Cái gì lúc nào cũng thấy nhưng không chạm được năm 2024

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Thư giãn

Trong một tập phát sóng, chương trình Nhanh như chớp đã đưa ra một câu đố khiến người chơi toát mồ hôi vì độ khó nhằn. Câu đố có nội dung như sau:

"Cái gì luôn chạy không chờ ta bao giờ

Nhưng chúng ta vẫn có thể đứng một chỗ để chờ nó?".

Nguồn: Nhanh như chớp.

Sau khi MC Trường Giang đọc câu đố, người chơi cùng khán giả đứng hình vài giây bởi độ hóc búa. Không hiểu đây là vật dụng gì mà có đặc điểm lạ như vậy? Câu đố khá lắt léo, đòi hỏi người chơi phải có khả năng liên tưởng nhanh nhạy mới trả lời được.

Người chơi là ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đưa ra câu trả lời: ĐỒNG HỒ. Đây cũng là đáp án chính xác của chương trình.

Quả đúng như vậy! Quãng thời gian trên đồng hồ sẽ chạy theo từng giây, từng phút mà không chờ đợi ai. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nhìn được sự dịch chuyển của thời gian biểu thị qua kim giây, kim phút, kim giờ.

Xin cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin hữu ích về đồng hồ - vật dụng quen thuộc trong cuộc sống. Đồng hồ là dụng cụ dùng để đo khoảng thời gian dưới một ngày. Nó khác với lịch – dụng cụ đo thời gian một ngày trở lên. Có những loại đồng hồ tân tiến và có cấu trúc phức tạp đạt kỹ thuật đo thời gian rất chính xác.

Ngoài những loại đồng hồ lớn đặt ở vị trí cố định, người ta đã tạo ra đồng hồ nhỏ để dễ dàng mang theo bên mình [gọi là đồng hồ đeo tay]. Bên cạnh chức năng ghi giờ giấc, đồng hồ còn là món hàng có tính thời trang. Đồng hồ [từ thế kỷ 14 trở đi] thường hiện 3 đơn vị thời gian: Giờ, phút, giây.

Đồng hồ là vật dụng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. [Ảnh minh hoạ]

Có bao giờ bạn thắc mắc về nguồn gốc của chiếc đồng hồ không? Trước kia, con người ghi nhận và đặt tên cho các khoảng thời gian là buổi, ngày, tháng, năm,… Như những khoảng thời gian dưới một ngày thì trước khi có đồng hồ, việc đo đạc bị thiếu chính xác. Thời xưa, họ thường ước tính vị trí của mặt trời để dự đoán buổi sáng, trưa, chiều, tối. Ngắn hơn một buổi thì sẽ đốt cây nhang hoặc đèn cầy để tính lâu hay mau. Một loại bình đựng cát hay nước cho chảy ra cũng là cách đo thời gian từ thời cổ đại Ai Cập và Trung Hoa.

Loại đồng hồ như chúng ta biết đến ngày nay hình thành vào khoảng thế kỷ 17, xuất phát từ châu Âu. Đến thế kỷ 18, đồng hồ treo tường đã trở nên phổ biến, là món hàng gia dụng của mọi giai cấp ở châu Âu. Kế tiếp là đồng hồ đeo tay được nhiều người dùng làm món trang sức cá nhân.

Đồng hồ treo tường được dùng trong nhà và văn phòng. Đồng hồ đeo tay được mang trên tay. Những loại đồng hồ lớn được đặt ở những nơi công cộng như nhà thờ, bến xe. Tuy nhiên, đồng hồ không phải lúc nào cũng được sử dụng để hiển thị thời gian. Nó còn có thể sử dụng để điều khiển một vật theo thời gian. Ví dụ như đồng hồ chuông được dùng làm "bom hẹn giờ".Tuy nhiên, đồng hồ vẫn được gọi chính xác là hệ thống đếm giờ.

Ngày nay, có rất nhiều loại đồng hồ khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như: Đồng hồ báo thức, đồng hồ điện tử, đồng hồ thiên văn, đồng hồ cát, đồng hồ con lắc, đồng hồ nguyên tử, đồng hồ nhị phân,…

Chương trình Nhanh như chớp không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích, lý thú, mà còn tạo ra những giây phút vui nhộn, thư giãn thông qua những câu đố mẹo, đố chữ. Chính sự đa dạng ngữ nghĩa của tiếng Việt đã khiến người chơi phải “vò đầu bứt tai” mỗi khi đối diện với những câu hỏi như thế.

Trong tập 19 chương trình Nhanh như chớp tiếp tục mang đến câu đố mẹo khiến người chơi và khán giả phải “xoắn não” suy nghĩ.

Cụ thể, câu hỏi của chương trình như sau: “Cái gì luôn ở dưới đất nhưng không bao giờ dơ?”.

Câu đố Nhanh như chớp tập 19: "Cái gì luôn ở dưới đất nhưng không bao giờ dơ?"

Sau khi nhận được câu hỏi, người chơi đã nhanh chóng suy luận để tìm ra đáp án. Ban đầu, người chơi đưa ra đáp án lần lượt là “nền đất”, "bóng đèn". Nhưng sau đó, dưới sự gợi ý của MC, người chơi đã tìm được lời giải chính xác cho câu đố này, đó chính là “cái bóng”.

Đây là một câu hỏi không khó nhưng để đưa ra câu trả lời đúng thì đòi hỏi người chơi phải vận dụng tư duy nhanh nhạy cùng trí tưởng tượng phong phú, linh hoạt.

Theo đó, cái bóng là thứ thường xuất hiện khi có ánh sáng chiếu vào một vật gì đó. Chỉ cần có ánh sáng chiếu vào một vật gì đó chắc chắn cái bóng sẽ xuất hiện. Bạn chỉ có thể nhìn thấy bóng của những vật thể được nhìn thấy bằng mắt, ví dụ như bóng của cái cây hay bóng của con người... Không khí và nước không có bóng do ánh sáng có thể đi qua chúng.

Cái bóng được nằm đổ dưới đất. Thông thường, bóng sẽ có hình dáng giống như chủ thể, song đôi khi, chúng lại không có một hình dạng cụ thể.

Một số câu đố Nhanh như chớp khác trong tập phát sóng mới nhất ngày 10/12/2022:

Hoa gì có tính thích nổ?

Đáp án: Hoa sắc pháo hoặc hoa súng

Loại khỉ hay bị bệnh gì?

Đáp án: Khỉ ho cò gáy?

Loại cây nào có nguồn gốc nước ngoài?

Đáp án: Hoa Anh đào hoặc Cần tây hoặc Hành tây

Cam gì tinh khôn, lém lỉnh? [đố tên tỉnh, thành phố]

Đáp án: Cam Ranh

Cam gì hay mua thiếu?

Đáp án: Cam chịu

Cam gì thành thạo, có nhiều kinh nghiệm?

Đáp án: Cam sành

Bàn gì đông thiên hạ?

Đáp án: Bàn dân thiên hạ

Vịt nào luôn mang tiếng có thai dù giống cái hay giống đực [đố chữ]

Đáp án: Vịt bầu

Trái gì đã hết gian truân, sắp được sung sướng?

Đáp án: Trái khổ qua

Câu đố Nhanh như chớp 'Khi nào 4:3=2 không phải tính sai?' làm khó Khánh Vân 'biết tuốt'Những câu đố Nhanh như chớp mùa 4 tập 15 vừa phát sóng tối thứ Bảy ngày 12/11/2022 vô cùng thú vị. Hãy xem bạn trả lời đúng được bao nhiêu đáp án nhé!

Chủ Đề