Cắt tử cung có ảnh hưởng đến buồng trứng

Chia sẻ với nửa kia: Việc chia sẻ với người ấy về cảm giác của bạn sau khi cắt tử cung, đặc biệt khi đau đớn hoặc khó chịu, sẽ giúp cả hai hiểu nhau hơn.

Thử nghiệm nhiều tư thế: Một tư thế nào đó khi quan hệ có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt khi bị khô âm đạo. Trong những tình huống này, bạn cần tìm hiểu tư thế nào là phù hợp nhất với bản thân.

Khi nào bạn cần sự trợ giúp?

Trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật, bạn sẽ phải tái khám khá thường xuyên. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về các hậu quả của việc cắt bỏ tử cung mà mình gặp phải để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm có thể quan hệ bình thường trở lại.

Sau khi đã quay về với chế độ sinh hoạt tình dục bình thường, bạn cũng nên quan tâm đến những thay đổi của cơ thể như khô âm đạo, không có hứng thú hoặc mất cảm giác khi giao hợp. Đôi khi, cảm giác hưng phấn và sự bôi trơn tự nhiên của âm đạo cần một thời gian để trở lại như xưa. Lúc này, bạn có thể sử dụng thêm gel bôi trơn hoặc dành nhiều thời gian âu yếm hơn trước khi quan hệ để tăng hưng phấn và kích thích âm đạo tiết dịch bôi trơn. Đừng tạo quá nhiều áp lực cho bản thân mình, hãy thư giãn và cho cơ thể bạn chút thời gian. Nếu như đã cố gắng nhưng không thể cải thiện tình hình, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cắt tử cung, tâm trạng của bạn có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Bạn đôi khi cảm thấy lo lắng, buồn bã, mất dần sự nữ tính hoặc thấy bản thân kém hấp dẫn. Lúc này, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý, vì sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém sức khỏe thể chất.

Hello Bacsi hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không?” và “Cắt tử cung sau bao lâu thì quan hệ bình thường?”. Đừng ngại chia sẻ với bác sĩ và nửa kia về những vấn đề mà bạn gặp phải sau khi cắt tử cung nhé.

Cắt bỏ tử cung là một phẫu thuật được thực hiên khi bệnh nhân mắc các căn bệnh phụ khoa như u xơ, sa tử cung, ung thư cổ tử cung...

Cắt bỏ tử cung tuy có thể giải quyết được khối u ác tính hoặc vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Đối với bệnh ung thư cổ tử cung, cắt tử cung có thể duy trì sức khỏe và bảo vệ tính mạng của bệnh nhân tuy nhiên cắt bỏ tử cung cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, biến chứng đối với người bệnh.

Sau phẫu thuật cắt bỏ, nếu bệnh nhân được chăm sóc cẩn thận, đúng cách thì việc phục hồi hoàn toàn là có thể. Thời gian phục hồi ngắn hay dài phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện của bệnh, cơ địa và thể trạng của mỗi bệnh nhân.

Sau khi cắt bỏ tử cung, cơ thể sẽ xuất hiện những thay đổi như sau:

Những hậu quả của việc cắt bỏ tử cung

1. Thời gian phục hồi lâu và để lại sẹo

Đây là loại tác dụng phụ thường thấy khi làm phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Ở đây, vết rạch thường là theo chiều dọc, trong một số trường hợp hiếm hoi, vết cắt có thể theo chiều ngang. 

Thông qua vết cắt này, tử cung được lấy ra khỏi cơ thể. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải nằm trên giường trong nhiều tuần sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, sẹo từ vết rạch rất khó để hết.

2. Tổn thương âm đạo

Cắt bỏ tử cung thường ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo bởi đây là một vùng nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm, điều này có thể dẫn đến một số tổn thương lâu dài cho âm đạo. 

Đây là một tác dụng phụ thường thấy trong trường hợp cắt bỏ tử cung ngả âm đạo. 

