Câu cảm thán là gì lớp 8

Câu cảm thán ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được:

  • Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
  • Chức năng của câu trần thuật.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đặc điểm hình thức của câu cảm thán

Câu cảm thán thường sử dụng các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi (ơi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào

Ví dụ:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đong xanh ngào ngạt.

(Tố Hữu)

  • Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!

(Ru-xô)

Khi viết, câu cảm thán thương kết thúc bằng dấu chấm than. Khi nói, câu cảm thán có ngữ điệu cảm thán (nhấn giọng ở các từ ngữ cảm thán, có giọng thay đổi phù hợp với cảm xúc).

II. Chức năng của câu cảm thán

Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viêt), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hẳng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) Trong đoạn trích của Nam Cao có một câu cảm thán: Hỡi ơi lão Hạc!

b) Trong đoạn trích của Tế Hanh có một câu cảm thán: Than ôi!

Những đặc điểm hình thức cho biết các câu trên là câu cảm thán: có các từ cảm thán (hỡi ơi (a), than ôi (b)) và đều kết thúc bằng dấu chấm than.

Những câu cảm thán dùng để bộc lộ sự xót thương của ông giáo đối với lão Hạc (a) và thể hiện sự tiếc nuôi của chúa tể sơn lâm về những ngày tháng huy hoàng đã qua (b).

Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả một bài toán không thể dùng câu cảm thán vì đây là các văn bản khoa học, mang tính khách quan, đòi hỏi sự chính xác cao; do đó không được bộc lộ tình cảm, cảm xúc mang tính chủ quan.

Xem thêm Câu trần thuật  Ngữ văn lớp 8 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1.Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Xác định câu cảm thán trong những đoạn trích trong SGK, trang 44.
  • Giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

Những câu cảm thán trong các đoạn trích là những câu có các từ cảm thán: than ôi, thay (a); hỡi ơi (b); chao ôi (c). Các câu này thường kết thúc bằng dấu chấm than, riêng câu trong đoạn trích (c) kết thúc bằng dấu chấm.

2.Bài tập này nêu 2 yêu cầu:

  • Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu trong SGK, trang 44, 45.
  • Xếp các kiểu câu này vào câu cảm thán không? Vì sao?

Tất cả những câu dẫn trong SGK, trang 44, 45 đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc: lời than thở (a), tâm trạng bê tắc (b), sự ân cần (c). Tuy nhiên, đó không phải là những câu cảm thán vì không có những đặc điểm hình thức của câu cảm thán, từ ngữ cảm thán hay dấu chấm than khi kết thúc câu.

3.Bài tập này yêu cầu các em đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc

a) Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.

b) Khi nhìn thấy mặt trời mọc.

Ví dụ: Mẹ ơi, con yêu mẹ biết chừng nào!

4.Bài tập này yêu cầu các em nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Câu cảm thán là gì lớp 8

Video liên quan