Chi phí sau thuế là gì

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là một vấn đề mà đối với nhiều người sẽ rất xa lạ. Bởi nó thường được sử dụng nhiều hơn đối với các tổ chức, doanh nghiệp hay các đơn vị đại lý với doanh thu lớn hàng năm. Tuy nhiên khái niệm cũng như cách tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế về cơ bản cũng không quá phức tạp.

Bạn đọc có thể nắm rõ những nội dung này ngay sau khi tham khảo những thông tin dưới đây.

Lợi nhuận trước thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế [EBIT] là phần lợi nhuận mà công ty hay doanh nghiệp nhận về sau khi trừ bỏ số vốn bỏ ra nhưng vẫn chưa trừ đi khoản tiền đóng thuế. Lợi nhuận trước thuế thực tế khác xa so với thu nhập trước thuế. Thu nhập chỉ là lấy doanh thu trừ đi vốn. Nhưng lợi nhuận là tổng hợp rất nhiều khoản thu khác nhau và thu nhập chỉ là một phần trong lợi nhuận mà thôi. 

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế là gì?

Lợi nhuận trước thuế thường được sử dụng trong các báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập giao dịch, có lãi hay thua lỗ của các doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được những rủi ro, tránh khỏi những phát sinh không đáng có.

Công thức tính lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận trước thuế có thể được tính theo hai công thức: 

Lợi nhuận trước thuế [πtrước thuế] = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
  • Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
  • Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Làm sao để tính lợi nhuận trước thuế và sau thuế?

Tìm hiểu vòng quay vốn lưu động là gì?

Ví dụ cách tính lợi nhuận trước thuế

Doanh nghiệp A có tổng doanh thu trong quá trình kinh doanh là 10 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp A đã mua sản phẩm từ công ty X với tổng số tiền là 4 tỷ. Chi phí vận chuyển kho hàng của công ty X về kho hàng của doanh nghiệp A là 500 triệu. Chi phí thuê nhân viên và chi phí thuê địa điểm tổng là 1 tỷ. Chi phí vận chuyển từ kho hàng đến cho khách hàng là 200 tr. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh là 100tr.

Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp A là:

10 tỷ – [4 tỷ + 1 tỷ + 500tr + 200tr] – 100tr = 4,2 tỷ

Như vậy, doanh nghiệp A đang kinh doanh có lãi.

Có được chia lợi nhuận trước thuế không?

Hiện nay, pháp luật không có quy định bắt buộc phải chia lợi nhuận sau thuế cũng không có quy định không được chia lợi nhuận sau thuế. Do đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện chia lợi nhuận trước thuế.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận chưa trừ đi các khoản thuế với cơ quan thuế nên các doanh nghiệp cần phải kê khai đúng lợi nhuận trước thuế và tính đúng phần thuế phải nộp và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính khác để có căn cứ chia lợi nhuận.

Trong các doanh nghiệp, công ty đang hoạt động, thường chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các chủ thể khác.

Cập nhật mẫu sec rút tiền mặt mới nhất

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế chính là phần lợi nhuận mà công ty hay doanh nghiệp nhận về sau khi trừ bỏ số vốn bỏ ra và đã trừ cả khoản thuế thu nhập phải đóng. Khoản lợi nhuận này còn được gọi là thu nhập ròng hay lãi ròng.

Hai khoản lợi nhuận này sẽ được tính toán tổng hợp và quyết toán vào cuối mỗi năm. Sau khi tính xong lợi nhuận sau thuế, % cổ tức sẽ được chia cho các cổ động tùy theo cổ phần mà họ nắm giữ. 

Tham khảo: Rủi ro tín dụng là gì?

Cách tính lợi nhuận sau thuế

Để tính lợi nhuận sau thuế, theo lý thuyết công thức đưa ra là: 

πsau thuế = TR – FC –  VC – Te.

Trong đó: 

  • π:  là phần lợi nhuận sau thuế 
  • TR: tổng doanh thu của doanh nghiệp 
  • FC: tổng chi phí cố định
  • VC: tổng chi phí biến đổi [chi phí phát sinh]. 
  • Te: Thuế mà doanh nghiệp phải đóng. 

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường áp dụng công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau: 

πsau thuế = TR– [ 30% I + 10%VAT] – 20% Te.

Trong đó: 

  • π:  là phần lợi nhuận sau thuế 
  • TR: tổng doanh thu của doanh nghiệp 
  • I: Tổng khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra
  • VAT: thuế giá trị gia tăng
  • Te: Thuế thu nhập của doanh nghiệp

Tham khảo: rửa tiền là gì?

Lưu ý về lợi nhuận sau thuế

Doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau khi tiến hành phân chia lợi nhuận sau thuế:

  • Các thành viên góp vốn liên kết được chia lãi theo tỷ lệ góp vốn.
  • Nếu lợi nhuận các năm trước bị âm, thì lợi nhuận sau thuế của năm nay sẽ phải bù lỗ năm trước, phần còn lại mới được phân chia.
  • Các quỹ đặc biệt được trích từ lợi nhuận sau thuế mà pháp luật quy định phải trích lập theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định
  • Sau khi lập quỹ quy định xong, số còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận trước và sau thuế

Vì sao các doanh nghiệp lại cần quan tâm đến lợi nhuận trước thuế và sau thuế? Lý do nằm ở ý nghĩa là các khoản lợi nhuận này mang lại. Cụ thể: 

  • Lợi nhuận trước thuế sẽ phản ánh rõ nét năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, đạt được kỳ vòng đề ra từ đầu năm hay không đều sẽ được thể hiện rõ qua khoản tính toán này. 
  • Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế lại phản ảnh phần lợi tức và cổ tức dành cho các cổ đông và các nhà đầu tư dài hạn. Điều này chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng niềm tin cho các đối tác của mình từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững lâu dài.
Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận trước và sau thuế là gì?

Kết luận

Lợi nhuận trước thuế và sau thuế có sự khác nhau nhất định. Chính vì vậy mà bạn đọc tuyệt đối không được phép nhầm lẫn và đánh đồng những khoản lợi nhuận này với thu nhập từ hoạt động kinh doanh nhé. Hy vọng thông tin trên đây của //banktop.vn/ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn đối với vấn đề tài chính này.

Thông tin được biên tập bởi: banktop.vn

8 Tháng 11 2021 · 5 phút đọc

Khi phân tích báo cáo tài chính, nhà đầu tư thường quan tâm tới một số chỉ số quan trọng, trong số đó có “Lợi nhuận sau thuế” hay “lãi ròng”. Vậy Lợi nhuận sau thuế là gì? Trong bài viết này, DNSE sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về lợi nhuận sau thuế. Cùng với đó là cách tính lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp được nhận sau khi trừ đi các chi phí trong hoạt động sản xuất và tiền thuế. Nó còn được biết đến với tên gọi quen thuộc hơn là lợi nhuận ròng hay lãi ròng.

Tính và báo cáo lợi nhuận sau thuế là công việc bắt buộc của mỗi doanh nghiệp sau một năm tài chính [năm ngân sách]. Cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp cần thực hiện quyết toán báo cáo tài chính, quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Thu nhập còn lại chính là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được dùng để tiếp tục đầu tư, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay chia cổ tức cho các cổ đông…

Lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa như thế nào?

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lợi nhuận và ngược lại, lợi nhuận sau thuế thấp hoặc không có thể hiện kết quả kinh doanh chưa hiệu quả, có vấn đề có thể gây lỗ. Từ con số lãi ròng, doanh nghiệp có thể đưa ra phương hướng phát triển cho thời gian tới, khắc phục những hạn chế và phát huy chiến lược có hiệu quả.

Con số này cũng giúp cho nhà đầu tư xác định được đâu là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tốt. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả.

Công thức tính lợi nhuận sau thuế

Ta có công thức tính lợi nhuận sau thuế như sau:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

  • Tổng doanh thu: Là tổng số tiền doanh nghiệp thu được từ hoạt động kinh doanh [ được tính trong một năm tài chính]. Tổng doanh thu bằng giá của hàng hóa nhân với số lượng được bán ra.
  • Tổng chi phí: Là các hao phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp như chi phí vận hành doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu gốc,…Tổng chi phí là tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính và các chi phí khác. 
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN]: Là tiền thuế đánh trên phần thu nhập đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thông thường, thuế suất thuế TNDN hiện nay đang được áp dụng là 20%. Ngoài ra, mức thuế suất cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm từ 32% đến 50%; thuế suất cho các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc là 50%.

Ví dụ về cách tính lợi nhuận sau thuế

Giả sử, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng có doanh thu 450 triệu/tháng. Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả lương cho nhân viên, tiền nguyên vật liệu gốc,… là 180 triệu. Như vậy lãi ròng của doanh nghiệp được tính như sau:

450 triệu – 180 triệu – [20% x 450 triệu] = 180 triệu

Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là tổng chi phí và tiền thuế. Nếu càng giảm mức thuế và tổng chi phí, lợi nhuận này của doanh nghiệp càng cao. Mức thuế TNDN do nhà nước quy định chung và chỉ thay đổi theo khoảng thời gian nhất chung. Trong một số trường hợp nhất định như diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp hiện nay, nhà nước đã có các chính sách hoãn nộp thuế, giảm tiền thuế để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp.

Để tăng lãi ròng, doanh nghiệp có thể giảm tối đa mức chi phí sản xuất, vận hành doanh nghiệp bằng cách giảm tiền nguyên vật liệu đầu vào, giảm tiền lương,… Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả làm việc nến doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về lợi nhuận sau thuế và cách tính lãi ròng của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc giúp bạn về lợi nhuận sau thuế là gì. Đây là một khái niệm quen thuộc trong báo cáo tài chính doanh nghiệp. Hãy tiếp tục nghiên cứu những chỉ số trong báo cáo tài chính cùng DNSE để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhé!

Video liên quan

Chủ Đề