Cần câu chất liệu phíp là gì

Chất liệu cần câu

Mar 07, 2013 14:53:20
Góc chuyên gia
Trang trướcTrang sau
Share:
Cần câu chất liệu phíp là gì
Cần câu chất liệu phíp là gì
In nội dungGửi email

Trong số những quốc gia sản xuất dụng cụ câu cá chuyên nghiệp nổi bật của thế giới, Nhật Bản luôn được nhắc đến với một vị thế dẫn đầu. Cần câu của Nhật hiện được đánh giá là tốt nhất thế giới nhờ vào chất liệu, trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Nhà sản xuất chất liệu Graphite Carbon Fiber, hàng năm mang đến cho thế giới một sản lượng khổng lồ, là Toray Industries. Inc, Nhật Bản. Tập đoàn này cũng đang là nhà cung cấp lớn nhất loại sợi carbon (Carbon fiber) và sợi tổng hợp (Synthetic fiber).

Hiện nay, đa phần cần câu cá được làm từ chất liệu carbon (còn gọi là Graphite) hoặc sợi thủy tinh. Một số loại làm bằng chất liệu tổng hợp từ hai chất liệu này.

Để phát triển ngành câu cá giải trí, tiêu chí của các nhà sản xuất là cần phải ngày một rẻ hơn, nhẹ hơn, mạnh hơn cho từng mùa câu.

Sợi thủy tinh
Cần câu làm từ sợi thủy tinh (fiberglass) thường không đắt tiền và dành cho người mới đi câu. Loại này ít cần bảo trì, có trọng lượng trung bình, có sức mạnh và cũng khó gãy.

Cần câu chất liệu phíp là gì
Sợi thủy tinh (Fiberglass)

Sợi carbon (Graphite)
Sợi carbon (còn gọi là sợi Graphite hoặc Graphite Carbon) là một vật liệu bao gồm các sợi rất mỏng, đường kính khoảng 0,005-0,010 mm, chủ yếu là các nguyên tử carbon. Các nguyên tử carbon này liên kết với nhau. Sự liên kết tinh thể làm cho sợi rất mạnh so với kích thước của nó. Vài nghìn sợi carbon được xoắn lại để tạo thành một sợi. Có thể dùng sợi carbon độc lập hoặc dệt thành vải.

Cần câu chất liệu phíp là gì
Sợi carbon (Graphite-carbon)

Sợi carbon được dệt thành nhiều kiểu khác nhau. Chúng cũng được dùng để kết hợp với một loại nhựa dẻo tạo thành vật liệu composite, có tỷ lệ sức bền trên trọng lượng rất cao. Mật độ của sợi carbon cũng thấp hơn đáng kể so với mật độ của thép nên rất lý tưởng để chế tạo những sản phẩm đòi hỏi phải có trọng lượng nhẹ.

Những đặc tính của sợi carbon như độ bền kéo cao, trọng lượng nhẹ, độ giãn nở nhiệt thấp nên rất phổ biến trong hàng không vũ trụ, các công trình dân dụng, quân sự, ô tô thể thao, cùng với các môn thể thao cạnh tranh khác.

Sợi carbon có độ “Modulus” cao
“Modulus” là thước đo của độ cứng, là tỉ lệ giữa độ cứng và trọng lượng của thanh carbon. Độ “Modulus” cao hơn nghĩa là cần câu có năng lực hơn, tốc độ cao hơn và nhiều sức mạnh hơn.

Cần câu chất liệu phíp là gì
Ảnh minh họa: Sợi carbon có độ Modulus cao

Có rất nhiều loại sợi carbon: IM6, M8, M55, M40, M40J, M46J, T300, HR40 và còn rất nhiều nữa. Mỗi loại đều có độ “Modulus” và sức mạnh riêng biệt. Một cần câu tốt là cần có độ “Modulus” cao.

“Modulus” là lực trên 1 đơn vị diện tích sợi carbon. Do vậy, nói 33 triệu “Modulus” (viết là 33 Msi) nghĩa là 33 triệu pounds trên mỗi inch vuông sợi carbon (Psi).

Loại sợi carbon có độ “Modulus” cao được dùng để chế tạo các loại cần dịu và ngược lại, loại có độ “Modulus” thấp được dùng để làm cần câu cứng.

Thuật ngữ kỹ thuật:
IM6 Graphite: Xấp xỉ 33 triệu “ Modulus”.
IM7 Graphite: Khoảng 44 triệu “Modulus”.
IM8 Graphite: Khoảng 51 triệu “Modulus”.

“Modulus” càng cao, cần câu càng đắt tiền. Nhiều người cho rằng loại “IM 7 Graphite” là phù hợp nhất: nhẹ, nhạy và không quá tốn kém.

