Câu hỏi về tình cảm tâm lý học

Câu hỏi ôn tập và bài tập

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích khái niệm tình cảm. So sánh tình cảm với nhận thức

2. Phân tích các đặc điểm của tình cảm con người.

3. Hãy nêu và phân tích các quy luật của tình cảm, từ đó rút ra ý nghĩa trong nghề dạy học.

4. Nêu vai trò và ý nghĩa của tình cảm đối với cuộc sống con người và đối với các hiện tượng tâm lý khác.

Bài tập

1. Dưới đây là những ví dụ khác nhau về tình cảm: Hãy xác định xem những tình cảm nào thuộc về tình cảm trí tuệ những tình cảm nào thuộc về tình cảm đạo đức, những tình cảm nào thuộc về tình cảm thẩm mĩ? Tại sao?

Ngạc nhiên - Tính khôi hài Tình bạn - Lòng tin Tình cảm với cái đẹp - Sự công tâm Sự khâm phục -Tình cảm bi lụy Tình cảm trách nhiệm -Sự hoài nghi Sự mỉa mai - Sự xấu hổ Tính tàn ác - Tính ghen tị Tình cảm vui nhộn - Lòng trắc ẩn

2. Căn cứ theo thời gian tồn tại và cường độ, người ta phân chia các thể nghiệm cảm xúc thành những loại nào? Theo các dấu hiệu đó, hãy phân chia các thể nghiệm dưới đây: Tình yêu bền vững với nghệ thuật Bị kích thích Buồn rầu - Trống trải Giận dữ -Lo sợ Đau khổ - Say mê khoa học Khiếp sợ - Độc ác Trầm uất

3. Hiện tượng nào trong lĩnh vực tình cảm được thể hiện trong ví dụ dưới đây? Nó được gọi là gì?

"Tôi không biết - một thiếu nữ viết - tôi yêu anh hay là căm giận anh. Có lẽ những tình cảm đó trong tôi được hoà trộn một cách lạ thường. Tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao tôi lại có thể yêu anh? Tôi không tìm được câu trả lời. Nhưng không, có lẽ có những cơ sở để căm giận. Có thể là anh đã giúp tôi hiểu được chính bản thân mình và điều đó đã gây cho tôi cái trạng thái phi lí trên đối với anh".

4. Hãy phân biệt trong số những đặc điểm dưới đây những đặc điểm nào là của tình cảm, những đặc điểm nào là của xúc cảm? a] là một quá trình tâm lý; b] có tính chất nhất thời, đa dạng; c] chỉ có ở người; d] là một thuộc tính tâm lý; e] ở dạng tiềm tàng; g] ở trạng thái hiện thực; h] có cả ở người lẫn vật, e] ổn định và xác định.

5. Các câu ca dao và thơ sau nói lên quy luật nào của tình cảm?

"Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng".

"Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu".

"Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay..."

6. Thử đánh giá các phản ứng xúc cảm và các trạng thái được biểu hiện ở học sinh trong một hoạt động nào đó [học tập. lao động, họp lớp...] bằng phương pháp quan sát của Platônốp và Dinchencô.

Dụng cụ cần thiết

- Một bảng đánh giá giám định các thể hiện của cảm xúc [theo mẫu 1].

- Một phiếu đánh giá giám định [theo mẫu 2].

Điểm số v

Các chỉ số bên ngoài

1

Xúc cảm âm tính mạnh

2

Xúc cảm âm yếu

Miệng

Góc miệng sa xuống nhiều

Góc miệng xuống ít

Mắt

Cái nhìn rất không hài lòng

Cái nhìn lộ không hài l

3

Lông mày

Nhíu lại, dịch về gốc mũi, cau có Nhăn nhúm lại
4

Sắc mặt

Đỏ lên hoặc tái đi Hơi tái, hay đỏ

Rất căng, rất

Hơi căng, kh
Cử động của không tự nhiên, tự nhiên ho
5

tay

hoặc lúng túng, mạnh

hơi hỗn loạn mạnh m

Giọng nói và nội dung phát biểu

Rất mạnh, rất không hài lòng

Hơi mạnh, khó chị L

7

Râu mau, rối

Hô hấp

loạn, hay ngừng

thở

Hơi mau, th thoảng nín

Cách tiến hành: Có một nhóm [3 - 5 người] giám định viên cùng quan sát và đánh giá học sinh. Nhóm này quan sát học sinh trong quá trình hoạt động và đánh giá trạng thái cảm xúc của học sinh bằng điểm số theo "Bảng đánh giá giám định các thể hiện cảm xúc" [mẫu 1].

Mẫu 2. Phiếu đánh giá giám định

Họ tên: Lớp: Ngày:

Các chỉ số bên ngoài

Điểm số

Nhận xét

1. Miệng 2. Mắt 3. Lông mày 4. Sắc mặt 5. Cử động của tay 6. Giọng nói và nội dung phát biểu

7. Hô hấp
Tổng số điểm
Điểm số trung bình

Cách tính toán và phân tích kết quả. Mỗi giám định viên đánh giá theo bảng từng chỉ số riêng lẻ vào "Phiếu đánh giá giám định" [mẫu 2].

Mỗi giám định viên tính điểm số trung bình tức là điểm số chỉ trạng thái xúc cảm chung của học

Số yếu vị [mốt] của các điểm số ở tất cả các giám định viên sẽ là giá trị nói lên trạng thái cảm xúc như là phản ứng xúc cảm của học sinh đối với hoạt động.

7. Hãy tập nhận xét tâm trạng bên trong của con người qua nét mặt của họ: Dụng cụ: Bộ ảnh chuẩn của E. Izard [hình dưới].

Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát từng tấm ảnh và nói trạng thái cảm xúc bên trong của người trong ảnh.

Đánh giá. Tính số lượng câu trả lời đúng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Có thể bạn muốn xem

Chủ Đề