Âm đạo cực kỳ nhạy cảm, nếu bác sĩ phẫu thuật không có kinh nghiệm, điều này có thể dẫn đến một số tổn thương lâu dài cho âm đạo. Do vậy việc chăm sóc âm đạo và những lưu ý trong việc quan hệ tình dục sau phẫu thuật là nỗi lo lắng của mỗi bệnh nhân. 

3. Nguy cơ thiếu máu

Bất kể là hình thức phẫu thuật nào, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng mất máu quá nhiều trong và sau phẫu thuật. Mất lượng máu lớn và đột ngột như vậy có thể khiến bạn bị thiếu máu. 

Sau phẫu thuật, để hạn chế tình trạng thiếu máu do mất máu, da xanh tái, hoa mắt chóng mặt, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng, giàu sắt và vitamin, khoáng chất giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Cắt tử cung có ảnh hưởng đến buồng trứng

Cắt bỏ tử cung để lại rất nhiều thay đổi đối với sức khỏe của người phụ nữ. (Ảnh: Internet)

4. Những cơn đau

Những cơn đau xuất hiện cũng là một trong những hậu quả của việc cắt bỏ tử cung. Cũng giống như bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào khác, sẽ có những cơn đau nhất định khi loại bỏ tử cung. Cường độ và thời gian cơn đau tùy thuộc vào loại thủ thuật mà bạn đang chọn và tử cung có phải là cơ quan duy nhất bị cắt bỏ hay không. 

Thông thường, bệnh nhân sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo dài hơn một tháng, trong trường hợp cắt bỏ tử cung ngả âm đạo, phụ nữ sẽ bị đau từ 2 đến 3 tuần. Cắt bằng nội soi ít gây đau đớn hơn.

5. Tăng nguy cơ ung thư

Cắt bỏ tử cung làm tăng nguy cơ ung thư. Tác dụng phụ này thường gặp trong trường hợp cắt bỏ tử cung nội soi sử dụng các kỹ thuật để phá vỡ các mô tử cung để đưa tử cung thông qua một đường rạch nội soi. Tuy nhiên, làm điều này có thể dẫn đến các mô nghi ngờ ung thư lây lan khắp cơ thể. Những mô này có thể trở nên ác tính qua các năm.

6. Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ thường phải gây mê trong quá trình mổ. Tuy nhiên việc gây mê lại có thể gây ra một số tác dụng phụ ở phụ nữ trên bị bệnh hô hấp, bệnh tim, hen suyễn hoặc những người trên 50 tuổi. 

7. Nhiễm trùng

Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên quan tâm đến vị trí vết mổ. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, vết thương phẫu thuật có thể bị nhiễm trùng, gây ra các biến chứng và khiến bệnh trở nên trầm trọng.

8. Thời kỳ mãn kinh sớm

Hầu hết các trường hợp cắt bỏ tử cung là một số tình trạng y tế và được đi kèm với việc loại bỏ buồng trứng. Trong những trường hợp như vậy, nó có thể dẫn đến mãn kinh sớm. Khi đó, phụ nữ thường thấy nóng, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng, sốt nhẹ và các triệu chứng liên quan khác.

9. Đau khi quan hệ tình dục

Hãy trao đổi lại với bác sĩ nếu như bệnh nhân bị đau khi quan hệ tình dục sau cắt bỏ tử cung. 

Đây không phải trường hợp hiếm gặp, bạn có thể gặp phải một số cơn đau vùng bụng dưới dẫn đến việc suy giảm ham muốn và không thể đạt cực khoái. Nguyên do là việc cắt bỏ tử cung và buồng trứng sẽ làm suy giảm hormone giới tính khiến một số phụ nữ không còn xuất hiện những cơn co thắt tử cung như lúc trước, điều này làm họ không đạt được cực khoái khi quan hệ tình dục nữa. 

Bên cạnh đó, cắt bỏ tử cung làm âm đạo bị khô, gây khó khăn cho việc thâm nhập vào nó. Vì vậy, phụ nữ sau khi cắt bỏ tử cung cần phải sử dụng chất bôi trơn âm đạo hoặc hormone. Điều này ảnh hưởng tới tuổi thọ, sức khỏe và đời sống tình dục của người phụ nữ. 

