Cảm nhận về khổ thơ thứ 5 trong bài thơ sóng - xuân quỳnh

Có lẽ thế, nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một trái tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em còn muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này Ngày đêm không ngủ được. Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến Cả trong mơ còn Câu thơ cũng tựa như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi Thực và Mơ. Giới hạn của sóng là cõi thực. Còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã trộn cả Thực và Mơ. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy sẽ dành chọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảng khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảng khắc đã trôi qua uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chì cần chợp mắt một chút thôi, thì e rằng, vì một lý do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! Cả trong mơ còn thức, lời thơ thật phi lý mà khát khao thật cảm động. Muốn vào cả trong giấc mơ, đó không chỉ là khao khát của tình yêu, với Xuân Quỳnh đó còn là khao khát của tình mẫu tử, ở một bài khác, viết cho con, chị cũng bộc lộ ham muốn này, nếu không được thì đó là một đau khổ lớn:
 

Cảm nhận về khổ thơ thứ 5 trong bài thơ sóng - Xuân Quỳnh

1. Sơ lược về tác giả

6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây [nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội]. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà từng nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna [Áo].

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh theo học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ [khoá I] của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên báo Văn Nghệ từ năm 1967, là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương sau đó ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh là biên tập viên của Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương [nay là thành phố], tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Ngày 30 tháng 3 năm 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký Quyết định số 602 chính thức truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho cố nhà thơ Xuân Quỳnh với hai tập thơ là Lời ru trên mặt đất và Bầu trời trong quả trứng

2. Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền [Thái Bình], là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

3. Cảm nhận về khổ thứ 5 trong bài thơ Sóng

BÀI LÀM

Tình yêu đồng hành với nỗi nhớ và sự mong chờ, ngóng đợi. Yêu cuồng điên và nhớ thì cháy bỏng. Ta bắt gặp cảm xúc đó trong thơ Xuân Quỳnh - Một nữ hoàng của thơ tình yêu thế kỉ XX. Nỗi nhớ cứ duềnh lên, tầng tầng, lớp lớp qua đoạn thơ sau trong bài "Sóng":

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhờ bờ

Ngày đên không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Giản dị thôi, đơn sơ thôi! Nhưng dường như đó lại là đoạn xuất thần của ngòi bút Xuân Quỳnh.Trong bài thơ, tác giả hiện ra như một người phụ nữ đang trầm ngâm suy cảm trước từng con sóng biển. Lần này, đối diện với đại dương, Xuân Quỳnh mới khám phá ra một điều giản dị mà cũng là chân lý sâu xa: biển gồm cả những con sóng nổi lẫn những con sóng chìm. Biển mang hai thứ sóng ấy trong lòng mà biển chẳng bao giờ nguôi yên. Thì ra đại dương là cả một tâm trạng lớn. Đại dương đang bị những khái khao, những mong nhớ dày vò đến cồn cào. Ở đoạn trên, băn khoăn tìm hiểu về nguồn gốc bí ẩn của sóng, thi sĩ thấy bất lực. Nhưng ở đoạn này, xem ra Xuân Quỳnh đã thấy một sự lý giải không ngờ: sóng bắt đầu từ nỗi nhớ:

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đên không ngủ được

Sóng mang trong mình nỗi nhớ và sóng chính là nỗi nhớ. Tuy nhiên, điều thú vị là ở chỗ: đã là sóng thì bao giờ cũng thức. Sóng không ngủ. Bởi sóng ngủ thì sóng cũng không tồn tại. Vì lý do này mà người ta đã thấy sóng là nhịp đập của biển, là trái tim của biển, là sự sống của biển. Đối với Xuân Quỳnh, chì vì sóng nhớ bờ da diết mà sóng không ngủ được. Từ đó, thi sĩ liên tưởng đến trái tim người phụ nữ khi yêu. Và, thật bất ngờ, thi sĩ khám phá ra chính mình:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Có lẽ thế, nếu sóng là sự sống của biển thì nhớ là sự sống của tình yêu. Nỗi nhớ đồng nghĩa với tình yêu. Một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn để khẳng định một trái tim đã ngừng yêu, một mối tình đã tắt. Sóng thức trong lòng biển đã cồn cào, sóng thức trong lòng em còn muôn vạn lần cồn cào hơn. Sóng chỉ nhớ bờ trong cõi này Ngày đêm không ngủ được. Người phụ nữ khi yêu là hiến dâng toàn tâm, toàn ý, toàn hồn. Cho nên ngay đến Cả trong mơ còn Câu thơ cũng tựa như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi Thực và Mơ. Giới hạn của sóng là cõi thực. Còn người phụ nữ khi yêu thì nỗi nhớ đã trộn cả Thực và Mơ. Nếu còn một cõi nào khác nữa thì người phụ nữ ấy sẽ dành chọn cho tình yêu. Cả cuộc đời là nỗi trăn trở lớn! Đã không ngủ trong cõi thực lại thao thức cả trong cõi mộng để nâng niu, chắt chiu từng khoảng khắc hạnh phúc. Ngỡ như chỉ cần chợp mắt trong giây lát thế là một khoảng khắc đã trôi qua uổng phí, không kịp tận hưởng. Chẳng phải khi yêu, người ta cũng thường phấp phỏng, lo âu vì nỗi sợ mất nhau? Cơ hồ chì cần chợp mắt một chút thôi, thì e rằng, vì một lý do nào đó, người mình yêu bỗng nhiên tan biến. Cái hạnh phúc mình đang cầm nắm sẽ tuột khỏi lòng tay! Cả trong mơ còn thức, lời thơ thật phi lý mà khát khao thật cảm động. Muốn vào cả trong giấc mơ, đó không chỉ là khao khát của tình yêu, với Xuân Quỳnh đó còn là khao khát của tình mẫu tử, ở một bài khác, viết cho con, chị cũng bộc lộ ham muốn này, nếu không được thì đó là một đau khổ lớn:

Con thức ban ngày mẹ chở che con

Đêm còn mơ mẹ làm sao che chở

Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ

Chỉ mình con chống chọi với quân thù

Cả trong mơ còn thức sự phi lý đã chứa đựng một chân lý. Chỉ có ai biết trân trọng tình yêu, biết yêu chân thành mãnh liệt mới có thể chia xẻ được điều đó.

Tình yêu thứ tình cảm rất xưa mà không cũ. Mỗi đôi lứa đang yêu có một cách khám phá khác nhau về tình yêu. Suốt đời yêu, khát được yêu Xuân Quỳnh luôn trăn trở để đến được với một tình yêu đích thực, nồng nàn, chân thật và nâng niu, gìn giữ nó. Chị đã truyền đến cho những người đang yêu ở mọi thế hệ khát khao đó. Bởi thế mỗi người đều tìm thấy mình trong thơ Xuân Quỳnh và đồng cảm sâu sắc với chị.

 

Trên đây là đôi nét về tác gỉa Xuân Quỳnh và cảm nhận về khổ thơ thứ 5 trong bài Sóng, hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn, chân thành cảm ơn!

 

 

Chủ Đề