Cảm nhận về nhân vật A Phủ ngắn nhất

Mời các em tham khảo Dàn ý cảm nhận về nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ ngắn gọn, chi tiết, hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được các ý chính cần triển khai cho bài văn cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, qua đó củng cố thêm kiến thức về tác phẩm, và tự viết cho mình một bài văn mẫu hay nhất. Cùng tham khảo nhé!

Mở bài

    Giới thiệu về tác giả và tác phẩm: là một bức tranh chân thực về cuộc sống và thân phận khổ đau của những người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, đồng thời là bài ca về phẩm chất, sức sống, khát vọng tự do của con người lao động miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và sự đổi đời của họ. Tiêu biểu cho những con người ấy là A Phủ, một trong hai nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong truyện ngắn này.

Thân bài

– Giới thiệu sơ lược về nhân vật A Phủ: Tác giả đã cho A Phủ xuất hiện khá đột ngột trong hoàn cảnh đánh nhau với A Sử, bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn ở nhà thống lí rồi mới kể về lai lịch của nhân vật.

+ Tử nhỏ đã mồi côi bơ vơ vì bị dịch đậu mùa làm cả gia đình chết hết.

+ Bị người lạ bắt đem bán cho người Thái.

+ Với tính cách mạnh mẽ gan bước, A Phủ bỏ trốn khắp nơi nhưng A Phủ vẫn giữ trong mình những phẩm chất tốt đẹp của người Tây Bắc

– Phân tích về tính cách của A Phủ

+ Là một người gan dạ, dám đối mặt với cái ác là đại diện các con quan, sẵn sàng trừng trị bọn chúng mà không hề sợ hãi

+ Từ vụ đánh nhau với A Sử thì A Phủ bị trói mang đến nhà Pha Tra xử và bị tra tấn sau đó trở thành nô lệ cho nhà thống lý.

+ Vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn sống một cuộc sống phóng khoáng, hồn nhiên, yêu đời, tự tin của tuổi trẻ. “Đang tuổi chơi, trong ngày Tết đến, dù chẳng có quần áo mới như trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng cổ, A Phủ cứ đi chơi cùng trai làng, đem sáo, khèn, con quay và cả quả pao đi tìm người yêu ở các làng trong rừng”.

+ Bi thảm và tuyệt vọng hơn nữa khi tính mạng của A Phủ sống hay chết cũng được quyết định bởi bàn tay tàn bạo của thống lí Pá Tra. Sau bao ngày bị A Phủ “trói đứng ở trong góc nhà”, “chỉ đứng nhắm mắt” và thần chết đã in dấu trên hai hõm má xám lại vì tuyệt vọng và khổ đau của A Phủ. A Phủ đã nằm bên bờ vực của cái chết. “Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sắp chết, chứng kiến cái chết đang lan khắp cơ thể mà đành bất lực tuyệt vọng.

+ Nếu không gặp Mị chắc chắn A Phủ đã chết thê thảm tại nhà thống lý. Cuộc gặp đã thôi thúc tinh thần phản khán của con người núi rừng tự do.

+ Tinh thần phản khán này là tiền đề cho cuộc gặp sau này với chiến sĩ cách mạng A Châu.

Kết bài

    Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật A Phủ hiện lên thật độc đáo, hấp dẫn. Nhân vật ít nói, thiên về hành động. Cùng với Mị, cuộc đời A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận, phẩm chất và con đường đi của người dân vùng cao Tây Bắc. Từ bóng tối của cuộc đời đau khổ tủi nhục, họ đã vươn tới ánh sáng rực rỡ của nhân phẩm, ánh sáng tự do và cách mạng. Đó cũng là giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của tác phẩm giàu chất thơ này.

Mở bài:

– Đôi nét về tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu nhân vật

Thân bài:

1. Xuất thân của A Phủ

– Khốn khó, mồ côi cha mẹ, sống tự do, khỏe mạnh, siêng năng, giàu bản lĩnh, nhưng không kiêu ngạo, là “con trâu tốt” của bản mường nhưng vì nghèo nên không lấy được vợ. Trích câu dân làng nói về A Phủ.

