Cafe chồn là gì

Cà phê chồn hay còn gọi là CÀ PHÊ CỨT CHỒN. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy vì phần thịt và vỏ phía bên ngoài của hạt cà phê là một trong những món ăn mà loài chồn ưa thích. Những hạt cà phê bao gồm cả phần nhân và lớp vỏ lụa ( còn gọi là nội nhũ) không được tiêu hóa trong dạ dày của chồn và bị thải ra ngoài cách nguyên vẹn theo cách nhìn bề ngoài của hạt, nhưng có một sự thay đổi không hề nhẹ vị hương và vị so với hạt cà phê thông thường. Lớp vỏ lụa của hạt cà phê chồn có sác thái khá đỏ và đậm hơn nhiều so với vỏ lụa của hạt cà phê thường. Nghiên cứu kỹ trên mặt vỏ lụa thì thấy lớp vỏ nhũ này trở nên cứng và giòn hơn.Khi rang, những chất đường có sẵn trong lớp vỏ nội nhũ này tác động lên những Protein bị bẻ gãy ( được gọi là phản ứng Maillard).Khiến cà phê chồn có những hương vị khác nhau.

Có nhiều tên gọi khác nhau cho loại hạt cà phê chồn như : Ở Indonesia người ta gọi là  Kopi Luwak, Kopi Muncak, Kopi Muntjak, ở Philippines Kape Alamid, ở Đông Timor Kafé-laku. Ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam con chồn được gọi là cầy vòi đốm, tiếng Ê Đê là Mijia. Nhưng ta hay gọi tên thông thường trong tiếng Anh hơn là Weasel Coffee.

Bài viết liên quan:

Vì sao cà phê chồn lại đắt đỏ như vậy?

Bạn nghĩ gì khi đối xử dã man với loại cầy hương nuôi để làm cà phê chồn?

Nhắc đến ẩm thực Tây Nguyên, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến cà phê chồn một đặc sản nổi tiếng trong nước cũng như ngoài nước. Vậy cà phê chồn là gì? Nguồn gốc và quy trình làm ra loại thức uống này như thế nào mà được đông đảo người tiêu dung ưa chuộng như vậy! cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể hơn nhé!

Cafe chồn là gì

1. Cà phê chồn là gì?

Cà phê chồn là một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào danh sách những đồ uống thơm ngon và độc đáo nhất thế giới. Được pha chế từ những hạt cà phê do chồn hương ăn phải, không tiêu hóa được và thải ra theo phân qua quá trình tiêu hóa trong dạ dày của loài chồn, nhất là sự tác động của enzyme làm biến đổi các thành phần vốn có trong hạt cà phê.

2. Nguồn gốc và quy trình làm ra cà phê

Nguồn gốc

Cà phê chồn được phát hiện vào khoảng đầu thế kỉ 18 trong thời kì INDONESIA là thuộc địa của Hà Lan. Thời ấy nông dân Bali bị cấm thu hoạch cà phê, sau đó họ phát hiện ra những con chồn sau khi ăn cà phê sẽ không tiêu hóa được và khi thu hoạch những hạt này sẽ tạo ra một loại đồ uống thơm ngon hơn hẳn so với cà phê bình thường.

Chồn hương là loài động vật khá kén ăn so với các loại động vật khác, chúng thường lựa chọn những trái cà phê ngon nhất trên cây để ăn. Đó là những trái chín mọng, không sâu, không xước hay có nhựa bám bên ngoài. Chính vì vậy mà chồn hương được mệnh danh là chuyên gia chọn lọc từ những hạt cà phê chất lượng nhất. Loài động vật này thường được gọi là cầy vòi cốm, cầy cọ hoặc cầy vòi mướp tùy từng địa phương quốc gia. Ở Việt Nam, người ta nuôi cầy vòi hương chủ yếu ở Tây nguyên để sản xuấ ra loại cà phê này.

Cafe chồn là gì

Quy trình sản xuất cà phê chồn như thế nào?

