Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội thuộc kiểu câu gì

Giải bài tập bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo trang 144 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?

Bài đọc

Buôn Chư Lênh đón cô giáo

     Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

     Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già giao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ, lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

     Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

- Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

     Rồi giọng già vui hẳn lên:

- Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

     Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

- Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

     Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe thấy rõ cả tiếng tim đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô giáo viết thật to, thật đậm hai chữ: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

- Ôi! Chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

- A, chữ, chữ cô giáo!

Theo HÀ ĐÌNH CẨN

- Buôn: làng ở Tây Nguyên.

Nghi thức: quy định về cách thức tiếp khách hay tiến hành các buổi lễ.

Gùi: đồ đan bằng mây, tre, đeo trên gùi để mang đồ đạc.

Câu 4

Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Qua cách đón tiếp cô giáo của buôn làng Chư Lênh và sự háo hức, chờ đợi của họ khi xem cô viết chữ, em hãy nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên nguyện vọng tha thiết muốn học chữ để hiểu biết hơn, thoát khỏi cái dốt, cái lạc hậu. Có được cái chữ sẽ mở mang được trí tuệ, tiếp nhận được khoa học kĩ thuật, nhờ đó mà thoát được cái nghèo, cái lạc hậu, buôn làng được ấm no, hạnh phúc.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 - Xem ngay

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Những câu hỏi liên quan

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

(Theo HÀ ĐÌNH CẨN)

 Câu 7:Bài văn cho biết điều gì về người dân Tây Nguyên

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý.

Y Hoa đến bên già Rok, trưởng buôn, đang đứng đón khách ở giữa nhà sàn. Nhận con dao mà già trao cho, nhằm vào cây cột nóc, Y Hoa chém một nhát thật sâu vào cột. Đó là lời thề của người lạ đến buôn, theo tục lệ. Lời thề ấy không thể nói ra mà phải khắc vào cột. Y Hoa được coi là người trong buôn sau khi chém nhát dao.

Già Rok xoa tay lên vết chém, khen:

– Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ!

Rồi giọng già vui hẳn lên:

– Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi!

Bao nhiêu tiếng người cùng ùa theo:

– Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!

Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo:

– Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa!

– A, chữ, chữ cô giáo!

(Theo HÀ ĐÌNH CẨN)

BÀi văn cho em biết điều gì của người dân Tây Nguyên?

mk có tờ đề các bn giúp được phần nào thì giúp mk với nhé,cảm ơn các bạn trước nha :

câu1;câu ''Ôi,chữ cô giáo này!'' là kiểu câu gì?

a,câu kể           b,câu cảm               c,câu khiến

câu2:dòng nào sau đây khác những dòng còn lại?

a,Buôn Chư Lênh,Y Hoa,nhà sàn,cô giáo.

b,Buôn Chư Lênh,Y Hoa,chật ních,hò reo.

c,Buôn Chư Lênh,Y Hoa,ùa theo,thẳng tắp.

câu3:dựa vào bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo (lớp 5 tập 1)bài văn cho em biết điều gì về người dân Tây Nguyên?

viết câu trả lời vào chỗ chấm:.............................................................................

câu4:trong câu"cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!",từ nào là đại từ xưng hô?

viết câu trả lời vào chỗ chấm:.............................................................................

câu5:vị ngữ trong câu "Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy,trải lên sàn nhà." là gì?

viết câu trả lời vào chỗ chấm:.............................................................................

câu6:từ "bấy giờ" trong câu "bấy giờ,người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung."thuộc thành phần nào?

viết câu trả lời vào chỗ chấm:.............................................................................

              HELP MEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE...!

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt b. Vì bạn ấy không có tiền c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt

d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm. b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn. c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.

d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê. b. Đánh dấu bộ phận giải thích. c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.

d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh. b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. c. Cô là người luôn sống vì người khác.

d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ

d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.