Câu tục ngữ không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời đề cập đến phương pháp luận nào

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin.

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân  con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Vậy Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm là câu hỏi được bạn đọc quan tâm.

Câu hỏi:

Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm?

A. Phú quý sinh lễ nghĩa.

B. Ở hiền gặp lành.

C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.

D. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

Đáp án: Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm là sống chết có mệnh, giàu sang do trời và cấp trả lời đúng là D [Sống chết có mệnh, giàu sang do trời].

Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng do:

– Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân  con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.

– Dựa vào cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học gồm hai mặt là: Mặt thứ nhất giữa vật chất [tồn tại, tự nhiên] và ý thức [tư duy, tinh thần] cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Mặt thứ hai con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không. Từ đó mà người ta phân chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.

– Thế giới quan duy vật cho rằng giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được. Ví dụ: Con người tiến hóa từ loài vượn cổ.

+ Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.

– Sống chết có mệnh, giàu sang do trời cho rằng người tính không bằng trời tính, sống chết có mệnh, giàu sang do trời và thể hiện thế giới quan duy tâm, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

=> Như vậy đáp án đúng cho câu hỏi Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm là đáp án: D. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

Các câu tục ngữ còn lại phú quý sinh lễ nghĩa; Ở hiền gặp lành hay Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời không thể hiện quan điểm ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

– “Không ai giàu ba họ” có nghĩa là:

Đối với người giàu có, nếu như không biết nỗ lực bỏ ác làm lành, sống trung thực, thẳng thắn thì dù có giàu sang cỡ nào cũng không duy trì được lâu. Bởi đời người có nhiều biến động, có thể bạn tay trắng làm nên sự nghiệp hay hưởng lộc từ cha mẹ để lại nhưng nếu tới đời sau, con cái bạn bắt đầu ăn tiêu, dùng tiền để mua vui, hưởng lạc thì gia nghiệp sớm muộn cũng lụi tàn.

 Nguyên nhân ở đây là bản chất con người thường không coi trọng đạo lý tu thân, tích đức, xem nhẹ tiền bạc, không chú trọng vào giáo dục. Vì thế, với những gia đình giàu có thì việc giữ cho cái tâm trong sáng, dạy bảo con cháu về luật nhân quả là thứ vô cùng quan trọng. Người trẻ cần được giáo dục nghiêm khắc, biết coi trọng đạo đức hành vi của bản thân để biết cách gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên mãi bền lâu.

 -“Không ai khó 3 đời” có ý nghĩa là

 Đây là một lời tiên tri bí ẩn dành cho những người “kém may mắn”, sinh ra trong một gia đình nghèo. Người xưa muốn dùng câu này để nhắc nhở ý chí của những người nghèo, mong muốn họ nghị lực để có thể vượt qua khó khăn. Con người dù có nghèo đến mấy thì chỉ cần có tri thức, sự chăm chỉ, phấn đấu, sống thiện thì chắc chắn sẽ được trời ban phúc lộc, đền đáp xứng đáng.

 Trong xã hội có rất nhiều người đã nghèo còn lười, hay bất mãn, cái gì cũng đổ tội số phận, nhụt chí và lười biếng thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm nên chuyện lớn, thay đổi vận mệnh cả. Người này muôn đời sống dưới đáy xã hội, nghèo từ vật chất tới tinh thần khiến con cháu đời sau cũng khổ sở theo.

Những câu hỏi liên quan

Hãy nêu ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình về phương pháp luận trong truyện, các câu tục ngữ và thành ngữ sau: 

- Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. 

- Tục ngữ, thành ngữ: Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn.

Câu tục ngữ: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời"đề cập đến phương pháp luận biện chứng hay phương pháp luận siêu hình? hãy rút ra bài học thực tiễn. Giúp mình với ạ Mk đang cần gấp

Câu hỏi: Câu tục ngữ không ai giàu ba họ không ai khó ba đời đề cập đến phương pháp luận nào của triết học

Lời giải:

Câu tục ngữ: ''Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời'' đề cập đến phương pháp luậnchung nhấtcủa triết học.

Bài học rút ra từ câu nói trên là: Trong cuộc sống, sự giàu nghèo không chừa một ai. Có thể có những người từ giàu thành nghèo, hoặc từ nghèo thành giàu. Không ai tự nhiên giàu mà cũng không ai cố gắng mà nghèo khó suốt cả. Tất cả đều phụ thuộc vào sự cố gắng, chăm chỉ, nỗ lực của bản thân.

=> Do vậy, việc cần thiết nhất hiện tại là phải cố gắng học tập thật giỏi để trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Phương pháp luận nhé!

1. Phương pháp luận là gì?

Phương pháp là một hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ các quy luật khách quan, thường dùng để điều chỉnh các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu đã định sẵn.

Phương pháp luậnkhông có định nghĩa chính xác, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu theo cách phổ biến nhất. Phương pháp luận là hệ thống các nguyên lý, các quan điểm là cơ sở có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như lựa chọn, vận dụng phương pháp.

Hay có thể hiểu phương pháp luận là lý luận về phương pháp. Bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan của con người. Sử dụng các phương pháp, nguyên tắc để giải quyết vấn đề đã đặt ra để có hiệu quả cao.

Phân loại phương pháp luận được chia làm 3 cấp độ chính:

– Phương pháp luận ngành: Là phương pháp luận cho các ngành khoa học cụ thể

– Phương pháp luận chung: Khi đó các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung.

– Phương pháp luận chung nhất: Khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất. Để lấy cơ sở xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn.

Trong triết học Mác – Lênin chỉ trang bị cho chúng ta phương pháp luận chung nhất, đó là phương pháp luận biện chứng duy vật thông qua nhận thức hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù, ba quy luật và quan điểm, nguyên tắc rút ra từ phương pháp này đó là nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận.

2. Ý nghĩa của phương pháp luận

Phương pháp luận là gìlà điều mà chúng ta cứ mãi thắc mắc và đã được hé lộ ở trên. Thế ý nghĩa phương pháp luận ra sao, nó có thật sự quan trọng hay không?

Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.

Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.

3.Chức năng của phương pháp luận

Phương pháp luận có chức năng định hướng con người, gợi mở cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, còn phương pháp là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể mà chủ thể phải tuân thủ và thực hiện nhằm đạt được kết quả nhất định.

Phương pháp luận đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận dụng phương pháp, định hướng, gợi mở trong phương pháp luận là nó đưa ra những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo để chúng ta tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng phương pháp.

4. Ví dụ về phương pháp luận

Đối với phương pháp luận trong kinh tế học, các nhà kinh tế có thể chấp nhận những phương pháp luận trong ngành tự nhiên, nhưng thực tiễn xã hội là một hệ thống mở. Đó có thể là có nhiều biến số can thiệp, hoặc không nhất thiết phải kiểm soát mọi yếu tố như trong phòng thí nghiệm.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề