Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là điều tất yếu mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, nhân viên tư vấn đầu tư, tài chính, cấp quản lý và nhà đầu tư nào cũng cần thực hiện để đưa ra quyết định thông minh cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mình. Cùng tìm hiểu các tiêu chí đánh giá và lưu ý quan trọng khi thực hiện trong bài viết dưới đây!

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Những lưu ý khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

1. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, trước tiên ta cần hiểu hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là gì?

Có 2 quan điểm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

  • Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả tài chính doanh nghiệp dùng để chỉ hiệu quả của việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
  • Quan điểm thứ hai: Hiệu quả tài chính là hiệu quả của huy động vốn. Trong khi đó, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn thuộc về hiệu quả kinh doanh.

Dù theo quan điểm nào, hiệu quả tài chính cũng đều phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó.

Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp  với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.

2. Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề quan tâm của cả nhà đầu tư bên trong, bên ngoài doanh nghiệp cũng như các bên liên quan. Thật vậy, thông qua việc đánh giá hiệu quả tài chính, nhà đầu tư sẽ định hướng đúng để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý cũng như có bước điều chỉnh nguồn vốn phù hợp.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Đánh giá hiệu quả tài chính mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Có nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

3.1. 3 chỉ tiêu thường dùng

Có 3 chỉ tiêu thường dùng để phản ánh vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bao gồm: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suật lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Các chỉ tiêu thường dùng đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

  • Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

  • Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):

Là chỉ số cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

3.2. Một số chỉ tiêu khác

Ngoài 3 chỉ tiêu ROA, ROS, ROE thường dùng, để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, người ta còn dùng một số chỉ tiêu khác như: Khả năng thanh toán hiện hành, Vòng quay tổng tài sản, Vòng quay hàng tồn kho, Kỳ thu tiền bình quân. Cụ thể:

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả tài chính

  • Khả năng thanh toán hiện hành: Là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ nần một cách tổng quát của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản / Tổng nợ phải thanh toán

Là chỉ số cho biết mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản trung bình

  • Vòng quay hàng tồn kho: Là chỉ số thể hiện trong 1 kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng, phản ánh hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Là chỉ số thể hiện khoảng thời gian thu về các khoản nợ phải thu của khách hàng nợ doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả hoạt động quản lý các khoản nợ phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân = (Nợ phải thu khách hàng bình quân x thời gian kỳ phân tích) / Doanh thu thuần

4. Lưu ý khi đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

Khi đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu, cần xem xét:

  • Những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp: Để hiểu xem doanh nghiệp có đạt được hiệu quả tài chính hay không.
  • So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành khác: Để xem doanh nghiệp có hoạt động tốt trong ngành hay không.
  • Khuynh hướng phát triển ngành: Để xem doanh nghiệp có đang phát triển theo đúng xu hướng của ngành hay không.

5. Đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp với BIR

Việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp là hoạt động cần nhiều số liệu và sự tỉ mỉ. Điều này sẽ cực kỳ khó thực hiện nếu bạn muốn đánh giá doanh nghiệp đối tác hoặc bạn không có quyền truy cập dữ liệu công ty.

BIR - Báo cáo thông tin doanh nghiệp của CRIF D&B Việt Nam là giải pháp tuyệt vời cho bạn, giúp hạn chế rủi ro, xác định sự ổn định của doanh nghiệp, tìm hiểu những thay đổi có thể ảnh hưởng đế mối quan hệ mua và tín dụng của 1 doanh nghiệp. Từ đó, BIR góp phần giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp nhất.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Báo cáo thông tin doanh nghiệp (BIR) là giải pháp giúp đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp

BIR cung cấp các thông tin tài chính của doanh nghiệp như:

  • Chỉ số thanh toán hiện hành.
  • Chỉ số thanh toán nhanh.
  • Biên lợi nhuận thuần/lợi nhuận bán hàng.
  • Doanh thu.
  • Giá trị ròng.
  • Tổng tài sản.
  • Tổng nợ phải trả.
  • Lợi nhuận sau thuế.
  • Hoàn trả tài sản.
  • Tổng nợ đến giá trị ròng.

Như vậy, BIR cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan tình hình tài chính của doanh nghiệp trong báo cáo, từ đó là công cụ hỗ trợ tuyệt  vời giúp đánh giá hiệu quả tài chính để ra quyết định kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, BIR còn cung cấp các thông tin khác như chỉ số rủi ro, D&B rating, lịch sử hình thành, các chi nhánh, số lượng nhân viên qua các thời kỳ… Điều này giúp mọi đối tác trong doanh nghiệp, ngoài doanh nghiệp và các bên liên quan có thể điều chỉnh quyết định phù hợp, đem tới sự phát triển lâu dài.

Mua nhiều báo cáo của các doanh nghiệp cùng 1 lúc sẽ được nhận ưu đãi về giá. Để nhận tư vấn kỹ càng từ CRIF D&B Việt Nam về báo cáo BIR - Giải pháp tối ưu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ:

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công

Quỳnh Trang

14:30 09/01/2020

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 01/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Trong đó, Nghị định đã bổ sung thêm quy định về phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công.

Chuyển nhượng dự án đầu tư có phải nộp thuế GTGT?

Hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án đầu tư

Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm bảo hộ và đề cao trách nhiệm của nhà đầu tư

Quy định mới về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT

Thứ tự ưu tiên trong bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Luật Đầu tư công năm 2014 là một bước tiến lớn, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.Với việc thực thi Luật Đầu tư công đã góp phần giải quyết các vấn đề nhưđầu tư công quá mức và dàn trải,đầu tư công ít gắn kết với khả năng ngân sách dẫn đến tình trạng nợ công tăng…

Đồng thời, thông tin theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công bước đầu được hệ thống hóa và số hóa. Cơ chế lập kế hoạch đầu tư công được chuyển từ lập kế hoạch hàng năm sang kết hợp giữa xây dựng kế hoạch trung hạn với kế hoạch hàng năm, góp phần khắc phục tình trạng không cân đối được nguồn vốn, bị động, đầu tư cắt khúc ra từng năm…

Ngày 30/9/2015, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 84/2015/NĐ-CP quy định về giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư; điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư; quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư...

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đã xuất hiện một số bất cập trong các quy định, thủ tục làm cản trở hoạt độngđầu tư công đòi hỏi cần phải được sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, cần luật hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư công để hạn chế tình trạng đầu tư công kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn…

Trước tình hình đó, ngày01/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư. Trong đó, đã bổ sung thêm quy định về phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công.

Cụ thể, phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công là phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).

Đồng thời, Nghị định đãbổ sung quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công.Cụ thể:

Thứ nhất, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí – lợi ích.

Thứ hai, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế – xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

In bài viết

dự án chính sách môi trường đầu tư công xã hội tác động tiêu cực hiệu quả đầu tư

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

    Đề xuất mức chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

  • Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

    Tổng cục Hải quan hướng dẫn hủy tờ khai nhập khẩu tại chỗ

  • Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

    Tháo gỡ vướng mắc về thuế GTGT đối với chế phẩm sinh học xử lý môi trường

Tin nổi bật

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Ngành Thuế nỗ lực hỗ trợ người nộp thuế thực hiện kỳ quyết toán năm 2022

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Tạo thuận lợi thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Nhìn lại hành trình tăng sốc của giá vàng, giá xăng năm 2022

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

Dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế