Canh rau mồng tơi nấu ngao bao nhiêu calo?

Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt vì rất dễ ăn, giá thành rẻ lại có thể chế biến được thành nhiều món thơm ngon bổ dưỡng. Để hiểu hơn về loại rau này đồng thời giải đáp được thắc mắc ăn rau mồng tơi luộc có giảm cân không? canh mồng tơi bao nhiêu calo?, ạn đọc hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết sau.

  • 1 chén canh mồng tơi bao nhiêu calo
  • 1 tô canh mồng tơi bao nhiêu calo

100g mồng tơi bao nhiêu calo?

100g mồng tơi bao nhiêu calo?

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người luôn cho rằng ăn rau mồng tơi giảm cân. Loại rau này có hàm lượng calo thấp. Bạn sẽ phải bất ngờ với con số, khi 100g rau mồng tơi chỉ cung cấp khoảng 19kcal. Mức calo mà rau mồng tơi cung cấp thấp hơn cả nhiều loại rau khác như rau rau dền [36kcal], rau muống [23kcal], rau cải [23kcal],… Với mức năng lượng thấp như vậy, nhiều người tin rằng rau mồng tơi là một sự lựa chọn lý tưởng cho việc ăn kiêng, giảm cân. Vậy xét về giá trị dinh dưỡng, giảm cân có nên ăn mồng tơi? Câu trả lời được tiết lộ ngay nội dung dưới đây.

Malabar spinach calories

Nguồn tham khảo: nutritionix.com

Ăn rau mồng tơi có giảm cân không?

Ăn rau mồng tơi có giảm cân không?

Nhiều người thắc mắc không biết ăn rau mồng tơi luộc có ảnh hưởng tới cân nặng không. Thực tế là loại rau này chỉ chứa 14 – 19 calo/ 100 gram, thuộc nhóm thực phẩm có lượng calo rất thấp. Nếu mỗi bữa bạn ăn 1 mớ rau mồng tơi [500 gram] thì cũng chỉ nạp vào cơ thể 70 –  95 calo. Còn nếu mỗi bữa bạn ăn nửa mớ rau mồng tơi [250 gram] thì sẽ nạp vào cơ thể 30 – 47,5 calo. Lượng calo này thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép cho một bữa [667 – 733 calo/ bữa nếu chia thành 3 bữa ăn chính trong ngày] nên không thể gây béo được. Nếu điều chỉnh các món ăn khác cho phù hợp đảm bảo lượng calo cung cấp cho mỗi bữa thấp hơn giới hạn cho phép thì bạn chắc chắn sẽ giảm cân.

Hơn nữa, chất nhầy pectin của rau mồng tơi còn có tác dụng hấp thu cholesterol khiến cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột từ đó ngăn ngừa cơ thể hấp thụ chất béo, giảm quá trình hình thành mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ngoài khả năng giảm cân thì rau mồng tơi còn được biết đến với nhiều lợi ích khác như:

  • Tốt cho mắt: Rau mồng tơi giàu vitamin A, rất tốt cho hệ miễn dịch giúp cơ thể tạo ra các tế bào bạch cầu để ngăn ngừa vi khuẩn và virus đồng thời cải thiện thị lực, giảm tình trạng đục thủy tinh thể.
  • Ngăn ngừa loãng xương: Hàm lượng canxi cao trong rau mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng loãng xương cùng các vấn đề về răng đồng thời cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể.
  • Tốt cho phụ nữ mang thai: Rau mồng tơi chứa axit folic và sắt. Đây là hai dưỡng chất rất tốt cho phụ nữ mang thai bởi khả năng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh cho thai nhi như tật nứt đốt sống đồng thời giảm bớt nguy cơ thiếu máu cho người mẹ.
  • Chống ung thư: Lá rau mồng tơi chứa nhiều sắc tố carotenoid chống oxy hóa như beta carotene, zeaxantin và lutein. Những chất này có thể trung hòa các gốc tự do nguy hại do cơ thể tạo ra, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng…
  • Tốt cho tim: Chất chống oxy hóa và chất xơ trong rau mồng tơi rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch, giảm nồng độ cholesterol xấu, ngăn ngừa tắc mạch máu cùng nhiều vấn đề về tim.
  • Nâng cao hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong rau mồng tơi giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để phòng tránh bệnh và nếu có mắc bệnh thì cũng nhanh chóng lấy lại sức khỏe hơn.

Tác dụng của rau mồng tơi

Tác dụng của rau mồng tơi

Mồng tơi là một trong những loại rau lá xanh bổ dưỡng và phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Rau mồng tơi chứa ít calo và chất béo nhưng lại đồng thời chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ.

Những giá trị dinh dưỡng nổi bật có thể kể đến của rau mồng tơi là có hàm lượng vitamin A cao, giàu vitamin C hơn cả rau bó xôi và giàu chất sắt giúp cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da… rất thích hợp để giải nhiệt trong mùa nóng. Theo Tây y, ở trong mồng tơi còn chứa chất nhầy pectin rất quý. Chất này có tác dụng phòng chữa nhiều bệnh như giúp nhuận tràng, thải chất béo nhằm chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu.

READ Bánh gạo one one bao nhiêu calo? Ăn bánh gạo có mập không? |Món Miền Trung

Ngoài việc chế biến ra các món ăn ngon miệng cho cả nhà, tác dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe còn có rất nhiều. Mồng tơi có thể giúp bạn giảm cân, có đôi mắt sáng khỏe hay góp phần làm cho làn da được mịn màng và tươi trẻ.

1. Giảm cân

Chất nhầy chứa trong mồng tơi có tác dụng ngăn ngừa cơ thể hấp thu chất béo. Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa rất ít chất béo và calo nhưng lại giàu chất xơ. Trong 100g lá mồng tơi chỉ có 19 calo nên đây là loại thực phẩm rất phù hợp cho những ai muốn giảm cân.

2. Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Thân và lá mồng tơi có chứa nhiều polysaccharide phi tinh bột, chất nhầy, chất xơ. Chất nhầy trong rau mồng tơi góp phần hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt, trơn tru hơn. Chất xơ góp phần làm giảm hấp thu cholesterol cũng như ngăn ngừa các vấn đề về ruột như phòng tránh và điều trị táo bón.

3. Tốt cho xương khớp

Hàm lượng canxi cao trong mồng tơi giúp xương và răng chắc khỏe, cải thiện cơ bắp, hệ thần kinh và các hormone trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Nhu cầu lượng canxi cần thiết hàng ngày cho người trưởng thành là 1.000 – 1.200 mg.

4. Cải thiện thị lực

Rau mồng tơi với thành phần vitamin A dồi dào, có khoảng 8.000 IU trong 100g lá mồng tơi, đáp ứng đến 267% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Vitamin A là một loại vitamin rất cần cho đôi mắt.

5. Dưỡng da mịn màng

Rau mồng tơi giúp cho khí huyết lưu thông nên cũng giúp cho da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Ngoài ra, mồng tơi còn cung cấp carotenoid và các chất có tác dụng chống oxy hóa như beta carotene, lutein và zeaxanthin… không chỉ giúp cơ thể chống lại bệnh tật mà còn ngăn ngừa quá trình lão hóa cho da.

Cách nấu món ăn ngon từ rau mồng tơi

Một vài món ăn được chế biến từ mồng tơi bạn có thể thưởng thức để vừa làm đa dạng thêm bữa ăn gia đình vừa giúp cả nhà được khỏe mạnh hơn.

1. Bò xay xào rau mồng tơi

Bò xay xào rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Bò xay xốt cà.
  • Rau mồng tơi.
  • Tỏi tép.
  • Hành khô.

Thực hiện:

Bước 1. Tỏi và hành khô rửa sạch, bóc vỏ và thái mỏng, sau đó bỏ lên một cái thớt và đập dập bằng dao.

Bước 2. Lấy chảo cho thêm một ít dầu ăn, đến khi dầu sôi thì bỏ hành và tỏi phi lên đến khi có mùi thơm là được.

Bước 3. Bước tiếp theo, cho bò xay sốt cà vào và đảo đều cho săn lại. Sau đó cho rau mồng tơi vào cùng và xào vừa chín tới là được. Cuối cùng, múc canh ra đĩa và bắt đầu thưởng thức.

2. Canh mồng tơi nấu tôm

Canh mồng tơi nấu tôm

Nguyên liệu: 

  • Rau mồng tơi.
  • Tôm tươi
  • Hành lá.
  • Muối ăn
  • Dầu ăn

Thực hiện:

Bước 1. Tôm mua về các bạn rửa sạch và bóc vỏ sau đó băm nhỏ tôm. Hành lá nhặt bỏ gốc rễ và rửa lại sạch bằng nước.

Bước 2. Cho dầu vào chảo và bỏ hành vào phi thơm sau đó bỏ tôm lên rồi xào. Tiếp theo, đổ nước vào và đun sôi trên lửa lớn. Nhớ là phải vớt váng nổi trên bề mặt. Sau đó, nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu vị ăn của gia đình mình. Cuối cùng, cho rau vào, vừa sôi lại thì tắt bếp và bắc xuống. Cuối cùng, múc ra tô để cả nhà cùng thưởng thức.

3. Canh mồng tơi nấu nghêu

Canh mồng tơi nấu nghêu

Nguyên liệu:

  • Nghêu
  • Rau mồng tơi. 
  • Gừng củ
  • Muối ăn

Thực hiện

Bước 1: Rửa nghêu qua nhiều lần với nước sạch, sau đó ngâm rau vào trong nước, thỉnh thoảng nhớ phải dùng tay đảo đều để nghêu ra hết cát, cứ làm đi làm lại như vậy nhiều lần để đảm bảo nghêu được sạch hẳn cát.

Bước 2: Rau mồng tơi nhặt bỏ sạch những lá già, sau đó rửa sạch với nước rồi để thật ráo, nếu rau to quá thì có thể dùng kéo cắt làm đôi.

Bước 3. Nghêu sau khi rửa sạch, cho vào nồi và đập thêm một ít gừng luộc để khử bớt mùi tanh, khi nghêu há miệng đều hết cả nồi thì tắt bếp. Sau đó tách vỏ lấy phần thịt, phần nước luộc nghêun hãy lọc lại cho sạch và đổ phần nước đã lọc vào nồi.

Bước 4. Đặt nồi nước luộc ngao lên bếp và đun sôi trở lại, sau đó thả rau mồng tơi vào, nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị của gia đình mình

READ Bánh sữa chua Horsh bao nhiêu calo ? có béo không?

Bước 5. Tiếp tục cho phần thịt nghêu vào nồi canh, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Cuối cùng, múc ra tô lớn và thưởng thức cùng với cơm và các món khác trong bữa ăn gia đình mình.

4. Canh cua rau đay, mướp, mồng tơi

Canh cua rau đay, mướp, mồng tơi

Nguyên liệu.

  • Rau đay.
  • Mướp hương
  • Mồng tơi
  • Cua đồng
  • Muối ăn
  • Mắm tôm
  • Ớt
  • Tỏi
  • Hành.

Thực hiện:

Bước 1. Cua khi mua ở chợ về nhớ thả vào trong thau nước để bảo đảm cua được sạch. Sau đó bắt đầu rửa với nước nhiều lần để sạch hết tất cả mọi bùn đất còn lại ở trong cua. Tiếp theo, khi cua đã sạc, hãy bóc mai và bỏ yếm cua đi. Trong quá trình bóc cua nhớ lấy gạch cua để riêng. Cho cua vào cối giã nhuyễn sau đó cho nước lọc vào để lọc cuaa. Lưu ý chỉ lấy phần nước còn xác cua thì bỏ đi.

Bước 2. Rau đay và rau mồng tơi hãy nhất lấy phần non ngâm qua nước muối  khoảng 5 đến 10 phút rồi, Sau đó để ráo rồi thực hiện cắt nhỏ. Mướp gọt sạch vỏ và cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 3. Cho tất cả  nước cua vào nồi, sau đó đun sôi. :Lúc bắt đầu sôi, cần hạ bớt lửa để bảo đảm thịt cua sẽ không bị bể và tràn ra ngoài.

Bước 4. Khi cua bắt đầu sôi lên, hãy cho mướp, rau đay và rau mồng tơi vào, sau đó khuấy mắm tôm cho vào nồi nước đang sôi.

Bước 5. Vặn lửa to thêm một chút để nồi canh sôi nhanh hơn, sau đó nêm nêm đủ gia vị vừa ăn.

Bước 6. Cho chảo lên bếp và đổ một ít dầu ăn vào, cho thêm 1 củ hành khô phi vàng sau đó cho gạch cua vào đảo đều tay trong vòng vài phút. Tiếp tục, đổ phần gạch cua vừa xào vào nồi canh. Cuối cùng, chỉ việc múc canh ra tô và bắt đầu thưởng thức.

 5. Canh thịt nạc xay nấu rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Mồng tơi
  • Thịt nạc
  • Hành khô.
  • Muối.
  • Đường.