– Là con người không bao giờ nhùn bước trước cường quyền, bạo chúa. A Phủ biết A Sử là con thống lí nhưng vẫn ra tay đánh, vẫn phải trừng trị kẻ xấu, kẻ gây rối.

2. Trải qua những ngày tháng đọa đày cùng cực trong nhà Thống Lý

– Sau việc đánh con quan làng, A Phủ đã nhận lấy những trận đòn kinh người của nhà Thống Lý, A Phủ dù bị đánh đập nhưng không hề kêu van xin tha đến nửa lời. Anh rất cứng đầu, mạnh bạo và không chịu khuất phục.

– Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không công quần quật với công việc: “đốt rừng, cày nương, cuốc mương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”. Nhưng anh không hề nói lại nửa lời mà chấp nhận vì bọn chúa đất đày đọa, áp bức nhân dân quá trơ trẽn. A Phủ chấp nahanj cũng vì chính A Phủ cũng không có gia đình, có nhà, hơn nữa, anh đã gây lên tội thì cũng phải chịu phạt

– Khi hổ vồ mất bò, A Phủ nhất quyết cãi lại lời Thống Lý, quyết tâm đi bắt hổ. Nhưng cuối cùng anh đành phải tự tay đóng cọc để người ta trói mình. Đau khổ cùng cực đến nỗi khi Mị nhìn sang thì thấy “một dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đem lại”, “thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh”.

3. Nổi bật ở A Phủ là một sức phản kháng mãnh liệt:

– Điều này thống nhất với bản tính gan góc từ nhỏ: cả nhà chết hết vì bệnh dịch, làng chết và đói nên “người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ ngang bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc ở Hồng Ngài”

– Trong đêm tình mùa xuân, trước việc gây chuyện của đám trai làng do A Sử cầm đầu, A Phủ đã gan góc ” vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đập đầu xuống đất, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động này thật dũng cảm, dẫu chỉ là bộc phát. A Phủ thể hiện mình không chịu nhục trước thế lực cường quyền.

– Đặc biệt khi được Mị cởi trói, mặc dù rất đau đớn đến “khụy xuống, không bước nổi”, trong người không còn sức lực do phải chịu cực hình, trói đứng và nhịn đói, nhưng anh đã “quật sức vùng lên chạy”; cùng với Mị tự giải thoát khỏi nhà thống lý. Khát vọng, sức sống từ người phụ nữa cùng cảnh ngộ đã thổi bùng trở lại sức sống và khát vọng tự do nơi người con trai mang bản chất tốt đẹp này.

4. Đánh giá

– Nếu Mị là kiểu nhân vật tâm lí thì A Phủ lại là nhân vật hành động táo bạo, quyết liệt.

– Khi miêu tả A Phủ, nhà văn phối hợp vừa tả vừa kể, nhấn mạnh các chi tiết cụ thể, ấn tượng để khắc họa những đặc điểm, tính cách nhân vật.

– Cùng với Mị, A Phủ đã góp phần hoàn thiện chân dung con người miền núi Tây Bắc: Số phận đâu thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng

– Người đọc cũng mong có một kết thúc tốt đẹp đến với A Phủ và Mị. Bởi họ là những con người không chịu khuất phục trước cường quyền gian ác. Nếu chị Dậu trong “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố chạy ra khỏi nhà lí thống trong đêm tối, cái đêm đen cũng đen như cuộc đời của chị, người ta mong chị sẽ gặp được ánh sáng soi rọi của cách mạng, thì ở đây, người đọc cũng mong A Phủ và Mị chạy thoát khỏi nhà lí thống, gặp được ánh sáng của Cách mạng ở cuối đường.

 Kết bài

    Khi miêu tả nhân vật A Phủ, nhà văn miêu tả qua những hành động khi bị đánh đập, để thấy được sức sống kiên cường của anh. Số phận của nhân vật A Phủ cũng giống như số phận của bao người dân miền núi khác, như Mị. Họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng. Nhưng họ đã đấu tranh để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.

—/—

Dựa vào Dàn ý cảm nhận về nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ được sưu tầm được, hy vọng các em sẽ có thêm nhiều kiến thức và những gợi ý hay để có thể làm tốt bài văn của mình. Chúc các em học tốt!

Qua bài viết trên chúng tôi hi vọng đã giúc các bạn biết thông tin mà mình cần tìm. Mời các bạn xem thêm danh sách tổng hợp tốt nhất

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật A Phủ trong đoạn trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.3].

* Gợi ý làm bài:

I. Đặt vấn đề:

– Giới thiệu tác giả Tô Hoài và đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ:

Tô Hoài để lại cho nền văn học nước nhà gần hai trăm đầu sách với nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm của Tô Hoài hấp dẫn người đọc nhờ vốn hiểu biết sâu sắc về phong tụctập quán của nhiều vùng đất, khả năng quan sát tinh tường; nhờ lối trần thuật tự nhiên, hóm hỉnh của một người từng trảisắc sảo và vốn ngôn ngữ đặc biệt phong phú

+ Vợ chồng A Phủ [1952] được coi là truyện ngắn thành công nhất của tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm xoay quanh số phận của Mị và A Phủ – hai con người đã phải nếm trải bao đau khổ, bất hạnh trong xã hội cũ. Nhân vật A Phủ và Mị tiêu biểu cho số phận cay cực, đau khổ và nguồn sức sống tiềm tàng trong tâm hồn người phụ nữ lao động miền cao.

II. Giải quyết vấn đề

1. Giống như Mị, A Phủ cũng có số phận nhiều khổ đau, bất hạnh.

+ Mồ côi từ nhỏ, A Phủ lưu lạc đến Hồng Ngài, không có người thân, gia đình, tài sản…

+ Đi chơi tết, chỉ vì đánh nhau với con quan làng mà A Phủ bị đánh đập, hành hạ dã man rồi bị biến thành nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Anh phải đảm đương hết các công việc nặng nhọc, nguy hiểm: “Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”… Kiếp sống nô lệ ấy không có thời hạn vì thống lí Pá Tra đã từng “tuyên án”: “tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế…”.

Sinh mệnh của A Phủ cũng hoàn toàn nằm trong tay thống lí. Vì để hổ tha mất một con bò, A Phủ đã bị trói đứng vào cột và sẽ chết nếu Mị không cứu… Cảnh tượng A Phủ phải tự chôn cột, lấy dây rồi đứng yên cho thống lí trói đã phơi bày hết nỗi khổ bị chà đạp, bị áp bức…

2. A Phủ là hiện thân cho nhiều phẩm chất đẹp đẽ.

+ A Phủ cần cù, khéo léo trong lao động; hồn nhiên, lạc quan trong cuộc sống… Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng lớn lên, A Phủ vẫn biết làm mọi công việc của một người trai miền cao giỏi giang: “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Con gái trong làng nhiều người mê A Phủ. Họ bảo nhau: “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”... Ngày Tết, A Phủ không có quần áo mới “cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng”…

A phủ gan góc, táo bạo, giàu tinh thần phản kháng. Nét tính cách này được thể hiện qua hành động dám đánh lại con quan làng; qua cảnh tượng A Phủ bị đánh đập suốt đêm, cảnh tượng A Phủ bị trói đứng. Anh đã không thốt lên dù chỉ một lời kêu rên hay cầu khẩn – kể cả khi bị đày đọa đến gần chết trên cây cột trói người. Dẫu bị đè nén, áp bức và có lúc bị đẩy vào tình cảnh bất lực “như con trâu đã đóng lên tròng” nhưng A Phủ vẫn không để mất bản tính ngang tàng, không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực của một chàng trai miền núi dũng cảm, khao khát tự do…

3. A Phủ được giác ngộ cách mạng, cùng dân làng kháng chiến, xây dựng cuộc sống mới ở Phiềng Sa.

– Được Mị giải thoát, A phủ cùng Mị chạy khỏi Hồng Ngài. – Được giác ngộ cách mạng, Mị và A Phủ cùng dân làng kháng chiến.

– Cuộc sống mới ở Phiềng Sa mang lại hạnh phúc cho A Phủ, mở ra một tương lai sáng lạng.

Video liên quan

Chủ Đề