  • Đầu tiên, những hạt cà phê chín sẽ được mang cho chồn hương ăn, với kĩ năng và khứu giác nhạy bén của mình, chồn hương sẽ chọn ra những quả cà phê thơm ngon nhất. Thông thường, chồn hương sẽ tiêu thụ khoảng 20% lượng cà phê mang vào.
  • Sau quá trình tiêu hóa của chồn và được thải ra ngoài, ngay lúc này những hạt cà phê được thu gom và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó, người thu hoạch sẽ tách hạt cà phê ra khỏi phân chồn, chà nhẹ để vỏ thóc bong tróc.
  • Khi đã bóc tách xong người thu hoạch tiến hành ngâm chà rui rửa sạch với 1 lượt nước nữa để đảm bảo bỏ hoàn toàn vỏ lụa và các chất bẩn. sau đó tiếp tục đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, đến đây thành phẩm thu được là những hạt cà phê cứng và có màu xanh nhạt và có mùi thơm nhẹ.
  • Cuối cùng, cà phê được đem rang thủ công để giữ được hương vị đặc trưng, lúc này hạt cà phê rất thơm nên sẽ được đóng gói và bảo quản hoặc chế biến ngay.

Sản lượng ít, quy trình sản xuất tinh tế, phức tạp là những lý do khiến cà phê chồn truyền thống trở thành thức uống xa xỉ và đắt đỏ hàng đầu. Để sở hữu 1 kg thành phẩm truyền thống, người mua cần bỏ ra khoảng 3000 USD (tương đương với khoảng 70 triệu đồng).

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cà phê chồn: 20gram (4 đến 5 muỗng tùy vào mức độ người uống) + nước tinh khiết
  • Có thể pha bằng phin nhôm hoặc máy pha cà phê chuyên dụng

Các bước thực hiện để có một ly cà phê chồn thơm ngon

  • Bước 1: Đun sôi 1 ấm nước sau đó tráng các vật dụng để pha cà phê qua nước sôi để tránh bụi bẩn hoặc mùi hôi khó chịu.
  • Bước 2: Cho khoảng 20gram cà phê và phin nhôm hoặc máy pha
  • Bước 3: rót khoảng 20 đến 25 nước sôi vào cà phê. Đậy lắp và lắc nhẹ để nước sôi ngấm và bột cà phê
  • Bước 4: Sau khoảng 1 phút, khi bột cà phê đã ngấm bạn lấy lắp ra và tiếp tục rót 40 45ml nước sôi vào thêm.Bước 5: Sau khoảng 2 phút bạn có thể thưởng thức cốc cà phê đen đá hoặc cà phê sữa, đường thơm ngon.

Cafe chồn là gì

3. Giá cà phê chồn hiện nay là bao nhiêu?

Tại INDONESIA cà phê chồn được đánh giá là ngon nhất mỗi năm có khoảng 200kg được bán trên thị trường. Tại Việt Nam của chúng ta thì loại thức uống thơm ngon này được sản xuất tại Tây Nguyên cũng áp dụng quy trình sản xuất để có được chất lượng tốt nhất.

Giá trành dao động với với loại thức uống này từ vài tram nghìn đến vài chục triệu tùy theo nguồn gốc của mỗi nơi. Cụ thể, tại Trung Nguyên được cập nhật từ tháng 1 /2021 theo giá sau:

Cà phê Weasel cao cấp khoảng 17 triệu đồng/hộp 250gr.

Cà phê Legend Trung Nguyên khoảng 795 nghìn đồng/hộp 225gr.

Cà phê Mocha Legend khoảng 800 nghìn đồng/hộp 51gr.

Cà phê chồn tự nhiên khoảng hơn 4.5 triệu đồng/hộp 125gr.

Hi vọng với những chia sẻ trên về cà phê chồn, nguồn gốc và quy trình của loại thức uống thơm ngon bổ dưỡng này sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích dành cho mình.

Cà phê chồn có giá thành khá mắc vì quy trình sản xuất ra loại cà phê này cũng rất đặc biệt. Vậy hãy để Điện máy XANH giúp bạn hiểu thêm về cà phê chồn là gì? Nguồn gốc quá trình và giá cà phê chồn trên thị trường qua chuyên mục Mẹo vào bếp ra sao nhé!

Cà phê chồn là một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào trong danh sách các loại đồ uống độc đáo nhất trên thế giới. Hương vị của hạt cà phê bị biến đổi nhờ trải qua quá trình tiêu hóa hạt cà phê trong dạ dày của loài chồn, nhất là sự tác động của enzyme làm biến đổi các thành phần vốn có trong hạt cà phê.

