Chiếm hữu được hiểu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách ……… .

Chiếm hữu là một chế định quan trọng trong quan hệ pháp luật dân sự, là cách mà các chủ thể thực hiện quyền đối với tài sản mà mình có quyền. Chủ thể chiếm hữu có thể là chủ sở hữu hoặc không phải chủ sở hữu. Các chủ thể thực hiện chiếm hữu tài sản dưới các hình thức nhất định do pháp luật quy định. Vậy các hình thức chiếm hữu là gi? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, chiếm hữu được thực hiện dưới bốn hình thức là: chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình, chiếm hữu liên tục và chiếm hữu không liên tục.

1. Chiếm hữu ngay tình:

"Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu".

Như vậy chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu tài sản của chủ thể dược pháp luật công nhận, và bảo vệ. Chủ thể chiếm hữu có thể là chủ sở hữu thực hiện chiếm hữu tài sản, chủ sở hữu chiếm hữu được pháp luật công nhận. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, chủ thể phải tiến hành đăng ký theo đúng quy định của pháp luật, khi đó mới được công nhận là chủ thể chiếm hữu có căn cứ.  Trường hợp chiếm hữu ngay tình không phải chủ sở hữu, nhưng chủ thể có căn cứ chứng minh việc chiếm hữu tài sản là đúng pháp luật. Đó có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện quản lý tìa sản, hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự nào đó tùy vào thỏa thuận của hai bên. Pháp luật quy định thêm đối với trường hợp chủ thể chiếm hữu tài sản là động sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên,…đã thực hiện thủ tực thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc tìm kiếm, thì cũng được xác định là chiếm hữu ngay tình.

Việc xác định một chủ thể chiếm hữu tài sản có phải ngay tình không là căn cứ để xác định quyền của chủ thể đối với tài sản chiếm hữu.

2. Chiếm hữu không ngay tình:

"Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu".

Theo đó, chiếm hữu không ngay tình là việc chủ thể chiếm hữu không có căn cứ nào để pháp luật công nhận chủ thể có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Chủ thể chiếm hữu không ngay tình là chủ thể không phải chủ sở hữu của tài sản chiếm hữu. Chủ thể chiếm hữu biết rõ về việc chiếm hữu tài sản của mình là không hợp pháp, tuy nhiên vẫn thực hiện chiếm hữu. Họ có thể biết hoặc không biết quy định của pháp luật về việc người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Ví dụ: A mua chiếc điện thoại cũ từ B, dù biết rõ đó là chiếc điện thoại có được do trộm cắp. Trường hợp này A biết rõ mình không có quyền với chiếc điện thoại, việc mua lại chiếc điện thoại là tài sản trộm cắp là không hợp pháp nhưng A vẫn mua. Vậy thì A là người chiếm hữu không ngay tình.

Người chiếm hữu không ngay tình không được pháp luật bảo vệ, và có thể bị chủ sở hữu đòi lại tài sản đang chiếm hữu đó.

3. Chiếm hữu liên tục

"Điều 182. Chiếm hữu liên tục 1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.

2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này".

Chủ thể chiếm hữu liên tục có thể thưc hiện chiếm hữu trực tiếp hoặc chiếm hữu gián tiếp. Chiếm hữu trực tiếp là việc chủ thể chiếm hữu trên cả mặt pháp lý và thực tiễn. Về mặt pháp lý chủ thể chính là người thực hiện chiếm hữu tài sản, và trên thực tế cũng chính chủ thể đó thực hiện việc nắm giữ, chi phối tài sản. Chiếm hữu gián tiếp là việc chủ thể chỉ thực hiện chiếm hữu tài sản trên mặt pháp lý, chủ thể được xem là người chiếm hữu liên tục của tài sản, tuy nhiên trên thực tế việc nắm giữ, chi phối tài sản lại được chủ thể giao cho một chủ thể khác thực hiện. Điều kiện của chiếm hữu liên tục là: chiếm hữu trong một quãng thời gian mà không có tranh chấp. Hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết, đưa ra quyết định cuối cùng bằng một bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Ngưởi chiếm hữu liên tục không được suy đoán là người chiếm hữu ngay tình. Việc xác định một người chiếm hữu tài sản liên tục có phải là chủ thể có quyền chiếm hữu hay không được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Chiếm hữu công khai

"Điều 183. Chiếm hữu công khai 1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.

2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này".

Người thực hiện chiếm hữu công khai là chủ thể không phải chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên người này thực hiện chiếm hữu công khai, để tất cả mọi người đều biết về việc người đó đang chiếm hữu tài sản, cũng như tính năng, công dụng của tài sản.  Tài sản chiếm hữu công khai được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Một người chiếm hữu công khai tài sản không được suy đoán việc chiếm hữu là ngay tình. Ví dụ: trong trường hợp A mua lại chiếc xe được xem là tài sản bị trộm cướp [không có giấy tờ chuyển giao quyền sử dụng] tuy nhiên A vẫn sử dụng chiếc xe công khai. Trong trường hợp A biết rõ chiếc xe bị trộm cướp, và việc chiếm hữu là không pháp. Nên không thể căn cứ vào việc A sử dụng chiếc xe công khai để suy đoán A cos quyền với chiếc xe đó được.

Như vậy, các hình thức chiếm hữu tài sản của chủ thể là căn cứ để xác định quyền của chủ thể đối với tài sản đang chiếm hữu, là căn cứ để pháp luật bảo vệ người chiếm hữu có căn cứ pháp luật.

Luật Hoàng Anh

Sở hữu là chế định quan trọng trong pháp luật dân sự cũng như là phương diện gây nhiều tranh chấp trên thực tế, đặc biệt là chiếm hữu tài sản. Vậy để hiểu sâu hơn về quyền sở hữu, đầu tiên chúng ta phải nắm được quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Bộ Luật dân sự 2015, Lawkey xin đưa ra tư vấn về vấn đề này như sau

Quyền chiếm hữu là quyền được nắm giữ, chi phối tài sản của các chủ thể được pháp luật quy định là có quyền chiếm hữu đối với tài sản. Vậy những chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

– Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình. Như vậy chủ sở hữu là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, tức là được nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác.

– Mặc dù là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Đó là những điều cấm không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại cho xã hội và những chủ thể khác.

>> Xem thêm: Thế nào là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật? 

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Đây là việc chiếm hữu thực hiện theo nội dung ủy quyền của chủ sở hữu nên việc chiếm hữu sẽ bị giới hạn ở một mức độ nhất định và người chi phối tài sản lớn hơn vẫn là chủ sở hữu.

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Do việc chiếm hữu của chủ thể này do chủ sở hữu ủy quyền thực hiện nên phải tuân theo ý chí của chủ sở hữu tài sản.

>> Xem thêm: Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản

Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

– Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

– Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

– Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao, cụ thể là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản. Điều này cũng là do tài sản vẫn thuộc sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu nên pháp luật bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu trong trường hợp trên.

>> Xem thêm: Quyền đòi lại tài sản theo Bộ luật dân sự 2015

Trên đây là tư vấn về nội dung quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào của Công ty TNHH LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

Video liên quan

Chủ Đề