Cấu trúc của bộ sách Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều có gì mới?

Bộsách giáo khoa Cánh Diềulà một trong các bộ sách giáo khoa [SGK] ra đời theo chủ trương xã hội hóa SGK, tránh độc quyền trong việc biên soạn sách.

Bộ sách giáo khoa lớp 1 Cánh diều

Bộ sách được xuất bản và phát hành bởi sự hợp tác của các đơn vị uy tín trong ngành xuất bản: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm [thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội], Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh [thuộc Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh] và Công ty Đầu tư Xuất bản  Thiết bị giáo dục Việt Nam [VEPIC] với đội ngũ chuyên gia lành nghề, giàu kinh nghiệm.

Trong tháng 11/2019 vừa qua, bộ sách Cánh Diều đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cho phép sử dụng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020  2021.

Ý nghĩa của tên đầu sách Cánh Diều

1. Cánh diều gắn liền với tuổi học trò

Cánh diều là một trong những hình ảnh đẹp của tuổi học trò. Mặc dù, sự phát triển của công nghệ mang tới cho các em những món đồ chơi đặc biệt, thú vị nhưng cánh diều vẫn luôn được các bạn nhỏ ưa thích. Chúng không chỉ đơn thuần là đồ chơi mà còn thể hiện sự thông minh, khéo léo cũng như tài năng của các em.

Bộ sách Cánh Diều giúp các em học sinh nâng cao kiến thức, bay cao như những cánh diều

2. Cánh diều mang ước mơ của các em bay cao trên bầu trời

Ý nghĩa thứ 2 gắn liền vớibộ sách giáo khoa Cánh Diềuđó là mong muốn bộ sách này sẽ trở thành công cụ hữu ích, giúp ước mơ của các bạn nhỏ được bay cao, bay xa trên bầu trời tri thức, giống như những cánh diều.

3. Mọi bài học đều gắn liền với thực tiễn cũng giống như cánh diều được kết nối với mặt đất bằng một sợi dây

Tất cả nội dung được biên soạn trong sách giáo khoa Cánh Diều nói chung và sách giáo khoa lớp 1 nói riêng đều được các chuyên gia cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Việc thể hiện cũng được thực hiện một cách sinh động, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi của các em.

Điều đặc biệt hơn nữa của bộ sách này đó chính là mục tiêu gắn liền bài học lý thuyết với thực hành, đảm bảo các em có sự hứng thú cũng như lĩnh hội một cách dễ dàng nhất, giảm thiểu tối đa gánh nặng kiến thức, áp lực học tập. Điều đó cũng giống như những con diều, dù có bay cao, bay xa tới đâu thì chúng vẫn gắn với mặt đất nhờ những sợi dây nhỏ bé.

Vậy bộ sách giáo khoa mới này khác bộ sách giáo khoa cũ như nào?

1. Cấu trúc các mạch kiến thức trong Toán 1 có gì thay đổi?

Các bài học được trình bày lại rất khoa học và bắt mắt

Trong Toán 1 có hai mạch kiến thức là: Số và Phép tính, Hình học và Đo lường.

So với trước có các mạch kiến thức: Số; Phép tính; Đại lượng cơ bản; Hình học và Giải toán, đã giảm đi mạch Giải toán [lồng ghép vào các mạch kiến thức khác].

Từ lớp 2 đến lớp 12, thêm mạch kiến thức Yếu tố Thống kê và Xác suất.

2. Về nội dung dạy học trong Toán 1 có gì thêm hoặc bớt?

Đã điều chỉnh, giảm bớt một số nội dung dạy học, chẳng hạn:

+ Phần tia số, số liền trước, số liền sau, điểm, đoạn thẳng, phép tính trên đại lượng [cm] chuyển sang lớp 2.

+ Phần giải toán thêm, bớt chuyển sang lớp 2. Cách trình bày bài giải giảm nhẹ [chưa yêu cầu viết câu trả lời, thành bước tính].

