Chi phí sinh hoạt ở nước nào thấp nhất

Báo cáo Chi phí Sinh hoạt toàn cầu [Worldwide Cost of Living] của bộ phận nghiên cứu kinh tế Economist Intelligence Unit [EIU] thuộc tạp chí The Economist cho thấy chi phí sinh hoạt tại 172 thành phố trên thế giới đã tăng vọt, với mức tăng 8,1% tính theo đồng nội tệ, trong vòng 1 năm qua. Nguyên nhân khiến chi phí sinh hoạt trở nên đắt đỏ như vậy bao gồm những yếu tố như chiến tranh Nga-Ukraine và những nút thắt trong chuỗi cung ứng.

Trong cuộc khảo sát năm 2021, mức tăng của chi phí sinh hoạt toàn cầu là 3,5%.

Tel Aviv của Israel - thành phố đứng đầu xếp hạng này trong cuộc khảo sát năm ngoái - đã tụt xuống vị trí thứ ba trong khảo sát năm nay. Hai thành phố còn lại trong top 5 là Hồng Kông và Los Angeles.

Các thành phố ở khu vực châu Á có vẻ như “ẩn náu” tốt hơn trước sự leo thang của giá cả trên toàn cầu, với mức tăng chi phí sinh hoạt chỉ 4,5% trong năm qua. Tuy nhiên, tình hình ở mỗi quốc gia cụ thể tuỳ thuộc vào các chính sách của chính phủ và diễn biến tỷ giá tiền tệ ở nước đó.

Do lãi suất ở Nhật Bản duy trì ở mức thấp và đồng Yên của nước này đã mất giá mạnh so với USD trong năm nay, hai thành phố lớn của Nhật Bản là Tokyo và Osaka tụt xuống hai vị trí tương ứng là 24 và 33 trong xếp hạng những thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm nay, từ chỗ giữ vị trí cao trong cuộc khảo sát năm ngoái. Trong đó, Osaka tụt 33 bậc, xuống vị trí 43 từ vị trí thứ 10 của năm 2021.

Cần lưu ý rằng cuộc khảo sát này đánh giá chi phí sinh hoạt của các thành phố đối với người nước ngoài, nên yếu tố tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn. Những quốc gia có đồng tiền mất giá mạnh nhất cũng chính là những nước có các thành phố tụt hạng nhièu nhất trong cuộc khảo sát chi phí sinh hoạt.

Trong khi đó, hai thành phố Moscow và St. Petersburg của Nga tăng tương ứng 88 và 70 bậc trong xếp hạng, mạnh hơn bất kỳ thành phố nào khác. Theo đó, Moscow đứng thứ 36 và St. Petersburg ở vị trí 73.

“Các biện pháp kiểm soát vốn, hạn chế nhập khẩu và quy đổi các nước châu Âu phải trả tiền mua khí đốt Nga bằng đồng Rúp là những yếu tố hỗ trợ tỷ giá đồng Rúp”, EIU cho biết.

Thủ đô Damascus của Syria và Tripoli của Libya là hai thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới - theo khảo sát của EIU.

Sydney của Australia lọt vào top 10 do tỷ giá đồng Đôla Australia được hỗ trợ bởi tốc độ trưởng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của nước này.

San Francisco của Mỹ nhảy lên vị trí thứ 8, từ vị trí 24 của năm ngoái. 6 thành phố đắt đỏ nhất ở Trung Quốc đều tăng hạng trong xếp hạng toàn cầu, với Thượng Hải lọt vào trong top 20.

Bà Upasana Dutt, trưởng bộ phận nghiên cứu chi phí sinh hoạt toàn cầu tại EIU, phát biểu: “Chiến tranh ở Ukraine, lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và chính sách Zero Covid của Trung Quốc, cùng với lãi suất tăng và biến động tỷ giá, đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trên toàn cầu. Chúng ta có thể nhìn thấy cuộc khủng hoảng đó trong kết quả của cuộc khảo sát năm nay. Giá cả sinh hoạt bình quân tại 172 thành phố mà chúng tôi khảo sát đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong vòng 20 năm kể từ khi cuộc khảo sát thường niên này bắt đầu được thực hiện”.

Khảo sát của EIU được tiến hành trong tháng 8-9 năm nay, so sánh giá cả của hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 172 thành phố trên toàn cầu.

Cuộc khảo sát của EIU phát hiện thấy rằng mặt hàng có mức tăng giá mạnh nhất trong năm qua là xăng. Bình quân, giá xăng tại các thành phố được khảo sát đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. “Đây là một trong những mức tăng mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử thu thập dữ liệu của chúng tôi”, bà Dutt nói.

Giá nhà tăng cao ở London đang dần đẩy người dân ra khỏi thủ đô. Và nếu bạn muốn tìm một nơi nào đó để định cư ở Châu Âu có mức phí sinh hoạt rẻ với triển vọng công việc tốt, thực sự có một số thành phố trên khắp châu Âu có tiêu chuẩn sống cực kỳ tốt như vậy.

Mức lương ở Châu Âu là khác nhau nhưng mức lương cao hơn không phải lúc nào cũng có mức sống tốt hơn. Theo báo cáo của Glassdoor có tiêu đề "Các quốc gia nào ở Châu Âu có tiêu chuẩn sống tốt nhất?", Một số thành phố có mức lương thấp hơn, để bù đắp cho điều đó, mức chi phí sinh hoạt ở đó sẽ thấp hơn.

Chỉ số chi phí sinh hoạt của Glassdoor được tính là thu nhập so với "số tiền cần thiết để mua một giỏ hàng và dịch vụ tiêu chuẩn ở các quốc gia khác nhau, bao gồm cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, vận chuyển, tiện ích và tiền thuê." First Global Visa đã xem xét và đưa ra 7 thành phố có mức phí sinh hoạt rẻ nhất ở Châu Âu như sau:

7. Barcelona

Khu đô thị đông dân thứ bảy ở Liên minh Châu Âu. Nó thu hút các chuyên gia và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nhưng chi phí sinh hoạt vẫn còn thấp so với tiền lương.

1 góc thành phố Barcelona

6. Lisbon

Glassdoor nói rằng mức lương danh nghĩa trung bình ở Bồ Đào Nha chỉ khoảng 15.500 Euro [12.210 bảng Anh, 17.641 đô la] nhưng chi phí sinh hoạt ở địa phương thấp có nghĩa là người dân thành phố sẽ không phải sống trong cảnh túng thiếu.

\>>> Xem thêm: Top 10 Nét đặc sắc Văn hoá của Bồ Đào Nha

Thành phố xinh đẹp Libson

5. Athens

Thành phố có thể bị lung lay bởi nạn thất nghiệp và cuộc khủng hoảng người tị nạn nhưng nếu bạn có việc làm, Athens là địa điểm lý tưởng để sống vì chi phí khá rẻ.

Athens có chi phí khá rẻ

4. Tallinn

Chi phí sinh hoạt ở thành phố vô cùng rẻ và do Tallinn được xem là thủ đô chính trị và tài chính của Estonia, tiền lương tại đây đang ngày càng tăng cao.

Thành phố Tallinn lãng mạn vào mùa đông

3. Thessaloniki

Thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp gần biển và là trung tâm vận tải lớn của đất nước này, cung cấp rất nhiều việc làm. Đây cũng là một điểm tham quan du lịch - nhờ có các bảo tàng và di tích lịch sử.

.jpg]1 góc thành phố Thessaloniki

2. Porto

Glassdoor nói rằng thành phố lớn thứ hai ở Bồ Đào Nha có mức phí sinh hoạt rẻ hơn khoảng 70% so với thành phố New York.

.jpg]Thành phố Porto xinh đẹp

1. Tartu

Thành phố xinh đẹp lớn thứ hai ở Estonia và được đất nước coi là "thủ phủ tri thức" do nó là quê hương của trường đại học lâu đời nhất và nổi tiếng nhất của nước này, Đại học Tartu.

Chủ Đề