Thực hiện

Bước 1. Rau mồng tơi mua về rửa thật sạch và để ráo nước. Thịt nạc ửa sạch và cắt nhỏ sau đó băm nhuyễn. Hành khô cần bóc sạch vỏ và thái nhỏ.

Bước 2. Cho vào chảo hai thìa dầu ăn, lúc dầu nóng thì cho hành khô vào phi thơm, tiếp theo cho thịt vào xào chung đến khi thịt chín thì nêm gia vị để thức ăn vừa miệng. Tiếp theom đổ vào đó một ít nước lọc tùy theo lượng ăn của gia đình bạn đun sôi lên. Sau đó, thả rau mồng tơi vào. Đến khi sôi lại, xem đã vừa khẩu vị chưa. Cuối cùng, múc ra tô ăn với cơm.

6. Canh rau mồng tơi chay

Nguyên liệu:

  • Mồng tơi
  • Tỏi
  • Muối
  • Gia vị khác

Thực hiện

Bước 1: Rửa sạch mồng tơi, chỉ lấy lá tươi và và phần ngọn, không lấy thân, thái nhỏ hoặc để nguyê đều được.

Bước 2: Bật bếp lên, đổ dầu và tỏi băm nhỏ vào phi cho thơm trước sau đó cho rau mồng tơi vào xào cùng.

Bước 3: Nếm gia vị vừa miệng rồi đổ thêm nước đủ dùng, đến khi sôi đảo qua 1 lượt rồi nếm lại gia vị, sau đó đợi sôi thêm khoảng 2 phút nữa, tắt bếp để dùng.

Thực đơn ăn rau mồng tơi giảm cân trong 7 ngày

Thực đơn ăn rau mồng tơi giảm cân trong 7 ngày

Như vậy, ở đây thì bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi giảm cân có nên ăn mồng tơi không và một số bí kíp để ăn rau mồng tơi khi muốn giảm cân an toàn. Và dưới đây là gợi ý về thực đơn giảm cân 7 ngày ăn mồng tơi cực hiệu quả, có thể giúp bạn loại bỏ được khoảng 3 – 5kg mỡ thừa trong 1 tháng.

Thực đơn ăn rau mồng tơi giảm cân trong 7 ngày

Ngày 1

+ Bữa sáng: 1 bát cháo yến mạch thịt nạc , 200ml sữa tươi không đường – khoảng 310kcal

+ Bữa phụ: 100g hạt óc chó – khoảng 130kcal

+ Bữa trưa: 1 đĩa rau mồng tơi luộc, 1 củ khoai lang luộc, 200g thịt lợn nướng tiêu – khoảng 420kcal

+ Bữa phụ: 1 cốc sinh tố không đường – khoảng 75kcal

+ Bữa tối: 100g Ức gà nướng tiêu, 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh mồng tơi nấy tép – 410kcal

1345kcal

Ngày 2

+ Bữa sáng: 1 củ khoai lang luộc, 1 quả trứng luộc, 1 quả cam – 315kcal

+ Bữa phụ: 1 cốc sinh tố cải bó xôi hạt chia – 95kcal

+ Bữa trưa: 200g rau mồng tơi xào tỏi, 1 bát cơm gạo lứt, 100g tôm hấp nấm – 427kcal

+ Bữa phụ: 100g hạt điều – 97kcal

+ Bữa tối: 100g thịt bò luộc, 2 lát bánh mì đen, 1 cốc sinh tố cà rốt – 375kcal

1309kcal

Ngày 3

+ Bữa sáng: 1 quả trứng luộc, 1 củ khoai lang luộc, 1 ly sữa đậu nành không đường – khoảng 350kcal

+ Bữa phụ sáng: 1 quả táo – 70kcal

+ Bữa trưa: 1 Bánh mì kẹp phô mai và thịt bò, 200g rau mồng tơi trộn – khoảng 420kcal

+ Bữa phụ: 200ml sữa tươi không đường – khoảng 60kcal

READ dưa hoàng kim bao nhiêu calo

+ Bữa tối: 1 củ khoai lang nướng, 1 bát canh mồng tơi nấu tôm – khoảng 280kcal

1180kcal

Ngày 4

+ Bữa sáng: 1 bắp ngô luộc, 1 quả trứng luộc, 100ml nước ép táo – 300kcal.

+ Bữa phụ: 100g hạt dinh dưỡng – 156kcal

+ Bữa trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g rau mồng tơi xào tỏi, 200g cá ngừ bỏ lò – 460 calo

+ Bữa phụ: 100ml cốc sữa óc chó không đường – 61kcal

+ Bữa tối: 1 chén cơm gạo lứt, 100g rau mồng tơi luộc trộn thịt bò xào – 425kcal

1402kcal

Ngày 5

+ Bữa sáng: 1 quả trứng chần, 2 lát bánh mì đen kẹp phô mai – 273kcal

+ Bữa phụ: 200g dứa tươi – 75kcal

+ Bữa trưa: 1 tô bún gạo lứt trộn thịt bằm, 200g rau mồng tơi trộn vừng – 400kcal

+ Bữa phụ: 1 cốc nước ép cần tây – 50kcal

+ Bữa tối: 100g tôm luộc, 1 bát canh mồng tơi nấu thịt nạc, 1 bát cơm gạo lứt – 370kcal

1168kcal

Ngày 6

+ Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên cám, 1 quả trứng ốp la, 1 quả cam – khoảng 325kcal

+ Bữa phụ: 1 cốc sinh tố dâu tây – khoảng 55kcal

+ Bữa trưa: 200g cá hồi nướng, 1 củ khoai lang luộc, 200g mồng tơi luộc – khoảng 430kcal

+ Bữa phụ: 200ml sữa đậu đỏ – khoảng 110kcal

+ Bữa tối: 1 lát bánh mì ngũ cốc, 200g thịt bò xào mồng tơi – 310kcal

1230kcal

Ngày 7

+ Bữa sáng: 1 củ khoai nướng, 2 lát phô mai, 1 quả chuối – 375kcal

+ Bữa phụ: 200ml sữa đậu nành không đường – 55kcal

+ Bữa trưa: 1 chén cơm gạo lứt, 1 quả trứng chiên rau củ, 1 bát canh rau mồng tơi nấu tép – 425kcal

+ Bữa phụ: 1 cốc sinh tố cà rốt – 75kcal

+ Bữa tối: 100g lợn nướng, 1 củ khoai lang, 200g rau mồng tơi luộc – 359kcal

1289kc

Lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Lưu ý khi ăn rau mồng tơi

Mồng tơi là loại rau rất tốt cho sức khỏe và khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn mồng tơi không đúng cách có thể đem lại những nguy hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần biết thêm một số lưu ý khi ăn loại rau này.

1. Chọn đúng rau mồng tơi sạch

Để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe thì điều đầu tiên cần lưu ý là bạn nên biết cách lựa chọn rau mồng tơi đúng chuẩn. Bạn cần chọn được đúng loại mồng tơi sạch, không ngâm hóa chất.

Ngoài ra, khi chế biến xong thì bạn cần ăn hết, nếu dư thì cần mang đi đổ chứ không nên ăn lại vì sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Bạn nên mua tại những nơi bán uy tín như siêu thị, cửa hàng rau sạch vì đây là một trong các loại rau dễ có hóa chất.

2. Không nên ăn rau mồng tơi sống

Các loại rau có nhiều chất nhầy như mồng tơi, mướp hương, đậu bắp, rau đay… đều cần được nấu chín kỹ. Việc ăn sống các loại rau này, trong đó có rau mồng tơi, có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu cho bạn. Đặc biệt là những người ăn uống khó tiêu, thường bị đầy bụng, lạnh bụng hoặc gặp các vấn đề như đau nhức xương khớp, bắp thịt, cơ thể nặng nề thì nên hạn chế dùng để tránh làm cơ thể ốm yếu thêm.

3. Không nên ăn quá nhiều

Ăn nhiều mồng tơi gây khó chịu trong dạ dày bởi vì mồng tơi có chứa nhiều chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chuột rút. Ngoài ra, trong mồng tơi chứa axit oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thu được những dưỡng chất quan trọng.

4. Những người không nên ăn rau mồng tơi

Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi vì rau mồng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển. Người đang bị đau bụng, tiêu chảy nên hạn chế sử dụng vì sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

5. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn

Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mồng tơi đó là bạn có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Rau mồng tơi có chứa hàm lượng axit oxalic, đây là loại axit có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước, dễ bám vào răng. Do đó, khi ăn loại rau này sẽ khiến bạn cảm thấy mảng bám ở răng nhiều hơn.

Chủ Đề