Cập nhật lãi suất ngân hàng mới nhất năm 2022

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2022? [Nguồn: VTV]

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm ngân hàng chỉ rơi vào tầm 0,2-0,1% áp dụng tại quầy và 0,2-1% gửi trực tuyến mà thôi. Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay ngân hàng VietinBank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các ngân hàng.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm này.

Gửi tại quầy:

Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Tiếp theo là ngân hàng SCB với 3,95%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất dao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%. Thấp nhất là ngân hàng MBBank với 2,5% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 3 tháng.

Với kỳ hạn 6 tháng, GBBank tiếp tục giữ mức lãi suất là 6,5%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại. Thấp nhất là các ngân hàng thuộc Big4 [Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank], mức lãi suất cán mốc 4%/năm.

Kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7%. Thấp nhất là 4,85%/năm thuộc về ngân hàng MBBank.

Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24, 36 tháng, ngân hàng SCB, VRB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 7%/năm.

Gửi trực tuyến:

Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất ngân hàng hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 4 %. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong Bank với 3,15%/năm.

Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, Nam Á Bank là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 12 tháng là 7,2%, kỳ hạn 18-36 tháng là 7,4%.

Người dân tích cực gửi ngân hàng

Số liệu từ Ngân hàng nhà nước công bố mới đây cho thấy, tiền gửi của người dân trong tháng 3/2022 tăng hơn 14.000 tỷ đồng. Mức tăng này ở các tháng 1/2022 và tháng 2/2022 lần lượt là 103.000 tỷ đồng và 56.000 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, người dân đã gửi ròng gần 174.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng và đưa tổng số tiền gửi của cư dân lên mức 5,47 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 3,28% so với cuối năm 2021.

Việc tăng trưởng tiền gửi của cư dân ngay trong quý đầu năm là điều rất hiếm. Bởi lẽ, đây là những tháng cao điểm, người dân thường có xu hướng rút tiền để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu dịp Tết Nguyên đán.

Diễn biến “bất thường” trên chủ yếu được tác động nhờ vào việc các ngân hàng thương mại bắt đầu điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng lên. Nếu so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, mặt bằng lãi suất huy động tháng 3/2022 đã tăng khoảng 0,5-1,0 điểm phần trăm.

Theo giới chuyên môn, xu hướng trên sẽ tiếp tục thể hiện ít nhất trong kỳ công bố số liệu tháng 4/2022 với 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, từ tháng 3/2022 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục tăng thêm từ 0,1-0,3 điểm phần trăm. Thậm chí, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng bắt đầu tham gia cuộc đua hút tiền gửi nhằm chuẩn bị cho nhu cầu vay vốn tăng nhanh khi gói hỗ trợ lãi suất 2% được áp dụng.

Thứ hai, dòng tiền rút bởi ở các kênh đầu tư nóng trước đó dần quay lại trú ẩn tạm thời tại hệ thống ngân hàng để chờ cơ hội mới.

Điển hình, trong tháng 4/2022, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, thanh khoản mỗi phiên giao dịch từ khoảng 20.000 tỷ đồng rơi về quanh 12.000 tỷ đồng. Hay như quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp tháng 4 cũng chứng kiến sự sụt giảm, nguồn tiền đãng lẽ tập trung cho thị trường này cũng không có cơ hội để giải ngân.

Thứ ba, quan sát từ dữ liệu lịch sử, tiền gửi cư dân thường có xu hướng tăng dần từ đầu quý II hàng năm.

Đáng chú ý, không chỉ tiền gửi cư dân, mà tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng tăng nhanh.

Riêng trong tháng 3/2022 tăng tới 228.300 tỷ đồng. Tính đến cuối quý I/2022, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,86 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm.

Điều này cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho thấy những tín hiệu sáng trở lại, nhưng vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn và khó khăn tiềm ẩn vẫn rất lớn.

Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thận trọng khi dành vốn cho hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, tiền vẫn ứ đọng và tranh thủ sinh lời ở ngân hàng, đặc biệt khi mặt bằng lãi suất đang tăng.

EU đạt thỏa hiệp cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga - Có hay không một cuộc cạnh tranh công bằng?

Thỏa hiệp cho phép hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường ống của Nga sang EU tạm thời tiếp tục, trong khi các chuyến hàng ...

EU 'dứt tình' dầu Nga, châu Á 'hứng đạn'?

Căng thẳng Nga-EU đang đẩy thế giới đến bờ vực của tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa Đông, với những tác động tồi ...

Nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường cũng như chuẩn bị cho nhu cầu tín dụng từ nay đến cuối năm, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động. Đáng chú ý, đã có thành viên thuộc nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tham gia cuộc đua tăng lãi suất.

HÀNG LOẠT NGÂN HÀNG TĂNG LÃI SUẤT TIẾT KIỆM

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 5, lần lượt ở mức 0,02 và 0,03 điểm phần trăm, lên mức 4,92%/năm và 5,69%/năm. So với cùng kỳ năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này cũng tăng lần lượt 0,05 và 0,10 điểm phần trăm.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ [vốn dưới 5.000 tỷ đồng] là nhóm duy nhất có lãi suất tăng ở cả 2 loại kỳ hạn, cùng ở mức 0,10 điểm phần trăm, lên 5,61%/năm [6 tháng] và 6,23%/năm [12 tháng].

Ngược lại, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn [vốn trên 5.000 tỷ đồng] giảm 0,02 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng xuống còn 4,68%/năm và 0,01 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 12 tháng, xuống 5,45%/năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 5. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 11 liên tiếp; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 9 tháng.

Bước sang đầu tháng 6/2022, thêm hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng biểu lãi suất tiết kiệm. Thậm chí, thành viên trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước cũng tham gia cuộc đua tăng lãi suất này.

Cụ thể, BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đầu tiên tham gia làn sóng tăng lãi suất huy động sau gần một năm giữ nguyên mức lãi suất cũ. Ngân hàng này điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, hiện cố định ở 5,6%/năm.

Mặc dù không tăng lãi suất gửi tại quầy, nhưng Vietcombank cũng cộng thêm 0,1 điểm phần trăm cho hình thức gửi trực tuyến trên website lên mức 5,6%/năm.

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Techcombank sau một thời gian để lãi suất tiền gửi thấp hơn nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối thì mới đây đã tăng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tại quầy đối với kỳ hạn 36 tháng, mức tăng đối với các kỳ hạn ngắn từ 0,3 - 0,45 điểm phần trăm. Ngoài ra, nhằm thu hút khách hàng mới, Techcombank có chính sách tặng thêm 0,5%/năm lãi suất đối với khách hàng gửi tiền lần đầu.

Tương tự, VPBank tăng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất đối với tiền gửi các kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng, đưa lãi suất lên 6,4%/năm. Trường hợp giá trị tiền gửi trên 300 triệu đồng với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất cao hơn 0,3 - 0,5%/năm so với gửi tại quầy.

Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại tư nhân khác cũng gia nhập cuộc đua lãi suất gồm: NCB tăng thêm từ 0,3-0,5 điểm phần trăm với một số kỳ hạn; ACB, SHB, OceanBank, BaoVietBank, PGBank… điều chỉnh tăng lãi suất trong biên độ 0,1-0,4 điểm phần trăm. Không những vậy, tại ABBank, VIB… khách hàng còn được áp dụng chương trình tặng lãi suất từ 0,5 – 1,5 điểm phần trăm khi tham gia mở sổ tiết kiệm tại quầy.

Nhìn chung tổng thể toàn hệ thống, năm nay nhu cầu tín dụng đã và đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất tiết kiệm để củng cố nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng ở các kỳ hạn, qua đó đáp ứng nhu cầu tín dụng tốt hơn từ nay đến cuối năm.

Riêng việc các ngân hàng thương mại chỉ điều chỉnh nhẹ biểu lãi suất huy động chủ yếu là do vẫn giữ được lợi thế về nguồn vốn. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng này trong 3 tháng đầu năm tăng khoảng 66.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các chương trình miễn phí chuyển khoản kể từ đầu năm 2022 cũng đang phát huy hiệu quả để hút tiền gửi không kỳ hạn về.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT ?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 6/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó.

Dẫn đầu danh sách vẫn là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Đứng thứ hai là Kienlongbank khi tăng mạnh 0,55 điểm phần trăm từ mức 6,75%/năm lên 7,3%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

HDBank đang đứng vị trí thứ ba trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Lãi suất ngân hàng HDBank vẫn tiếp tục duy trì ở mức 7,15%/năm, áp dụng cho số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Theo sau đó là hai ngân hàng Techcombank và ACB với lãi suất khá cao là 7,1%/năm. Techcombank áp dụng mức lãi suất này với khoản tiết kiệm tối thiểu 999 tỷ đồng tại kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó ACB đang niêm yết lãi suất 7,1%/năm cho tiền gửi từ 100 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MSB [7%/năm]; LienVietPostBank [6,99%/năm]; BacABank [6,90%/năm]; NCB [6,90%/năm]; MB [6,9%/năm]; VietABank [6,9%/năm]... Nhưng các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước, Vietcombank, VietinBank, BIDV và VietinBank có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Trong khi đó Agribank huy động vốn với lãi suất cao nhất là 5,5%/năm.

Video liên quan

Chủ Đề