Một trong những hậu quả khác của việc cắt bỏ tử cung đó là người phụ nữ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim và dễ bị loãng xương hơn bình thường. 

Gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Với hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.

Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – 468 Nguyễn Trãi - Phường 8 - Quận 5 – TP. HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.730.8999 để được tư vấn.

Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/

Cắt tử cung có ảnh hưởng đến buồng trứng

Theo Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) thì chỉ định cắt tử cung gồm có:

  • Bệnh lí lạc nội mạc tử cung;
  • U xơ cơ tử cung;
  • Ung thư phụ khoa;
  • Ra huyết âm đạo bất thường;
  • Tình trạng đau kéo dài ở vùng chậu.

Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật cắt tử cung để điều trị tình trạng sa các cơ quan ở vùng chậu hoặc để dự phòng ở các bệnh nhân có vấn đề về di truyền có nguy cơ ung thư như hội chứng Lynch.

Ở chủ đề này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc cắt tử cung do các nguyên nhân phụ khoa đi kèm với:

  • Phân loại cắt tử cung;
  • Tác dụng bất lợi của mỗi loại phẫu thuật;
  • Những nguy cơ và biến chứng có thể gặp;
  • Những vấn đề bạn nên hỏi cụ thể bác sĩ.

Các dạng phẫu thuật cắt tử cung

Theo ACOG, có 3 dạng chính của phẫu thuật cắt tử cung:

  • Cắt tử cung toàn phần: bao gồm việc cắt tử cung và cổ tử cung;
  • Cắt tử cung bán phần: phẫu thuật viên chỉ cắt tử cung và giữ lại phần cổ tử cung;
  • Cắt rộng tử cung: bao gồm cắt bỏ tử cung, cổ tử cung và các mô nâng đỡ xung quanh. Thường được thực hiện ở bệnh nhân cắt tử cung vì lí do ung thư.

Thêm vào đó, một hoặc hai buồng trứng, vòi trứng có thể bị cắt bỏ trong quá trình cắt tử cung.  Phẫu thuật viên còn có thể thực hiện cắt tử cung theo vài cách khác nhau: qua ngã bụng, ngã âm đạo hoặc phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật nội soi được thực hiện qua đường bụng và tử cung sẽ được lấy ra qua ngã âm đạo.

Cắt tử cung có ảnh hưởng đến buồng trứng

Những khó chịu sau phẫu thuật

Đa số bệnh nhân thường thấy đau, ra huyết hoặc tiết dịch âm đạo, đôi khi có thể táo bón sau phẫu thuật. Sử dụng thuốc giảm đau và băng vệ sinh có thể hỗ trợ bệnh nhân khi gặp các vấn đề này.

Mức độ cũng như thời gian của các khó chịu này sẽ phụ thuộc vào dạng phẫu thuật cắt tử cung được thực hiện.

Cắt tử cung không cắt buồng trứng

Việc cắt tử cung không kèm theo cắt buồng trứng vẫn có thể làm ảnh hưởng lên chức năng của buồng trứng.

Theo một thống kê năm 2020, các nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng của việc cắt tử cung chừa hai buồng trứng có thể đẩy nhanh quá trình mãn kinh diễn ra. Một nghiên cứu nhỏ hơn vào năm 2006 cho thấy cắt tử cung có thể ảnh hưởng tới nguồn cấp máu cho buồng trứng, đây là một giả thuyết củng cố cho quan điểm ở trên.

Tuy nhiên bằng chứng vẫn còn chưa thống nhất cũng như phụ thuộc vào: dạng phẫu thuật, các cơ quan và khối lượng mô xung quanh tử cung bị cắt bỏ.

Các nhà khoa học vẫn đang khảo sát những bất lợi lâu dài của việc cắt tử cung gây ra và ảnh hưởng như thế nào lên chức năng của buồng trứng.