Có bổ sung, thêm một số nội dung dạy học, chẳng hạn:

+ Tăng cường ý nghĩa thực tiễn khi dạy học số và phép tính;

+ Tăng cường nội dung thực hành và trải nghiệm khi dạy học về đo lường, [đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch];

+ Bổ sung về yếu tố hình học: Thêm hình chữ nhật [trong bài Làm quen với hình phẳng]. Đặc biệt, so với trước thêm phần hình khối [khối lập phương, khối hộp chữ nhật].

3. Mức độ yêu cầu dạy bài Khối lập phương, khối hộp chữ nhật trong Toán 1 là gì?

Trong chương trình Toán 1 đã nêu rõ: Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng vật thật hoặc bộ đồ dùng học tập cá nhân

Cách tiếp cận cũng đơn giản, gần gũi các em. Chẳng hạn, từ vật thật [hộp quà, xúc xắc, ru-bích, bể cá, loa thùng,], dẫn ra cho HS nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật. HS có thể liên hệ, nhận biết những khối lập phương, khối hộp chữ nhật qua các đồ dùng, vật thật xung quanh các em.

Chưa yêu cầu HS nhận biết, tìm hiểu sâu về các đặc điểm, yếu tố của các khối đó.

4. Trong Toán 1, có phần Trò chơi là điểm mới so với trước. Yêu cầu dạy học hoạt động đó như thế nào?

Trong Toán 1, sau mỗi chủ đề hoặc sau một số bài học, thường có trò chơi Toán học. Nội dung dạy học này cần được thực hiện ngay trong tiết học theo các yêu cầu sau:

Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực ở các nội dung đã học [vận dụng vào giải quyết được các tình huống đặt ra trong mỗi trò chơi đó.

Tạo môi trường học tập: Giúp HS thay đổi động hình học tập [HS được thoải mái, vui hơn, thấy hứng thú học tập, giao lưu trong nhóm], qua đó phát triển năng lực học Toán [quan sát, phân tích, tổng hợp, lựa chọn khả năng nhằm đạt hiệu quả cuộc chơi,], đồng thời giúp HS thấy được toán học rất gần gũi với cuộc sống.

Lưu ý: Tổ chức theo nhóm nhưng mỗi em đều được chơi  Cần đạt mục tiêu đề ra, tránh hình thức, mất trật tự,

5. Trong Toán 1 có bài Thực hành ước lượng và đo độ dài [Bài 27  Toán 1, tập 2]. Nên tổ chức hoạt động dạy học bài này như thế nào?

Gợi ý một số hoạt động đã được thực hiện ở một lớp thực nghiệm như sau:

+ Trong lớp học:

Hoạt động 1: GV nêu nhiệm vụ cần làm và yêu cầu cần đạt của tiết học [thống nhất với HS trước lớp].

Hoạt động 2: Tổ chức cho mỗi HS đo chiều dài, chiều rộng bàn học bằng gang tay.

Hoạt động 3: Tổ chức cho mỗi HS đo chiều dài bút chì của mỗi em.

+ Ngoài lớp học:

Hoạt động 4: Đo khoảng cách hai cây ở sân trường bằng bước chân.

Hoạt động 5: Đo khoảng cách các bức tranh tường [vẽ các hoạt động về môi trường, lịch sử, thể thao, văn hoá,].

Lưu ý:

Mỗi HS cần có các phiếu thực hành để ghi lại kết quả thực hành.

GV cần tổng kết sau mỗi giờ thực hành [kết quả đạt được so với mục tiêu, tinh thần, thái độ tham gia,].

Thực hành là hoạt động trải nghiệm nên mỗi HS đều được tham gia.

Hi vọng với bộ sách giáo khoa lớp 1 cánh diều sẽ giúp các em học sinh hứng thú hơn nữa trong việc học tập.



Bạn cần trở thành VIP để tiếp tục. Để luyện tập không giới hạn, hãy đăng ký ngay tài khoản VIP

Video liên quan

Chủ Đề