Chiếc thuyền ngoài xa là phong cách ngôn ngữ gì

Câu 6: Trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2

Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện có gì đáng chú ý?


  • Trong Chiếc thuyền ngoài xa người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất-xưng tôi, đồng thời là nhân vật chính của truyện. Người kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh, ngoài ra còn với tư cách “một người lính giải phóng từng mười năm cầm súng”. Với tư cách người nghệ si nhiếp ảnh, người kể chuyện đã kể lại câu chuyện về chuyến đi công tác của mình. Như vậy, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, vai kể chính là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Người kể không chỉ kể lại những điều mắt thấy tai nghe mà còn bày tỏ những cảm xúc chủ quan, những suy nghiệm về nghệ thuật, về con người và cuộc sống con người, về mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật. Trong truyện, vai kể có khi được chuyển sang nhân vật khác [người đàn bà] và đi cùng với nó là sự thay đổi điểm nhìn. Tất nhiên vai trò chính vẫn thuộc về người kể chuyện xưng tôi nói trên vì lời kể của nhân vật người đàn bà nằm trong lời kể của người kể chuyện. Sự lựa chon vai kể, điểm nhìn như trên nằm trong dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
  • Ngôn ngữ trong tác phẩm thì linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Chiếc thuyền ngoài xa [P2]

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 6 trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2, soạn câu 6 trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2, trả lời câu 6 trang 78 sgk ngữ văn 12 tập 2, Chiếc thuyền ngoài xa, người kể chuyện, ngôn ngữ

I. Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Minh Châu [1930 - 1989], quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Năm 1945 ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế.

- Năm 1950 ông gia nhập Quân đội và học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

- Từ năm 1952 đến năm 1958 ông làm việc tại Sư đoàn 320.

- Năm 1962 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Năm 1972 ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

      Phong cách của ông là phong cách tự sự - triết lý đậm nét.

b. Tác phẩm chính

      Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập [1960]; Cửa sông [1966], Dấu chân người lính [1972], Miền cháy [1977], Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành [1983], Bến quê [1985], Phiên chợ Giáp [1989],…

3. Vị trí, tầm ảnh hưởng

- Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh.

- Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Nguyễn Minh Châu

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

      Nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau một tuần “phục kích” và phát hiện ra “cảnh đắt trời cho” Phùng quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh. Khi đã hoàn thành bộ ảnh, anh quay về thì chứng kiến cảnh tượng người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập người phụ nữ. Đứa con tên Phác chạy ra can ngăn. Cứ thế cảnh tượng đó diễn ra liên tiếp, không thể chịu được, Phùng quyết định ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương. Ngay sau đó, chánh án Đẩu - bạn của Phùng mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Người đàn bà giải thích lý do vì sao chồng đánh và kể về người chồng của mình. Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm và nuôi sống gia đình. Phùng nhận ra nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ ngoài không thôi thì chưa đủ.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. 

- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê [1985], sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn [in năm 1987].

b. Bố cục

Có nhiều cách chia, ta có thể chia làm 2 đoạn lớn:

- Đoạn 1: [Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biến mất"]: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Đoạn 2: [Còn lại]: Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Hai phát hiện lớn của Phùng

* Phát hiện ra vẻ đẹp nghệ thuật có một không hai, “cảnh đắt trời cho”

- Đó là một vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa, hài hòa và toàn bích: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

- Tâm trạng của người nghệ sĩ: Xúc động tột độ và tận hưởng niềm hạnh phúc “bối rối, trái tim như có cái gì bóp thắt vào”

* Phát hiện về hiện thực cuộc sống đầy nghịch lý

- Hiện thực cuộc sống đầy nghịch lý, đối lập với phát hiện thứ nhất của Phùng

  + Vẻ đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh ban đầu >< cảnh nghèo khổ, nheo nhóc, rách rưới, xấu xí của gia đình hàng chài.

  + Phát hiện cái đẹp chính là đạo đức trong phát hiện một >< cảnh chồng đánh vợ, bố con xô xát ở phát hiện hai.

  + Người đàn ông thô lỗ, tàn bạo “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà…”  >< người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”.

- Phản ứng, thái độ của nghệ sĩ Phùng

 + Kinh ngạc, trong mấy phút đầu "cứ đứng há mồm ra mà nhìn".

 + Vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới định can thiệp giúp người đàn bà.

 + Ngơ ngác, bần thần khi chiếc thuyền cùng gia đình hàng chài đi mất.

b. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài

+ Bấp chấp bị chồng vũ phu đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và không bỏ chồng vì cần chồng gánh vác việc gia đình và vì thương con.

+ Kể lại cuộc đời thiệt thòi, đau khổ của mình: Xấu xí, không ai lấy. Chị có thai với anh hàng chài hiền lành, cục mịch. Cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu thốn lại đông con, nghèo đói...

- Ý nghĩa câu chuyện của người đàn bà hàng chài:

+ Cuộc sống gia đình chị chính là hiện thực cuộc sống đầy khó khăn, khắc nghiệt chứ không đơn giản, thi vị, ngọt ngào như vẻ đẹp thuần túy mà phùng phát hiện.

+ Người đàn bà tưởng chừng cam chịu, yếu đuối và ngu dốt lại rất bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời và giàu đức hi sinh.

+ Không thể nhìn đời, nhìn người một cách đơn giản. Mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn sau bề ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.

c. Cảm nhận về các nhân vật trong truyện

* Nhân vật người đàn bà:

- Là đại diện vô danh cho những người phụ nữ lao động nghèo khổ.

- Cuộc đời nhiều thiệt thòi, bất hạnh, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.

- Vẻ đẹp khuất lấp sau bề ngoài xấu xí, nhẫn nhục: Tình yêu thương con, sự hi sinh cao cả, thấu hiểu người chồng, biết trân trọng hạnh phúc nhỏ nhoi,...

* Nhân vật người chồng vũ phu:

- Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ.

- Là chỗ dựa về sức lực cho vợ con.

- Là minh chứng cho quy luật hoàn cảnh nảy sinh tính cách.

* Nhân vật chị em thằng Phác

- Là nạn nhân đáng thương của bi kịch gia đình: Nghèo đói và bạo lực.

- Yêu thương mẹ sâu sắc nhưng còn bồng bột: Đánh trả bố,...

* Nhân vật nghệ sĩ Phùng

- Là nghệ sĩ – chiến sĩ chân chính:

+ Có những phát hiện đắt giá, những rung động nhạy cảm của người nghệ sĩ trước cái đẹp.

+ Ghét bất công, ngang trái, can thiệp vào những chuyện bất bình.

- Vốn nhìn đời bằng con mắt đơn giản nhưng sau khi nói chuyện với người đàn bà đã rút ra bài học: phải có cái nhìn đa chiều đa diện để thấu hiểu đúng bản chất của cuộc sống, phải đặt nghệ thuật giữa cuộc đời.

d. Giá trị nội dung

- Khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.

- Đề cao vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đầy chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.

e. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

- Điểm nhìn là nhân vật Phùng [sự hóa thân của tác giả] nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực nhưng cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

Sơ đồ tư duy - Chiếc thuyền ngoài xa

[1]

Trường THPT Đức Hòa – Đinh Thị Giáng Kiều 1


CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA – NGUYỄN MINH CHÂU Đề 1:


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tơi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tơi đốn là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.


Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đơi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thu y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và tồn bích khiến đứng trước nó tơi trở nên bối rối, trog trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu tiên phát hiện cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngân của tâm hồn.”


[Trích Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu]


1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?


2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên?
3. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai? [phương thức trần thuật]


4. Trong đoạn văn trên, nhân vật “tơi” [nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng] đã nhìn thấy hình ảnh gì?


5. Anh ta đánh giá hình ảnh mà mình nhìn thấy như thế nào? 6. Cảm xúc của anh ta trước hình ảnh đó?


7. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó?

[2]

Trường THPT Đức Hòa – Đinh Thị Giáng Kiều 2


Đề 2:


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


“Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng, Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ơng nói chõ lên thuyền như qt: “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.


Chắc chắn họ không thấy tôi. Người đàn bà trạc ngồi bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới. tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rũ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.”



[Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu]


1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?


2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn vă trên?


3. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai? [phương thức trần thuật]


4. Người đàn bà trong đoạn trích trên được miêu tả như thế nào? Nhận xét về ngoại hình và tính cách của bà ta?


5. Lão đàn ông trong đoạn trích trên được miêu tả như thế nào? Nhận xét về ngoại hình và tính cách của lão ta?


............


Đề 3:


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

[3]

Trường THPT Đức Hòa – Đinh Thị Giáng Kiều 3


Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng khơng tìm cách chạy trốn.


Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng
há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới.


[Trích Chiếc thuyền ngồi xa – Nguyễn Minh Châu] 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?


2. Xác định các phương thức biểu đạt có sử dụng trong đoạn văn trên? 3. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai? [phương thức trần thuật] 4. Chỉ ra những hành động và thái độ của lão đàn ông trong đoạn văn trên? 5. Chỉ ra hành động và thái độ của người đàn bà trong đoạn văn trên?


6. Chỉ ra hành động và thái độ của nhân vật “tôi”?


7. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?


8. Tại sao nhân vật “tôi” [Phùng] lại có hành đồng vứt chiếc máy ảnh và chạy nhào tới khi chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh đập?


………………………………………………………


Đề 4:


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lát sau mụ mới nói tiếp:


- Mong các chú cách cách mạng thơng cảm cho, đám đàn hàng chài ở thuyền

[4]

Trường THPT Đức Hòa – Đinh Thị Giáng Kiều 4


xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tơi sống hịa thuận, vui vẻ.


- Cả đời chị có một lúc nào được vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.


- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tơi chúng nó được ăn no… [Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu] 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?


2. Xác định các phương thức biểu đạt có sử dụng trong đoạn văn trên?


3. Khi xin “Các chú đừng bắt tơi bỏ nó!”, người đàn bà hàng chài đã đưa ra các lí do gì?


4. Những phẩm chất cao đẹp nào của người phụ nữ được thể hiện qua đoạn trích trên?


………………………


Đề 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


“…Không những là người cán bộ đã dành trọn cả một đời vì Đảng, vì dân, đồng


chí Nguyễn Bá Thanh cịn là một người con hết mực hiếu thảo, một người chồng thủy


chung, một người anh, một người cha, một người ơng mẫu mực, hết lịng thương u vợ, thương yêu các con, các cháu... mãi mãi là tấm gương sáng cho con cháu noi theo.


Với những công lao cống hiến to lớn của mình, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước; nhưng cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…”


[ Trích Điếu văn tại lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - Báo điện tử INFONET giới thiệu ngày 16/02/2015].

[5]

Trường THPT Đức Hòa – Đinh Thị Giáng Kiều 5


3/- Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu văn cao quý nhất và đáng tự hào nhất, chính là tấm huân chương của lòng dân, mà nhân dân và cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Đà Nẵng cũng như trong cả nước đã dành trọn cho đồng chí…Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

Video liên quan

Chủ Đề