Cấu trúc đề thi toán lớp 10 hà nội 2023 năm 2024

[VOV2] - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề thi minh họa Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.

Cấu trúc định dạng đề thi là căn cứ xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.

Cụ thể, môn Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút. Môn Toán thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng công bố đề thi minh họa 3 môn thi là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ.

Dự kiến, tỷ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60%.

Theo thống kê sơ bộ của Sở GD&ĐT Hà Nội, số học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố tham gia xét công nhận tốt nghiệp THCS năm học 2023 - 2024 khoảng 135.000 em [tăng 5.000 em so với năm học trước].

Trong số các học sinh tốt nghiệp THCS, tỷ lệ chỉ tiêu đỗ vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 60%. Còn lại các em phải lựa chọn theo học tại các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng.

Như vậy, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây tại Hà Nội dự kiến khoảng 81.000 em đỗ vào các trường công lập, còn lại 54.000 em không đỗ, phải theo học trường tư hoặc trường nghề.

Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm nay tại Hà Nội sẽ diễn ra ngày 8-9/6. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Hà Nội tổ chức kỳ thi với 3 môn: Toán, Ngữ Văn, ngoại ngữ.

Xem cấu trúc định dạng và đề thi minh họa Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại đây:

Tổ toán - Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn toán của Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội năm học 2023-2024 vẫn giữ được tính ổn định về cấu trúc so với các năm gần đây. Bên cạnh đó, đề vẫn có sự phân hóa để đảm bảo yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh.

Chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập thấp kỷ lục trong vài năm trở lại đây dẫn đến sức nóng điểm chuẩn vẫn sẽ là một vấn đề đáng quan tâm của kì thi năm nay.

Về phạm vi kiến thức và độ khó, cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã rất quen thuộc nhằm tránh gây ra sự xáo trộn, bỡ ngỡ cho các thí sinh. Mặt khác, đề thi có sự tăng nhẹ về độ khó so với năm 2022-2023, có sự phân hóa tốt.

Ghi nhận không khí tại điểm thi Trường THCS Yên Hòa sau môn thi toán [Ảnh: Minh Quân].

Cụ thể như sau:

Bài 1: Là dạng bài quen thuộc và không gây khó khăn cho các bạn thí sinh.

Bài 2: Giữ nguyên tính ổn định về độ khó và dạng bài. Ý đầu là bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình - hệ phương trình có yếu tố thực tế.

Thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết bài toán. Ý thứ 2 là câu hỏi liên quan đến hình học không gian, thí sinh chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án.

Bài 3: Là các dạng bài quen thuộc và có sự tăng nhẹ về độ khó [ý 2b]. Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm câu hỏi giải hệ phương trình đưa về bậc nhất và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số, trong đó ý 2b đòi hỏi thí sinh phải nhanh nhạy trong quá trình biến đổi và vận dụng linh hoạt định lý Vi-et để xử lý.

Bài 4: Tương tự như đề thi các năm, đây là một bài toán về hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như chứng minh tứ giác nội tiếp, chứng minh góc bằng nhau, chứng minh đẳng thức và chứng minh song song. Và ý c của bài toán vẫn luôn là câu hỏi khó, dành để phân loại thí sinh.

Bài 5: Vẫn là bài về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại của đề. Bài toán tăng về độ khó và để giải quyết bài toán thí sinh cần vận dụng linh hoạt các kỹ năng biến đổi bất đẳng thức và áp dụng hợp lý, đúng thời điểm các dữ kiện đề bài đã cho.

Như vậy, cấu trúc đề năm 2023-2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về cơ bản không có sự thay đổi so với các năm trước đây. Đây là một yếu tố thuận lợi cho việc ôn tập của các thí sinh tham gia thi tuyển sinh.

Sáng nay 11/6, các thí sinh Hà Nội dự thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 đã hoàn thành bài thi môn Toán kéo dài 120 phút, cũng là môn cuối cùng trong kỳ thi này.

Cô Phạm Hà Loan - giáo viên môn Toán, Trường THCS Đống Đa, đánh giá đề thi năm nay có cấu trúc không thay đổi so với các năm gần đây.

Nội dung đề nằm chủ yếu trong chương trình môn Toán lớp 9, không gây bất ngờ cho học sinh và có tính phân hóa cao hơn so với năm học trước.

Ngoài ra, theo cô Loan, so với đề của năm học trước, đề năm nay có phần “nhỉnh” khó hơn ở câu III.2, IV.3 và V, vốn là các câu hỏi phân loại ở mức điểm từ 8 trở lên.

Cụ thể, học sinh trung bình có thể đạt điểm từ 5 đến 6,5 nếu hoàn thành trọn vẹn các bài I, II, III.1 và IV.1. Học sinh khá có thể đạt điểm 7 đến 8 nếu làm tốt thêm các câu III.2 và IV.2. Học sinh giỏi có thể đạt điểm 8,5 trở lên. Riêng điểm trên 9 yêu cầu học sinh không chỉ chăm học mà còn phải có tư duy nâng cao tốt.

"Trong đề, các câu hỏi được nêu một cách khá tường minh, không lắt léo. Đặc biệt, trong bài toán thực tế, lời văn được chọn lọc rất gần gũi, dễ hiểu để học sinh dễ đạt điểm trọn vẹn phần cơ bản", cô Loan nói.

Bài IV thuộc phần Hình học phẳng khá hay, không đánh đố. Từ ý thứ 3, học sinh phải vẽ thêm hình và vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức bao gồm kiến thức Hình học lớp 8.

Bài V tương tự như mọi năm, vẫn thuộc phần bất đẳng thức nhưng khó hơn so với bài V của đề năm học trước.

Tuy nhiên, theo cô Loan, câu I.3 và câu III.2b có sự trùng lặp khi cùng kiểm tra phần kiến thức giải phương trình và cùng yêu cầu học sinh phải tinh ý loại đi giá trị không thỏa mãn.

"Nhìn chung, đề thi môn Toán năm nay đảm bảo tính phân hóa, đáp ứng tốt mục tiêu phân loại học sinh vào các trường THPT. Điểm trung bình có thể giảm từ 0,5 đến 1 điểm và điểm 9 trở lên sẽ ít hơn so với năm học trước", cô Loan đánh giá.

Thầy Nguyễn Đăng Lâm - giáo viên Toán, Trường THCS Hoàng Mai [quận Hoàng Mai], nhận định đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm nay của Hà Nội về cơ bản không có sự thay đổi về cấu trúc so với các năm trước.

Bên cạnh đó, đề vẫn có sự phân hóa để đảm bảo yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh. Cụ thể, cấu trúc đề thi vẫn bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài đã rất quen thuộc, điều này cũng giúp tránh gây ra sự xáo trộn, bỡ ngỡ cho thí sinh.

“Với Câu I, ý thứ 3 là câu hỏi ở mức độ vận dụng, đòi hỏi thí sinh cần vận dụng phân tích đa thức thành nhân tử và giải phương trình tích.

Câu II giữ nguyên tính ổn định về độ khó và dạng bài. Ý đầu là giải bài toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình dạng toán năng suất gắn liền với thực tế".

Theo thầy Lâm, thí sinh cần có khả năng phân tích đề, chọn từ khóa và dữ kiện mấu chốt để giải quyết. Ý thứ 2 là câu hỏi liên quan đến Hình học có yếu tố thực tế, chỉ cần vận dụng đúng công thức là tìm ra đáp án nhưng thí sinh cần biết mô hình hóa toán học bài toán có nội dung thực tế.

Câu III không có sự thay đổi về độ khó và dạng bài. Cấu trúc bài toán tương tự như các năm gần đây, gồm câu hỏi giải hệ phương trình đưa về dạng hệ phương trình bậc nhất hai ẩn và câu hỏi về sự tương giao giữa đồ thị hai hàm số, trong đó có một ý nhỏ thí sinh cần sử dụng định lí Vi-ét để giải quyết.

Đây là dạng toán quen thuộc, không cần biến đổi biểu thức quá phức tạp để giải quyết yêu cầu của đề bài nhưng học sinh cần lưu ý điều kiện của hệ thức giữa hai nghiệm mà đề bài yêu cầu và nhận định kết quả.

Câu IV tương tự như đề thi các năm. Đây là một bài toán về Hình học và các dạng bài xuất hiện trong các câu hỏi đều là dạng bài quen thuộc như chứng minh tứ giác nội tiếp; chứng minh hai góc góc bằng nhau; chứng minh hệ thức hình học và hai đường thẳng song song. Ý c của câu IV là câu hỏi để phân loại thí sinh.

Câu V vẫn là câu về bất đẳng thức và là câu hỏi có tính phân loại cao của đề. Để giải quyết bài toán này, thí sinh cần có kỹ năng biến đổi khéo léo và sử dụng các bất đẳng thức cơ bản là có thể xử lí được”, thầy Lâm phân tích.

Với đề thi này, thầy Lâm dự đoán mức điểm mà nhiều học sinh đạt được nhất sẽ ở khoảng 7 đến 8,25.

Ngày mai [12/6], các thí sinh dự thi vào lớp 10 thuộc các trường THPT chuyên và trường có lớp chuyên sẽ tiếp tục làm bài thi môn chuyên.

Cụ thể, buổi sáng, các thí sinh thi các môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin học, Sinh học, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Buổi chiều, các thí sinh thi môn Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, tiếng Anh.

Mỗi thí sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của 2 trong 4 trường THPT: Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Sơn Tây. Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng 1 môn chuyên của hai trường, nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.

Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.

Năm nay, toàn thành phố có 104.917 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1; 101.064 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2; 64.099 thí sinh đăng ký nguyện vọng 3. Trong số này, có khoảng gần 72.000 em sẽ vào được các trường THPT công lập [khoảng 55,7%].

Chủ Đề