Cắt tử cung kèm theo cắt buồng trứng

Phẫu thuật này có nghĩa là trong quá trình cắt tử cung, hai buồng trứng cũng sẽ được cắt bỏ.

Buồng trứng là nơi sản xuất hormone Estrogen, vì thế mà khi bị cắt bỏ bệnh nhân gần như sẽ trải qua các dấu hiệu của mãn kinh (nếu trước đó bạn vẫn còn hành kinh), bao gồm:

  • Bốc hỏa;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Khô rát vùng âm đạo;
  • Mất ngủ;
  • Thay đổi cảm xúc và cáu kỉnh;
  • Tăng cân;
  • Rụng tóc;
  • Khô da;
  • Rối loạn đi tiểu;
  • Loãng xương;
  • Tăng nhịp tim.

Những triệu chứng này thay đổi khác nhau ở mỗi người về mức độ, thời gian và thường do sự sụt giảm đột ngột của Estrogen nên đa số các triệu chứng thường khá rõ rệt.

Để hỗ trợ bạn khi gặp các khó chịu này, bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng nội tiết thay thế.

Hồi phục sau cắt tử cung

Theo Cơ quan sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, thường mất khoảng 3-4 tuần để phục hồi sau cắt tử cung ngã âm đạo hoặc phẫu thuật nội soi. Phương pháp cắt tử cung qua mở bụng có thể mất khoảng 4-6 tuần để hồi phục.

Tuổi tác và sức khỏe của bạn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.

Theo Viện ung thư Dana-Farber (một trong những trung tâm hàng đầu tại Hoa Kỳ về điều trị ung thư) lưu ý dưới đây sau cắt tử cung:

  • Không nâng vật nặng trong 6 tuần;
  • Bệnh nhân có thể sẽ thấy mệt mỏi trong 6 tuần đầu;
  • Bệnh nhân có thể thấy ra huyết hoặc tiết dịch âm đạo trong 8 tuần đầu;
  • Không được đưa bất kì vật gì vào âm đạo trong 8 tuần đầu.

Có thể làm những việc sau để cải thiện quá trình hồi phục:

  • Vận động nhẹ nhàng như đi bộ;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Giữ cho vết mổ khô và sạch;
  • Không mặc quần áo chật chội;
  • Kiểm tra vết mổ thường xuyên cũng như các dấu hiệu của nhiễm trùng;
  • Tránh dội nước trực tiếp vào vùng vết mổ khi tắm;
  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sau phẫu thuật thường cần nằm lại bệnh viện khoảng 3-7 ngày, tùy theo loại phẫu thuật cũng như quá trình hồi phục sau mổ. Phẫu thuật nội soi có thời gian cũng như khả năng phục hồi tốt hơn hẳn so với các dạng còn lại.

Những nguy cơ và biến chứng

Theo ACOG, một số nguy cơ sau phẫu thuật cắt tử cung ngã bụng bao gồm:

  • Nhiễm trùng;
  • Chảy máu từ vết mổ;
  • Tổn thương mô hoặc thần kinh.

Phẫu thuật cắt tử cung ngã âm đạo hoặc nội soi có nguy cơ biến chứng thấp hơn. Tuy nhiên thì bất kì dạng phẫu thuật cắt tử cung nào cũng có khả năng gây ra các vấn đề này.

Theo một nghiên cứu năm 2018, cắt tử cung trước 35 tuổi còn làm tăng khả năng mắc một số bệnh lí nội khoa, bao gồm:

  • Tăng 14% nguy cơ rối loạn mỡ máu;
  • Tăng 13% nguy cơ tăng huyết áp;
  • Tăng 18% nguy cơ béo phì;
  • Tăng 33% nguy cơ bệnh mạch vành;
  • Tăng 4,6 lần nguy cơ suy tim sung huyết;
  • Tăng 2,5 lần nguy cơ bệnh mạch vành.

Ảnh hưởng trên sức khỏe tinh thần

Cùng với sự thay đổi trên cơ thể, bệnh nhân sau cắt tử cung còn có thể trải qua những thay đổi về tinh thần.

Cắt tử cung đồng nghĩa với việc không thể có thai. Chính vì vậy với những ai mong muốn có thêm con, đây là một ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần, tâm lí của họ.

Bạn sẽ không còn có chu kì kinh nguyệt, điều này đôi khi làm người phụ nữ cảm thấy họ không còn là “phụ nữ” nữa. Đối với một số người thì việc không phải hành kinh giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Đặc biệt với những trường hợp thấy đau bụng hoặc khó chịu khi hành kinh trước đây thì giờ những triệu chứng này sẽ cải thiện giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Trong một nghiên cứu kéo dài trên 20 năm từ 1980-2002 trên những trường hợp cắt tử cung chừa lại hai buồng trứng, nguy cơ rối loạn trầm cảm tăng 6,6% và 4,7% đối với rối loạn lo âu trong vòng 20 năm sau phẫu thuật.

Những vấn đề bạn nên hỏi bác sĩ

Cắt tử cung là phẫu thuật lớn, phẫu thuật không thể đảo ngược, chính vì vậy mà bạn cần biết được càng nhiều thông tin càng tốt trước khi đưa ra quyết định.

Những điều bạn nên hỏi bác sĩ gồm:

  • Liệu phẫu thuật có thể chữa được căn nguyên bệnh hay chỉ là điều trị triệu chứng?
  • Có phương pháp điều trị thay thế nào khác cắt tử cung để làm giảm các triệu chứng?
  • Sau khi mãn kinh các triệu chứng này có giảm đi không và liệu có cần phẫu thuật liền không?
  • Những triệu chứng này có tái phát sau phẫu thuật không, nếu có thì sẽ làm gì tiếp theo?
  • Có cách nào để bảo tồn trứng nếu như tôi muốn có thai sau này, chẳng hạn như mang thai hộ?
  • Nếu cắt tử cung thì tôi có thể được phẫu thuật nội soi không?
  • Cắt tử cung có cắt luôn cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng và những mô xung quanh không?
  • Những điểm nào tôi cần phải lưu ý trong và sau phẫu thuật?

Khi nào bạn nên đến khám bác sĩ

Theo Viện ung thư Dana-Farber, bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:

  • Ra huyết âm đạo nhiều, ướt đẫm 1 băng vệ sinh trong vòng chưa tới 1 giờ;
  • Tiết dịch âm đạo có mùi hôi;
  • Khó khăn khi đi tiểu;
  • Sốt hơn 38o C;
  • Táo bón kéo dài;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Sưng đau hoặc căng cứng vùng vết mổ;
  • Vị trí vết mổ bị hở;
  • Đau ngực hoặc khó thở;
  • Đau nhiều không giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.

Tổng kết

Các khó chịu ban đầu sau cắt tử cung bao gồm: đau, chảy máu, tiết dịch âm đạo và táo bón. Đôi khi bạn có thể trải qua các triệu chứng giống như mãn kinh chẳng hạn như bốc hỏa. Những khó chịu này thường giảm dần đi theo thời gian hồi phục của cơ thể.

Về lâu dài, một số trường hợp có thể gặp các sang chấn về tâm lí thường liên quan tới nguyện vọng mang thai. Ở những bệnh nhân có cắt buồng trứng sẽ đi kèm với triệu chứng của mãn kinh, sử dụng nội tiết bổ sung có thể giảm bớt các khó chịu cho bạn.

Điều quan trọng nhất là bạn cần phải nắm đầy đủ các thông tin trước khi tiến hành phẫu thuật cắt tử cung, hãy nhớ hỏi thật chi tiết với bác sĩ.

Xem thêm: Ung thư cổ tử cung

Có thể bạn quan tâm: Sa sinh dục (Sa tử cung)

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Cắt tử cung có ảnh hưởng đến buồng trứng
  facebook.com/BVNTP

Cắt tử cung có ảnh hưởng đến buồng trứng
  youtube.com/bvntp