VietnamFishingReview

Các bài liên quan:
- Lịch sử phát triển của cần câu cá

Hiểu về cầncâu

... Vào khoảng đầu thập niên sáu mươi … Trong xóm tôi (Cầu tre, Bình thới, quận Sáu cũ ) có một Ông già khá trọng tuổi, chúng tôi thường quen gọi là Bác Hai… Bác Hai vốn là một công chức cao cấp… Cứ mỗi sáng Chủ nhật, là Bác lại thay bộ đồ công chức sang trọng, để tròng vào một cái áo bà ba đen tay dài ( Phải là tay dài !) cái quần xà lỏn rộng cũng màu đen, rồi dắt chiếc xe đạp tầm vông không có vè, trên ghi đông một bên treo lủng lẳng cái đục nhái làm bằng gáo dừa may miệng bằng một ống quần tây, bên kia là đục để rộng cá bằng tre đan .Vác trên vai cái cần câu dài ngoằng bằng tầm vông đá, dưới gốc có một cái nạng như cái sừng con bò ! Miệng phì phèo điếu thuốc Cotab, Bác rong duổi khắp nơi… Tân bình, Bình chánh, Hóc môn… Bác thường cho lối xóm những con cá lóc to câu được… Có một bà thắc mắc : Cá ngoài chợ bán thiếu gì ! Chỉ có ngày Chủ nhật, sao Ông không ở nhà nghỉ ngơi cho khoẻ, lại đi dang nắng thế này cho mệt ? … Bác Hai cười mà không nói …

Ôi , Bay giờ, nếu có ai hỏi tôi như vậy, có lẽ tôi cũng chỉ cười, mà không nói gì như Bác hai ngày xưa … Nhưng tôi cũng nên kể cùng các anh em về …Các trang bị khi đi câu lóc chứ !

CÁC TRANG BỊ CỦA NGƯỜI ĐI CÂU LÓC .

1. CẦN CÂU

Như đã nói, ngày trước, cần câu lóc thường làm bằng một cây tầm vông đá, nặng và cứng ngắc, lúc đi phải vác trên vai chứ cầm trên tay làm gì nổi. Máy câu cũng hiếm, thường là câu bằng“Đài”,đó là nói về những người chuyên nghiệp. Còn những chú bé con như tôi chẳng hạn, thì chỉ cần một cần trúc cho nhẹ, với máy câu là “Santo lon” San tolà từ chữ Centaure một hiệu máy câu nổi tiếng,còn lon là lon sữa gigoz ( nói cho oai chứ thật ra chỉ là một cái lon sữa quấn nhợ chứ làm gì có cái máy câunào ! )… Các Bác bắtđược mười con lóc trộng, thì chúng tôi cũng bắtđược một chú trào chứ có thua kém gì nhiều !!!

Thờiđiểmđó, một cái cần câu xịn làm bằng phíp là hiếm hoi,đều là hàng ngoại nhập ( Daiwa, Garcia,Lussormer v.v… )và nhập nguyên bộ luôn khoen , dành cho các người giàu có, để câu trên sông, câu biển …

Sau 75, và mãi khoảng đến1995, Cần câu cũng vẫn rất là hiếm, (Nhưng máy câu thì bắt đầu xuất hiện tương đối nhiều, đa số là hàng xài rồi từ … 1960 !) Để có một cần câu lóc, các anh em mới sáng kiến, chế ra một chiếc cần, gốc làm bằng tầm vông đá dài khoảng 1 m5, đọt lấy từ cần ăng ten gắn trên xe zeep,khoảng 1m6,đem về chuốt nhỏ lại, cho thuôn ngọn, gắn vào nhau bằng một ống nối bằng nhôm … Các khoen làm bằng sợi inox hàn chì lại cho tròn…Còn đầu bu thì … Cưa từ đầu chai dầu Nhị thiên đường hoặc từ đầu cái Bugi xe máy ! Ôi thật là một kỳ công, (Những ai thời kỳ đó đáng được thưởng một chiếc …”Cá Lóc Bội Tinh ” lắm !). Vì gốc bằng tầm vông, đọt bằng angten nên trọng lượng một cái cần này thường gấp 3 lần cái cần câu hiện nay, cầm vài tiếng là đã rã rời …

Đến khoảng sau 1996, gốc cần và đọt cần mới bắt đầu xuất hiện, thường là hàng Trung Quốc hoặc Hàn quốc nhưng khúc đọt thường rất dịu (mềm) do là hàng chuyên dụng đi câu sông hoặc câu tôm, nên người câu thường phải cưa bỏ phần ngọn khoảng 4 đến 5 tấc, để nối vào đó một phần ngọn của cây angten đã chuốt nhỏ, hoặc phần cuối của một đọt cần khác cũng đã chuốt nhỏ, thậm chí là một khúc cán cần của cây đánh gôn, làmđọt cần được cứng, thích hợp cho việc câu lóc .( Do phải quăng mồi đi xa, vàđánhđể sốc lưỡi cá).

Từ khoảng năm 2000 đến nay, song song với sự phát triển đông đảo của người thích câu cá, (đặc biệt cá lóc !?), nên các loại gốc, các loại đọt rời đã được đặt hàng sản xuất và nhập về nhiều, phong phú chủng loại, chất lượngvà cũng rất phong phú về …Giá tiền. tử một hai trăm ngàn đến vài ngàn dolar cho một bộ cần câu . (Ôi mắc tiền như vậy mà vẫn có đầy người câu…Chắc thời gian nũa là …hết cá quá !)

Cần câu lóc, có nhiều loại, kiểu, có loại làm bằng phíp, có loại bằng carbon graphite, có loại rỗng ruột, có loại đặc, có loại ráp với nhiều đoạn, có loại chỉ hai đoạn … Trong bài này, tôi chỉ xin trình bày về loại cần câu lóc ráp 2 đoạn thôi ! ( Còn chất liệu xin miễn bàn vì tùy túi tiền người xử dụng !)

Cần câu lóc hai đoạn, nghĩa là cần câu có … hai đoạn ! Gồm GỐC và ĐỌT . Cần câu, đặc biệt trong nghề câu lóc, là một trong những phương tiện tối quan trọng, để đưa con mồi, đến nơi mình muốn… đưa con mồi đến ! Và cũng là một trong những phương tiện tối quan trọng để đưa chú lóc từ nơi chú đang dựa, đến …thùng ! Và cũng khác với các nghề câu con cá khác, chấp nhận đi câu lóc là phải chấp nhận quăng một ngày từ vài trăm đến cả ngàn đường câu, (Chứ không ngồi làm thơ chờ thời, đợi con cá đến cắn mồi!)và chấp nhận len lội trong các vùng sình lầy đầy cây cỏ mọc bít lối chứ không chỉ thong dong giữa trời nước bao la . Hơn nữa do sức khoẻ người câu, có người mạnh tay, có người yếu tay, có người ngón tay dài, có người bàn tay ngắn… Cho nên một chiếc cần câu lóc, dài 2m5 hay dàiđến 3m2 hoặcdài hơn nữađều có công dụng của nó,ở vị trí chật chội, phảiđi chen trong tràm, hoặc đầy giây mây chắn lối, hoặc câu trong nhữngkobe chật chội, thì một cần câu ngắn 2m5 đến 2m7 làưu việt. Tuy nhiên , khiở trảng rộng,phải quăng xa, thìcần dài 3m hoặc 3m2 lại thích hợp hơn (Dài quá nữa cầm sao nổi !). Và cũng tương tự như vậy, một Gốcdịu (Yếu)gắn với một đọt mềm (Yếu) cũng có lúc thích hợp, chứ không phải lúc nào cũng nên một đọt cứng(Mạnh) gắn với một gốc cứng (Mạnh)!…Và cũng thế, một cần câu ngắn và nhẹ sẽ thích hợp cho người có sức khoẻ yếu, hơn là một cần câu dài và nặng !

Thật sự,đối vớimột tay câu sừng sỏ, thì cần loại nào cũng đều là“hảo vũ khí”cả… (Một đoạn tre cũng có thể là một thanh kiếm bén…), Nhưng nói như thế … không phải luôn luôn là như thế !

Nếu một gốc cứng gắn với một đọt yếu : Thuận lợi của gốc cứng là không bị phản lực nhiều, đầu nối khó bị tét, ít bị vặn nên quăng mồi chính xác, chịu được lực quăng hoặc đánh lớn .Thuận lợi của đọt yếu là khi cá ăn mồi, hoặc khi mồi chạm phải chà, rất dễ nhận biết. quăngở một khoảng cách ngắnnhư kobe bịt rất tốt. Nhưng bất lợi là đánh cá to rất dễ sảy vì đọt cong khó sốc lưỡi, chỉ có thể đánh những chú cá nhỏ khoảng nửa kg trở lại …Đọt yếu nên không quăng mồi đi xa được, chỉ khoảng 20m thôi !(Dĩ nhiên là còn tùy thuộc cỡ nhợ, chì, và trọng lượng con mồi nữa…)

Một gốc yếu gắn với một đọt yếu : Vì cần yếu thường mỏng nên trọng lượng nhẹ, câu lâu mỏi, nhưng bất lợi là gốc yếu thường dễ tét ở khớp nối, gốc bị rung và vặn nhiều khi quăng mồi nên quăng mồi khó chính xác, không quăng mồi đi xa được. Vìđọt yếu nên khó câuở những địa hình bị bịt nhiều cỏ hay rong, sức cản lớn , đọt yếu khi cá cắn mồi khó đánh nên không sốc lưỡi, chí thích hợp cho người mới đi câu hoặc câu những cá nhỏ khoảng nửa kg trở lại .

Một gốc yếu gắn với một đọt cứng : Gốc yếu như đã trình bày ở trên, rất dễ bị vặn khi quăng mồi nên quăng ít chính xác và dễ tét ở mối nối. Đọt cứng nên khó quăng mồi đi xa, khó có cảm giác khi cá cắn mồi hay khi bị vướng chà, nhưng có sức bật tốt nên có thể đánh cá to dễ sốc lưỡi, nhưng vì gốc yếu nên sức đánh cũng bị hạn chế .

Một gốc cứng gắn với một đọt cứng : Ví cần cứng thường là dày, nên nặng, cấm lâu rất mỏi tay. Đọt cứng nên khó quăng mồi xa, khó nhịp mồi, ít có cảm giác khi cá cắn mồi hay khi vướng chà. Thuận lợi lớn nhất là có thể đánh những cá to trên 1 kg vì có thể đánh mạnh làm cá dễ sốc lưỡi và dễkéo cá vào bờ.

Thế nào là cứng và thế nào là yếu … Cũng là một vấn đề khó giải thích bắng lời, Những nhà sản xuất lớn thường có chú thích về độ mạnh của cần như : Power medium hay heavy …Nhưng ngoài thị trường trôi nổi, những thông số này cũng ít được tin cậy, vàđối với những cầnđãđược“Chế tác lại ”, những thông số này bị che mờ nên một cách kiểm tradễ nhất, màta có thể làmđược là cứ thử bẻ congđọt, gốc hoặc cầm cả cần câu gặt mạnh,để xemđộđàn hồi,độ rung của cần màđánh giá !Cách thử cần như sau :

Để thử đọt,tay phải cầm chắc phần cuối đọt, tay trái ấn đầu đọt hơi cong nhẹ để xem độ đàn hồi (Đừng ấn mạnh quá kẻo gẫy đọt!) Nếu độ đàn hồi ít là đọt yếu, và ngược lại nếu độ đàn hồi mạnh là đọt cứng. (Nên có hai đọt để đối chứng, so sánh). Để thử gốc,đưa cán gốc xuống đất lấy chân chịu lại, tay trái cầm đầu gốc, tay phải ấn nhẹ vào thân gốc để kiểm tra lực đàn hồi, (cũng nên có hai gốc để so sánh) , nếu quen tay, và thử nhiều cần sẽ có kinh nghiệm chính xác .

Ngòai ra, cũng có thể thử độ mạnh yếu của cần bằng cách cầm cả cần, ở chỗ chân bắt máy, và gặt mạnh cần. Nếu tòan bộ cần rung, và rung mạnh đến cả gốc thì gốc đó yếu. Nếu gốc rung ít và thời gian rung rất ngắn là gốc cứng. Nếu đọt rung nhiều và rung lâu thì đọt đó yếu, ngược lại, nếu đọt rung ít và thời gian rung ngắn thì đọt đó là đọt cứng .

Tóm lại, khi đi câu cá lóc, người câu nên có một gốc cần cho cứng, (Không nên xử dụng gốc yếu ),còn đọt nên sắm hai cái, một đọt ít cứng để câu những nơi cá nhỏ, địa thế trống trải ít bị bịt, và một đọt tương đối cứng để câu những nơi cá lớn, hoặc địa thế hiểm nhiều cỏ, chà …

CHIỀU DÀI CỦA CẦN, ĐƯỜNG KÍNH GỐC CẦN .

Thông thường, đọt nên bằng hoặc dài hơn gốc, như vậy dễ quăng mồi và mồi đi xa, hơn nữa đọt dài hơn gốc sẽ không làm chúi cần. Nếu đọt ngắn hơn gốc, độ đàn hồi của cần bị hạn chế và quăng mồi rất nặng tay, đi không xa, và phần trước cần sẽ nặng làm chúi đầu cần xuống, rất mỏi tay. Gốc nên có chiều dài trung bình từ 1m4 đến 1m55, đọt nên có chiều dài từ 1m5 đến 1m7 (Phải trừ hao khỏang 0,05 m làm chỗ nối cần ). Nếuđọt có thể ấn lọt vào đầu gốc thì cần sẽ bớt nặng đầu nhưng dễ làm tét chỗ nối, thông thường người thợlàm cần phải chế thêm một ống nhôm hoặc inoxlàm mối nối gốc và đọt, như vậy sẽ làm nặng đầu cần nhưng cần chắc chắn hơn.

Đường kính gốc thường xê xích từ 0,018m đến 0,025m hoặc to hơn. Tùy độ dài của bàn tay, ngón tay mà chọn cỡ gốc cần cho vừa vặn, (bàn tay nhỏ mà chọn gốc cần to thì quăng chừng nủa tiếng là phải nghỉ …giữa giờ !). Ngòai ra, cần càng dài thì gốc phải lớn để trông …cho đẹp và độ cứng được đồng đều …

CHÂN BẮT MÁY, KHOEN DEPART, CÁC KHOEN ĐỠ NHỢ .

…” Lòng sao xuyến mỗi khi Hoa PHƯỢNG rơi khiến lòng tôi buồn buồn…” Ôi, Những lời bài hát “Lưu bút ngày xanh” của nhạc sĩ Thanh Sơn viết,đã làmtôi đã mê mẩn một thời tuổi nhỏ… Một thời của áo trắng thư sinh,ôm vào lòngảoảnhvềđôimắtthiên thần, với mái tóc dàiôm kín bờ vai nhỏ…Một thời của ngây thơ chưa biết đến những khó khăn trần thế … Chỉ biết ” Yêu ” thôi và chỉ thích …Câu cá !!! Hôm nay,tuyđãhết Hè …Nhưng nỗi buồn hoa Phượng thì vẫn còn mãi mãi … Và còn cả bài viết về câu con cá lóc nữa chứ !!!

Chân bắt máy – Khoen depart – Các khoen đỡ nhợ – Đầu bu !

Chân bắt máy : Là bộ phậncủa cần câu, có tác dụng kềm giữ máy câu cho dính vào gốc cần, và là nơi bàn tay phảinắmđể giữ cần câu. Đây chính là nơi chịu nhiều lực nhất, từ lực quăng mồi, đến đánh cho sốc lưỡi cá, và dìu cá vào thùng … Vì vậy, chân bắt máy phảiôm được chân máy cho thật chặt, không được xê dịch. Chân bắt máy hiện nay có thểcó giátừ vài chục ngàn đến một vài trăm ngàn đồng, tuy vậy, nên chọn một chân bắt máy cho tốt, quăng kéo nhiều lần không bị nhả răng, và khi câu, thỉnh thoảng nên kiểm tra lại xem nếu ốc vặn có lỏng thì phải xiết lại cho thật chặt kẻo… Máy xuống ao !

Thông thường, chân bắt máy được gắn cách cuối gốc chừng 0,5m. Tuy nhiên, tuỳ theo thói quen của người câu, có người quen chịu cần câu vào bắp tay và cùi chỏ khi câu kéo, có người lại tì gốc cần vào bụng, và có người lại chọt gốc cần vào… “Háng ” và sau mông dư ra một khúc đuôi như đuôi … !!! Vì vậy, khoảng cách này cũng được thay đổi cho phù hợpthế câu. Nhưng nên lưu ý một điều là chân bắt máy, nên đặtở vị trí sao cho tương đối cân bằng được sức nặng của toàn bộ cần. Nếu đặt ở gần cuối gốc quá, đầu cần sẽ bị nặng chúi đọt và rất mỏi tay. Nếu đặt ở xa cuối gốc quá sẽ hạn chế độ đàn hồi của gốc khi quăng mồi, và cũng cần đặt thật thẳng hàng với khoen depart và các khoen đỡ nhợ, để tạo độ chính xác cao khi quăng mồi.

Khoen depart : Là một vòng tròn có đường kính to nhất (0,03 đến 0,06m) trong số các khoen gắn vào cần câu, vị trí thường đặt ở phần gốc , cách đầu gốc cần khoảng 0,3 đến 0,4m, cách chân máy khoảng 0,6 đến 0,8m. Khoen depart có thể làm bằng kim koại hoặc tráng silicon cho thật trơn láng ít ma sát và cứng chắc.

Khi quăng mồi, nhợ sẽ tuột ra khỏi mô bin, và có khuynh hướng bung rộng ra. Khoen depart có tác dụng uốn nhỏ lại biên độ bung của nhợđể nhợđược tuôn dễ dàng, qua các khoen kế tiếp cho tớiđầu bu, và làm con mồi bayđi thật chính xác.Đường kính koen depart càng to,độ tuôn nhợ ra khỏi mo bin càng dễ, nhưng biênđộ bung của nhợ cũng to làm cản trởđộ tuôn nhợ vào khoen kế tiếp, vì vậy khoen depart nên giới hạnở mức R= hoặc <0,06m là thích hợp nhất, khoen càng to, càng nên để gần chân bắt máy, và ngược lại, khoen depart càng nhỏ càng nên bố trí ở xa chân bắt máy. Dĩ nhiên cũng cần cân đối đường kính của mo bin nhợ tương ứng với đường kính khoen và vị trí của khoen. khoen có đường kính nhỏ thích hợp với mo bin cũng có đường kính nhỏ, và nênđể xa chân bắt máy và gần các khoen kế tiếp vì nhợ sau khi tuôn qua khoen depart, cũng có khuynh hướng bung rộng biênđộ, nếu bố trí xa các khoen kế tiếp thì biênđộ bung sẽ to, tạo nhiều lực cản khi nhợ tiếp xúc với khoen kế tiếp .Khi quay vào, nhợ cũng được bung rộng ra, ôm sát vòng khoen depart và quấn vào mobin, vì thế, cần phải đặt khoen ở một chiều cao cách thân gốc một khoảng thích hợp để nhợ tiếp xúc đượcvới toàn bộ vòng khoen, dễ ôm vào đầu ga lê và ít bị tuột khỏi mobin.

Các khoen đỡ nhợ : Thường có 5 hoặc nhiều hơn, được gắn vào phần đọt cần, đường kính nhỏ dần, từ cuối đọt đến đầu bu. Khoen đỡ nhợ vừa có tác dụng nằn biênđộ bung của nhợ, vừa có tác dụngphân bố lực chịu, cho toàn bộ chiều dài đọt, vừa có tác dụng làm kiên cố và cứng đọt thêm (Vì chân của khoen thường có chiều dài~ 0,03m được buộc cứng bằng chỉ vào đọt và áo keo thêm, như những thanh chịu lực giống như thành cầu của một cái cầu sắt vậy ! ).

Cũng giống như khoen depart, nhợ sẽ được tuôn qua các khoen này, nên một mặt tiếp xúc láng, ít ma sát, bền trong một thời gian dài là rất cần thiết ( Vì mộtngày đi câu quăng cảmấy trăm lần, nhợ cũng bị ma sát ngần ấy !). Thị trường hiện nay thường thấy bán một bộ khoen là 5 cái, rất ít khi thấy có 6 cái !!!. Một số người làm cần thường phân bố vị trí các khoen này với một khoảng cách là bằng nhau theo chiều dài của đọt. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng độ cứng của đọt thường giảm dần từ cuối đọt đến đầu đọt, nên họ phân bố vị trí các khoen này nhặt dần từ cuối đến đầu, mỗi khoảng cách thường ngằn hơn theo cấp số cộng (hiệu số).Tuy vậytrên thị trườngtrôi nổi, các đọt cần, nhất là các đọt không rõ xuất xứ nhãn hiệu (Nói chung là đồ dỏm ) thường có chất liệu không đồng nhất ngay trong một đọt, ví thế, khi bố trí các khoen. người làm cần phải kiểm tra bằng cách uốn thửđọt, để xem cần phải bố trí khoen vào từng vị trí nào để có hiệu quả tốt nhất ! Tuy nhiên, dù bố trí khoen ở đâu, thì điều tối quan trong là các chân khoen này phải thật thẳng hàng !

Đối với các đọt yếu, thay vì mua một đọt cứng để thay thế, nhưng vì một lý do nào đó, người chủ muốn giữ lại đọt này, và gia cố cho cứng. để đạt được như vậy, cách dễ nhất là gắn thêm một số khoen vào đọt ( Giống như gắn thêm đà sắt vào thành chiếc cầu !), khoen gắn vào thêm ở một vị trí, nhất thiết phải có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn khoen bên cạnh ở dưới ( Vì một bộ khoen hiện thường chỉ có 5 cái lớn nhỏ). như vậy, có thể gắn 2 khoen sô 5, hoặc 2 khoen số 4 v.v..Hoặc 3 khoen số 1 (Nhỏ nhất) v.v… Tuy nhiên, việc gắn thêm nhiều khoen để gia cố độ cứng thêm cho đọt thường chỉ thích hợp cho loại hình câu, ít sử dụng thao tác quăng mồi xa và chính xác, Chỉ cần tăng độ chịu lực khi kéo cá (Câu biển, câu Bông lau…). Vì bên cạnh việc tăng độ chịu lực của cần do gắn thêm khoen, thì độ đàn hồi của đọt sẽ bị hạn chế, độ bật của đọt bớt đi nhiều (Chân khoen làm cứng ), và độ ma sát khoen tăng lên do biên độ bung của nhợ bị nắn lại nhiều lần hơn, sẽ rất dễ nhận thấy trong trường hợp xử dụng nhợ có đường kính to >0,0045m.

Đầu Bu : Là một khoen, có đường kính nhỏ nhất, được gắn vào đầu ngọn, làđiểm xuất phát vả cũng làđiểm …Thu hồi !!!Đây cũng là nơi chịu lực nhiều nhất, chịu ma sát nhiều nhất, và quyếtđịnhđộ rơi và vị trí rơi cho chính xác. Nếuđầu bu hơi quay về bên trái, con mồi sẽ bay về bên trái cho dù có cố quăng con mồi cho thật thẳng !và ngược lại . Đầu bu hơi rộng, nhợ sẽ dễ tuôn nhưng độ xê dịch vị trí rơi của mồi sẽ to. Vì những lí do như vậy … Một đầu bu ( Chẳng hiểu sao lại gọi là đầu bu mà không gọi là đầu …khác !!!) phải có độ cứng chống mài mòn cao, thật trơn láng, đường kính thích hợp với cỡ nhợ câu …Và đương nhiên phải cao giá rồi ! (Nếu chất lượng của đầu bu kém, rất dễ bị mòn, tạo ra những khe rãnh và làm nhợ bị trầy xước (cóc nhợ)và dễ bị đứt. (Việc vướng nhợ vào đầu bu sẽ đề cập ở phần khác nhe …)

Và như vậy, chúng ta đã có một cái cần câu tương đối hoàn chỉnh cho việc câu cá lóc. Nhưng…Cũng cần quan tâm đến việc ráp và tháo cần (Gốc vàđọt)khi câu và câu xong. Nếu gốc và đọt khó tháo ráp dođộ xê xíchít, nên lấy giấy nhám chà sơ đọt (phần nối) cho nhỏ lại một chút, và cẩn thận khi tháo ráp, tránh nắm vào khoen depart hoặc các khoen đọt để làm điểm tựa, sẽ làm bong , hoặc sút chân khoen (Vì chân khoen được buộc vào thân cần câu bằng chỉ chứ không phải hàn chắc đâu !),. Nếu đọt và cần lỏng lẻo dễ sút thì có thể bôi tráng thêm một lớp keo dán sắt rồi đánh giấy nhám sơ cuối đọt, hoặc chữa cháy khi đi câu là dùng một cái lá cỏ chêm vào cho chặt. Thỉnh thoảng khi câu phải xem lại đọt có bị xoay hay chớm chân không để vặn lại (Quăng mồi thấy đi tầm bậy là có thểvì lí do này đấy ) Và khi thu nhợ vào, phải nhớ trừ hao một khúc, kẻo cục chì lại chạy tuột vào nằm chễm chệ trong lòng đầu bu thì …hư bu mất !

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

This entry was posted on Chủ Nhật, 19 Tháng Mười 2008 at 5:40 Chiều and is filed under Kỹ thuật câu cá. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

Điều hướng bài viết

« Previous Post Next Post »

Nhựa phíp là gì?

Cần câu chất liệu phíp là gì
Nhựa Phíp

Nhựa Phíp hay còn được gọi là tấm nhựa bakelite. Đây là một loại vật liệu đặc chắc được tạo ra với cách dùng nhiệt và áp suất lên các lớp giấy hoặc vải thủy tinh đã được ngâm tẩm với nhựa Phenol. Loại nhựa này có các lớp mỏng, thường là giấy Xenluloza, vải bông, vải sợi tổng hợp, sợi thủy tinh hoặc vải không dệt.

Khi tận dụng nhiệt và áp suất lên các lớp này, phản ứng hóa học (Polyme hóa) xảy ra biến đổi các lớp này thành một loại nhựa dẻo công nghiệp mỏng dẹt phản ứng nhiệt và chịu được áp suất cao.

Thông tin chi tiết về nhựa phíp

TênNhựa Bakelite tấm
Màu sắcCam, Đen
Kiểu dángThanh, Tấm

Sản phẩm làm từ nhựa phíp thường có về mặt phẳng và nhẵn, Không có bọt khí hay tạp chất nhưng có thể có vết xước mờ hoặc điểm màu nhỏ.Các góc cạnh được gọt thẳng không được có phân tách và vết rạn trên bề mặt sau cùng.

Sự Thật Về Cần Câu Carbon

Carbon nguyên chất có màu đen giống như tơ sồi (vải sồi), cực kỳ mảnh, rất dễ trầy, mòn và dễ hư, chính vì thế hàng ngàn tơ sợi được bện lại với nhau tạo thành một sợi đơn và các sợi đơn này lại được đan kết thành tấm như tấm vải.

Sợi carbon được sản xuất từ tiền chất carbon hóa dựa vào PAN (polyacrylonitrile), tơ nhân tạo hoặc hắc ín. Các chất liệu này được thay thế lẫn nhau để kết hợp với than chì (graphite).

Các tài liệu về cần câu ở Âu, Mỹ đánh đồng cần carbon với cần graphite chỉ vì người Mỹ thường gọi sợi carbon là carbon fiber graphite, nhưng thực ra, sợi carbon và sợi graphite được xử lý nhiệt ở nhiệt độ khác nhau và có thành phần carbon khác nhau.

Hầu hết sợi carbon được sử dụng trong sản xuất cần câu được làm từ PAN. PAN tiền chất phải trải qua hàng loạt qui trình kiểm soát hết sức tỉ mỉ và nghiêm ngặt, được tiếp xúc với nhiệt độ cực cao để xử lý bề mặt và kích thước.

Mỗi loại sợi carbon đều có những đặc tính, khả năng khác nhau, được phân loại theo tỉ lệ chịu được kéo căng, thường gọi là modulus, có đơn vị là MSI (million pounds per square inch), GPA (gigapascals) hoặc ton.

Modulus càng cao, vật liệu sẽ càng cứng và càng mỏng, và cần câu sẽ mạnh hơn nhiều so với loại có độ modulus thấp, rẻ hơn. Điều này giải thích vì sao có những cây cần có đường kính nhỏ hơn, mạnh hơn nhưng nhẹ hơn và nhạy hơn những cây khác.

Loại sợi carbon có độ modulus từ 32-34,8 MSI là phổ biến nhất, giá rẻ. Kế đến là loại có độ modulus trung bình (lên đến 50 MSI), đòi hỏi một quy trình chế tác phức tạp và tốn kém hơn.

Sợi carbon có độ modulus càng cao càng đắt tiền. Trong thực tế, không hiếm những công ty vô đạo đức đã làm ra những dòng cần với loại sợi rẻ tiền, cỡ 33 MSI, rồi quảng bá nó như là loại modulus mật độ cao và bán với giá trên trời.

Vậy làm thế nào để xác định được độ modulus của sợi carbon? Có thể căn cứ vào độ co giãn của sợi. So với các loại sợi khác, sợi carbon giãn rất ít, đó là lý do tại sao chúng được người đi câu đánh giá cao.

Tính co giãn này khác nhau giữa loại sợi có modulus thấp và modulus cao. Khi một cây cần được chế tạo bằng sợi có độ modulus cao, cần có thể sẽ rất cứng, nhẹ và nhạy nhưng đồng thời lại rất giòn, dễ gãy.

Mitsubishi, Toray, Hexcel là những nhà sản xuất sợi carbon rất nổi tiếng, chất lượng sợi của các hãng này rất tốt. Tuy nhiên, không có loại sợi nào cao cấp hơn sợi nào (ngoại trừ sợi không có nguồn gốc rõ ràng) vì mỗi loại cần câu và cả từng thành phần của cần như chuôi cần, phần giữa cần, đầu cần, đòi hỏi sợi phải có các đặc tính khác nhau.

Trong một số trường hợp, sợi modulus thấp, rẻ lại thích hợp hơn loại modulus cao, đắt tiền.

Chất liệu làm cần câu cá:

Hiện tại trên thị trường có 2 loại chất liệu tốt nhất để làmcần câu cáđó là sợiGraphite và sợi thủy tinh. Đôi lúc là sự kết hợp của cả 2 chất liệu. Đặc tính của 2 chất liệu này cũng có khác nhau một chút.

Chất liệu làm cần Graphite hay còn gọi là cacbon

Với đường kính 0,005 đến 0,01mm là các sợi rất mỏng và chủ đạo là các nguyên tử carbon nên đôi lúc anh em vẫn hay gọi là cần cacbon. Với sự liên kết các tinh thể làm cho sức mạnh của cần Graphite rất lớn so với kích thước. Hãy tưởng tượng vài nghìn sợi được bện xoắn để tạo thành một sợi. với những đặc tính cơ bản như độ bền cao, trọng lượng nhẹ nên sợi cacbon được sử dụng nhiều trong những sản phẩm mang tính công nghệ hay thời đại như hàng không, quân sự, thể thao…

Để đánh giá được dòng cần câu cá nào tốt hơn trong các dòng sử dụng Graphite thường có một thông số là độ Modulus. Đây là thước đo độ cứng hay độ cứng so với trọng lượng thanh cacbon. Với những chiếc cần có độ Modulus cao hơn đồng nghĩa với sức mạnh của cần tốt hơn, tốc độ cũng cao hơn nữa. Hiện tại trên thị trường bạn có thể thấy rất nhiều loại cacbon nhưHR40, T300,IM6, M8, M40,M40J, M46J,M55… với 35msi nghĩa là 35 triệu pounds trên 1inch cacbon. Tóm lại tùy theo hiệu năng mong muốn của các cần thủ nhưng đánh giá cơ bản làmột cần câu càng có Modulus cao thì càng tốt.

Chất liệu làm cần bằng sợi thủy tinh

Loại chất liệu này thường được sử dụng cho những anh em mới học câu với ưu điểm giá rẻ, độ bền cao ngược lại thì cũng có những khuyết điểm về trọng lượng nặng, độ nhạy thấp