Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính bazơ

Tính khử hay tính oxi hóa của một chất là khả năng nhường hoặc nhận điện tử (electron) của chất đó.

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng xảy ra quá trình oxi hóa và quá trình khử. Trong phản ứng oxi hóa khử electron đi từ bên chất này sang bên kia: chất khử thì nhường electron đi còn chất oxi hóa thì nhận được electron.

Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính bazơ

Để xác định các chất hay quá trình trong phản ứng oxi hóa-khử có câu học thuộc: Khử thì cho – O thì nhận; quá trình thì ngược lại, nghĩa là: – Chất khử là chất cho electron – Chất oxi hóa là chất nhận electron – Quá trình khử là quá trình nhận electron

– Quá trình oxi hóa là quá trình nhường electron

Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính bazơ

Bài tập trắc nghiệm về quá trình oxi hóa – khử:

Câu 1: Cho dãy các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất trong dãy có cả tính oxi hóa và tính khử là:

A. 8.
B. 7.
C. 6.
D. 5.

Đáp án chính xác: B

Giải thích: 7 chất hợp chất sắt của sắt vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử bao gồm FeO, Fe3O4, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4.

Ở phản ứng nhiệt phân Fe(NO3)3 thì được gọi là phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử nên sẽ chứng minh được là Fe(NO3)3 có cả tính oxi hóa và tính khử. Ngoài ra còn 1 phần kiến thức nữa là Fe2(SO4)3 cũng xảy ra phản ứng nhiệt phân tạo Fe2O3, SO2, O2, phản ứng này chứng tỏ Fe2(SO4)3 có cả tính oxi hóa và tính khử, tuy nhiên trong SGK hiện hành thì không đề cập đến vấn đề này và do phản ứng nhiệt phân Fe2(SO4)3 xảy ra ở nhiệt độ rất cao nên nó được xem như bền nhiệt và không tính ở đây.

Tuy nhiên do tranh cãi ở 2 hợp chất Fe(NO3)3 và Fe2(SO4)3 đã từng xảy ra ở đề thi ĐH năm 2009 nên sẽ chắc chắn câu hỏi này sẽ không xuất hiện trong đề thi ĐH các năm sau nữa.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?

A. FeO                                  B. Fe2O3

C. Fe(OH)3                            D. Fe(NO3)3

Đáp án chính xác: A

Giải thích:

FeO + H2 → Fe + H2O
3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

Do Fe chưa có số oxi hóa cao nhất nên nó có cả tính khử và tính oxi hóa.

Câu 3: Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt FexOy bằng Al thu được 0,4 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng sau: FexOy + Al → Fe + Al2O3

Công thức của oxit sắt là

A. FeO.                                 B. Fe2O3.

C. Fe3O4                                D. không xác định được.

Đáp án chính xác: C

Câu 4: Cho các chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe304, Fe203, Fe(N03)2, Fe(N03)3, FeS04, Fe2(S04)3, FeC03. Cho từng chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 8.                     B. 5.                   C. 7.                     D. 6.

Đáp án chính xác: C

Câu 5: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(N03)2, Fe(OH)3 và FeC03 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe304.               B. FeO.               C. Fe.                   D. Fe203.

Đáp án chính xác: D

Câu 6: Nhận định nào sau đây sai ?

A. Sắt tác dụng được với dung dịch CuSO4

B. Sắt tác dụng được với dung dịch FeCl3.

C. Sắt tác dụng được với dung dịch FeCl2.

D. Đồng tác dụng được với dung dịch FeCl3.

Đáp án chính xác: C

Tag: Chất Vừa Có Tính Oxi Hóa Vừa Có Tính Khử

Trong hóa học thì các nguyên tố hay hợp chất hóa học chỉ có một trong hay tính chất là tính khử hoặc tính oxi hóa. Tuy nhiên, có một vài các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, vậy đó là những chất gì? Hãy cùng thuvienhoidap.net tìm hiểu chủ đề hóa học thú vị này tính oxi hóa và tính khử nha.

Video chất nào vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử ?

Các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là chất gì?

Dưới đây là hợp chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là : Có nhiều hợp chất vừa có tính khử mạnh và tính oxi hóa mạnh là H2O, H2O2 (oxy già), SO2 ( lưu huỳnh đioxit),  HNO2, H2SO3, NaNO2, Na2SO3…

a – Nước  – H2O

Nước là chất lưỡng tính vừa có tính oxi hóa và tính khử với nhiều hợp chất hóa học khác nhau.

Tính oxi hóa của nước

Nhiều nguyên tố hóa học có tính oxi hóa mạnh như Flo (F) có thể oxi hóa nước thành oxi nguyên tử và axit Flohydric.

Tính khử của nước

Các kim loại hoạt động mạnh như Liti(Li), Natri(Na), Kali (K) có thể khử nước thành hydro dễ dàng. Sản phẩm tạo thành là dung dịch bazơ và khí Hiđro

  • 2Li + 2H2O → 2LiOH + H2
  • 2Na + 2H2O  → 2NaOH + H2
  • 2K + 2H2O → 2KOH + H2

Từ những phản ứng trên ta thấy nước hoạt động giống như trong các phản ứng axit-bazơ, nên nước là một chất lưỡng tính. Khi có mặt chất khử mạnh thì nước đóng vai trò là chất oxi hóa. Khi có mặt chất chất oxi hóa mạnh nước đóng vai trò là chất khử.

Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính bazơ

Tuy nhiên nước là một chất oxy hóa hoặc chất khử khá yếu, vì vậy không có nhiều chất khử hoặc oxi hóa nó. Do đó nó làm dung môi tốt cho các phản ứng oxi hóa khử. 

Và nước cũng là một axit rất yếu và một bazơ rất yếu, nước có thể tác dụng với axit và bazơ nên nó là chất lưỡng tính.

Chất chỉ có tính oxi hóa là : Đó là F2

Chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là : Một số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: Cl2, SO2, Fe2+, Mn2+,…

Tính oxi hóa mạnh la gì : Là chất có độ oxi hóa cao ăn mòn cao.

b – H2O2

Hợp chất hydrogen peroxide hay còn gọi là nước oxy già cũng là một chất lưỡng tính vừa có tính oxi hóa và tính khử. Oxi tồn tại ở trạng thái oxi hóa -1 nên nó có thể đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Tính oxi hóa của H2O2

H2O2 có thể bị oxi hóa bởi hợp chất thuốc tím KMnO4 

  • 2KMnO4 + H2O2 → 2MnO2 + 2O2 + 2KOH

Hoặc H2O2 có thể oxi hóa sắt II lên sắt II

  • 2FeCl2 + H2O2 + 2HCl → 2FeCl3 + 2H2O

Tính khử của H2O2

H2O2 có thể bị khử thành O2 và nước 

H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn tính khử đặc biệt là trong các dung dịch axit.

  • 4KMnO4 + 4H2O2 + 6H2SO4 → 3O2 + 4MnSO4 + 2K2SO4 + 2H2O

c – SO2 (lưu huỳnh đioxit)

Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa -2 và + 6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hóa khử SO2 có thể bị khử hoặc bị oxi hóa.

Tính khử của SO2

SO2 tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như nhóm halogen, thuốc tím KMnO4 

  • SO2 + Br2 + 2H2O  → 2HBr + H2SO4
  • 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Tính oxi hóa của SO2

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh hơn như H2S, Mg…

  • SO2 + H2S  → S + H2O
  • SO2 + Mg  → S + MgO

d – Những hợp chất vừa có tính oxi hóa và tính khử khác

Ngoài 3 hợp chất phổ biến nhất là nước, H2O2, SO2 thì các hợp chất sau cũng vừa có tính khử và tính oxi hóa là: HNO2, H2SO3, NaNO2, Na2SO3…

Lưu ý: Nếu một nguyên tố ở trạng thái oxi hóa trung gian trong một hợp chất, thì hợp chất đó có thể vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa là chất khử.

Kết luận: Đây là đáp án cho câu hỏi các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là những chất gì?

Từ khóa tìm kiếm : các chất có tính oxi hóa,các chất có tính oxi hóa là,chỉ có tính oxi hóa,các halogen vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử,vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa,hợp chất có tính khử mạnh,o2 có tính khử không,c vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử,hợp chất có tính oxi hóa mạnh nhất là,tính oxi hóa tính khử,h2o2 có tính khử,hợp chất nào có tính oxi hóa mạnh

Nguồn : thuvienhoidap.net

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.