Chất lượng giáo dục trung học cơ sở được đánh giá bằng

Mục lục bài viết

  • Câu hỏi:
  • Trả lời:
  • Cơ sở pháp lý:
  • Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
  • Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau:
  • Bước 1 Thành lập hội đồng tự đánh giá.
  • Bước 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
  • Bước 3.Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
  • Bước 4: Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
  • Điều kiện hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên
  • Ngày có hiệu lực
  • Căn cứ pháp lý

Câu hỏi:

Cho tôi hỏi Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục thường xuyên được đánh giá bao gồm mấy bước và hoạt động của các bước diễn ra như thế nào? Trân trọng cám ơn

Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

- Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT về Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

- Công văn 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD năm 2012

Căn cứ theo Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT về Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 46 Luật Giáo dục 2005 như sau:

1. Cơ sở giáo dục thường xuyên bao gồm:

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện;

b) Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

c) Trung tâm ngoại ngữ, tin học do tổ chức, cá nhân thành lập. (Khoản này được bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009)

2. Chương trình giáo dục thường xuyên còn được thực hiện tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

3. Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, không thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dục nghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện các chương trình giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật này về ngoại ngữ, tin học. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009)

4. Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên phải bảo đảm nhiệm vụ đào tạo của mình, chỉ thực hiện chương trình giáo dục quy định tại điểm d khoản 1 Điều 45 của Luật này khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh với điều kiện cơ sở giáo dục tại địa phương bảo đảm các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và cán bộ quản lý cho việc đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học.

Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.

Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:

  • Chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin – truyền thông
  • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
  • Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
  • Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức
  • Công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương

Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục gồm các bước sau:

  1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
  2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.
  3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
  4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.
  5. Viết báo cáo tự đánh giá.
  6. Công bố báo cáo tự đánh giá.

Bước 1 Thành lập hội đồng tự đánh giá.

​Căn cứ theo điều 24 của nghị định này có quy định cụ thể như sau:

Điều 24. Hội đồng tự đánh giá

1. Hiệu trưởng (giám đốc) ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá của cơ sở giáo dục. Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên.

2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá:

a) Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng (giám đốc) cơ sở giáo dục;

b) Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng (phó giám đốc) cơ sở giáo dục;

c) Thư ký hội đồng tự đánh giá là thư ký hội đồng trường (trung tâm) hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc trưởng các bộ phận khác (nếu có) của cơ sở giáo dục;

d) Các thành viên khác: Đại diện hội đồng trường đối với trường công lập hoặc hội đồng quản trị đối với trường tư thục; tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, trưởng các bộ phận khác (nếu có); đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

Bước này được hướng dẫn bởi Điểm 2 Mục I Phần I Công văn 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD năm 2012 cụ thể là

Kế hoạch tự đánh giá (theo Phụ lục II) do chủ tịch hội đồng tự đánh giá phê duyệt gồm các nội dung:

Mục đích và phạm vi tự đánh giá; Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên hội đồng tự đánh giá; Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ giáo viên, nhân viên;Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động; Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; Xác định thời gian thực hiện cho từng hoạt động (bao gồm thời gian cần thiết để triển khai tự đánh giá và lịch trình thực hiện các hoạt động); Kế hoạch tự đánh giá cần được xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục. Cần xác định rõ công việc, thời gian hoàn thành, tránh chung chung và hình thức; Định kỳ, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung.

Bước 3.Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Bước này được hướng dẫn bởi Điểm 3 Mục I Phần I Công văn 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD năm 2012

Trong kiểm định chất lượng giáo dục, minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của các chỉ số trong từng tiêu chí. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.

Thu thập minh chứng: Minh chứng được thu thập từ các nguồn: Hồ sơ lưu trữ của cơ sở giáo dục, các cơ quan có liên quan, khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục,...; Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác;Căn cứ yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, nhóm hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng;

Xử lý và phân tích các minh chứng: Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá; Cần lựa chọn và sắp xếp minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá; Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất...

Bước 4: Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

Bước này được hướng dẫn bởi Điểm 4 Mục I Phần I Công văn 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD năm 2012Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí được thực hiện thông qua phiếu đánh giá tiêu chí (theo Phụ lục IV). Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt. Chỉ số được đánh giá là đạt khi tất cả các yêu cầu của chỉ số được xác định là đạt; Phiếu đánh giá tiêu chí do nhóm hoặc cá nhân viết. Mỗi tiêu chí có một phiếu đánh giá tiêu chí; Phiếu đánh giá tiêu chí gồm các nội dung: Mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá mức độ đạt của tiêu chí;
=> Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí được thực hiện như sau: Nhóm hoặc cá nhân ghi đầy đủ các nội dung theo quy định trong phiếu đánh giá tiêu chí; Nhóm công tác thảo luận nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí để bổ sung; Hội đồng tự đánh giá xem xét, thảo luận các nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí. Cần đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng của từng tiêu chí để xác định chính xác các biện pháp, giải pháp, điều kiện (nhân lực, tài chính), thời gian hoàn thành và tính khả thi; Nhóm hoặc cá nhân hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí trên cơ sở ý kiến của hội đồng tự đánh giá và gửi thư ký hội đồng tự đánh giá; Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá

Điều kiện hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên

Ngày có hiệu lực

Căn cứ pháp lý

Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên

1. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

2. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định sau đây:

a) Có đủ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng thực hành lao động sản xuất;

b) Có các thiết bị dạy học và tài liệu học tập theo yêu cầu thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên.

Điều 42. Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Có cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, thủ quỹ đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm theo quy định.

3. Có địa điểm cụ thể, cơ sở vật chất và các thiết bị, chương trình giáo dục, kế hoạch và tài liệu học tập cần thiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầu tư, trang bị mới hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn cấp xã.

Điều 46. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học xác định rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.

20/11/2018

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục