. Các mầm bệnh [các vi sinh vật gây bệnh] có rất nhiều trong môi trường. Chúng sống và phát triển mạnh trong những điều kiện nhất định về nhiệt độ và ẩm độ. Chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, đảm bảo “chăn nuôi an toàn” cần xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi. Chương trình vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. Tần suất áp dụng tùy thuộc vào quy trình và phương thức chăn nuôi. Cần có sổ sách theo dõi ghi chép chương trình vệ sinh, sát trùng [thời gian, loại thuốc, nồng độ pha …].


1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng:

Phải luôn luôn làm sạch tất cả phân và các chất bẩn. Khi có phân là có vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Salmonella.

- Chỉ dùng thuốc sát trùng sau khi đã làm sạch bề mặt.

- Phải để khô hoàn toàn vì vi sinh vật gây bệnh không thể sống trong môi trường khô.

2. Quy trình vệ sinh, sát trùng:

Bước 1- Làm sạch chất hữu cơ trước khi rửa:

Hầu hết các thuốc sát trùng không có tác dụng diệt khuẩn nếu dụng cụ được sát trùng không sạch sẽ. Đất, rơm, trấu, sữa, máu, phân gây bất hoạt thuốc sát trùng. Trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng hoặc các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường chuồng, trên bề mặt các dụng cụ chăn nuôi…

Bước 2 – Rửa sạch bằng nước: 

Sau khi vệ sinh cơ học các chất hữu cơ tiến hành rửa sạch bằng nước. Đối với dụng cụ, sàn, vách ngăn… bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày, cần ngâm nước 1-3 ngày trước khi rửa. Đối với một số chỗ khó rửa [các góc, khe …], phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi.

Bước 3 – Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: 

Dùng nước xà phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa để phun, dội rửa lên nền hoặc ngâm các dụng cụ chăn nuôi.

Bước 4 – Sát trùng bằng thuốc sát trùng: 

Dùng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp. Cần kiểm tra pH nguồn nước trước khi pha loãng. Không được dùng nước cứng để pha thuốc sát trùng vì sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng của thuốc sát trùng. Dùng nước có nhiệt độ phù hợp để pha loãng thuốc

Lưu ý: thời hạn dùng thuốc và thời hạn dùng dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng. Cần đảm bảo đủ thời gian cho thuốc tiếp xúc với dụng cụ được sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khi phun thuốc sát trùng, phải mặc quần áo bảo hộ lao động.

Bước 5 – Để khô: 

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1-2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

Tác giả: PQQ

Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia

Tin tức khác

Chuồng trại

Chuồng nuôi kích thước tương tự với gà thả vườn, kích thước tiêu chuẩn cao khoảng 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2 m. Tuy nhiên không nên làm chuồng trên nền đất cát mà nên làm theo kiểu nhà sát để tránh nóng cho gà. Mái chuồng có thể lợp bằng vật liệu mát và lót lá cây để tránh nóng cho gà. Chuồng nuôi phải có hệ thống xử lý chất thải, xung quanh có các cống rãnh để thoát nước vào mùa mưa. Bố trí máng ăn, máng uống cho phù hợp với gà thả.

Con giống

Tương tự cách chọn giống trong mô hình nuôi gà thả vườn, giống gà phù hợp nhất là gà ta, vì đây là loài ưa cát, cụ thể: Chọn gà có trọng lượng cơ thể lớn [35 - 36 g/con], khỏe mạnh, hoạt bát, thân hình cân đối. Mắt gà mở to, chân cao, siêng chạy nhảy, không có khuyết tật… Ðuôi và cánh gà áp sát vào thân. Ðầu gà nên chọn con có đầu to cân đối, cổ dài và chắc. Mỏ to và chắc chắn, siêng ăn và xới đất.

Kỹ thuật sân cát

Những ưu điểm của mô hình nuôi gà trên sân cát chính là đảm bảo mặt sân luôn khô ráo; Khi gặp trời mưa, mặt sân đất dễ đọng nước, thoát lâu, ẩm cao, tạo điều khiện thuận lợi cho vi khuẩn cầu trùng phát triển. Với đặc tính thoát nước nhanh, sân cát đảm bảo môi trường khô ráo, lý tưởng, khỏe mạnh cho đàn gà. Phân gà khi thải ra sẽ được cát hút nước, không gây mất vệ sinh. Trong mùa hè, cát nóng và sở thích tắm cát của gà là điều kiện lý tưởng để tiêu diệt những mầm bệnh có hại.

Nên chọn bãi cát trống trải, tuy nhiên vẫn phải có cây cối xung quanh làm bóng râm che mát cho đàn gà. Xung quanh bãi cát nên sử dụng lưới thép B40 để rào cho chắc chắn. Lưu ý, cát được sử dụng trong chăn nuôi gà cần là cát đen thay vì cát vàng. Cát đen rẻ hơn và giữ ẩm tốt hơn cát vàng. Ðể đảm bảo chính xác nên đo diện tích khu vực bãi chăn nuôi và lượng các dày khoảng 50 cm trở lên.

Ðịnh kỳ 2 - 3 ngày tiến hành thay chất độn chuồng và sau một năm thì thay cát một lần.

Chế biến thức ăn cho gà

Ðể giúp gà có nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Người chăn nuôi có thể tự tạo thức ăn bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Có thể dùng máy đập vỡ mảnh ngô hạt thành mảnh cho gà ăn giúp gà nhanh hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Cách cho ăn: Ðối với mô hình này, gà con chưa thể thích nghi ngay với môi trường cát nóng xung quanh, cần tiến hành nuôi chuồng hoặc thả rong để thích nghi với môi trường. Cho đến giai đoạn gà dò thì tiến hành cho gà vào chuồng nuôi cát để dần dần thích nghi. Ðặc thù của mô hình nuôi cát khí hậu nắng nóng, nên làm lán treo thức ăn và nước uống cho gà, luôn luôn kiểm tra và bổ sung nước uống đầy đủ tránh tình trạng thiếu nước dẫn đến đàn gà bị stress là môi trường thuận lợi cho các loại bệnh phát triển. Gà nuôi cát cần được đảm bảo chất điện giải trong thức ăn để giảm thiệu khả năng bệnh tật, đây là mấu chốt cần lưu ý.

Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ nuôi

• Chuồng trại phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. Khu vực xung quanh rìa phải dọn dẹp phát quang bụi rậm, không được để chuồng bị ướt, ẩm mốc hoặc đọng nước.

• Sử dụng chất sát trùng trong khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

• Ðịnh kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô, tơi xốp.

• Máng ăn, máng uống hàng ngày phải vệ sinh và chùi rửa sạch sẽ.

Hoàng Yến

Chủ Đề