Nếu chịu khó cảm nhận hoặc là người sành về việc thưởng thức các loại cà phê, bạn sẽ cảm nhận được hương cà phê chồn tựa như mùi khói nhưng thoang thoảng hương socola, vị hơi béo, ít chua và dễ chịu.

2. Cà phê chồn có nguồn gốc từ đâu?

Cà phê chồn có tên gọi tiếng Anh là Kopi Luwak, trong đó từ “Kopi” có nghĩa là cà phê theo ngôn ngữ Indonesia, còn “Luwak” là tên của một vùng thuộc đảo Java và cũng là tên của một loài cầy sống tại đảo ấy.

Loài cầy được nhắc đến đó là cầy vòi hương (còn gọi cầy vòi đốm, cầy cọ hoặc cầy vòi mướp) phân bố rải rác trên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, người ta nuôi cầy vòi hương để sản xuất ra loại cà phê này.

3. Cà phê chồn được sản xuất như thế nào?

Cà phê chồn được sản xuất qua một quy trình khá đặc biệt:

Giai đoạn 1, hạt cà phê được tiêu hóa trong dạ dày của chồn.

Sau khi chồn ăn quả cà phê, phần thịt của quả sẽ được tiêu hóa, trong khi đó phần hạt sẽ chịu sự tác động của các enzyme trong dạ dày, dẫn đến quá trình lên men tự nhiên. Lúc này, enzyme sẽ đi qua lớp vỏ trấu và thấm vào bên trong phần nhân của hạt để bẻ gãy các phân tử tạo nên hương và vị của hạt cà phê. Tiếp đó, hạt cà phê sẽ theo phân chồn đi ra ngoài và người ta thu hoạch chúng.

Giai đoạn 2, tẩy sạch.

Đây là giai đoạn để lấy hạt cà phê ra khỏi phân chồn, đảm bảo cho hạt cà phê không còn vết bẩn hoặc mùi nào từ phân.

Giai đoạn 3, phơi nắng

Hạt cà phê sau khi loại bỏ phân chồn, sẽ được rải đều và phơi nắng, giúp làm giảm độ ẩm của hạt còn khoảng 10 - 12% là được.

Giai đoạn 4, tách vỏ trấu

Lớp vỏ trấu sẽ không được tiêu hóa, giúp cho hạt cà phê tránh bị nhiễm khuẩn khi đào thải ra ngoài. Vì thế, giai đoạn này sẽ tách bỏ lớp vỏ trấu và tiến hành phân loại và đánh giá các hạt cà phê theo tiêu chuẩn khác nhau trước khi đem rang.

Giai đoạn 5, rang hạt cà phê

Đây là công đoạn quyết định hương vị và chất lượng của cà phê chồn.

4. Giá cá phê chồn là bao nhiêu?

Cà phê chồn của Indonesia được đánh giá ngon nhất và giá thành cũng khá cao, mỗi năm có khoảng 200kg cà phê chồn Indonesia được bán trên thị trường thế giới. Ngoài ra, số lượng sản xuất loại cà phê này của các nước khác cũng rất hạn chế. Chẳng hạn, tại Việt Nam, cà phê chồn được sản xuất tại Tây Nguyên, áp dụng quy trình sản xuất như ở Indonesia.

Giá thành dao động của cà phê chồn từ vài trăm nghìn cho đến vài chục triệu đồng mỗi ký tùy theo nguồn gốc. Cụ thể, cà phê chồn tại Trung Nguyên (cập nhật đến tháng 1/2021) trên website của họ có nhiều loại như:

  • Cà phê chồn Weasel cao cấp khoảng 17 triệu đồng/hộp 250gr.
  • Cà phê chồn Legend Trung Nguyên khoảng 795 nghìn đồng/hộp 225gr.
  • Cà phê chồn Mocha Legend khoảng 800 nghìn đồng/hộp 51gr.
  • Cà phê chồn tự nhiên khoảng hơn 4.5 triệu đồng/hộp 125gr.

Xem thêm

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn hiểu hơn về loại cà phê chồn là gì? Nguồn gốc quá trình và giá cà phê chồn trên thị trường ra sao.

*Tham khảo và tổng hợp thông tin từ Wikipedia

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 26/01/2021