Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu là gì

Khách hàng được nhận tiền ngay sau khi xuất hàng và hoàn chỉnh Bộ chứng từ XK, yên tâm hơn khi giao dịch với đối tác nước ngoài và khi đòi tiền, giảm chi phí không đáng có khi BCT bị bắt lỗi.

  • Loại tiền: VND hoặc ngoại tệ ghi trên BCT theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN.
  • Thời hạn chiết khấu: Theo quy định của ABBANK từng thời kỳ.
  • Lãi suất: Theo quy định ABBANK từng thời kỳ.

Đối tượng: Các doanh nghiệp có giấy Đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động xuất khẩu theo đúng pháp luật.

Hồ sơ đăng ký:

  • Giấy đăng ký mở tài khoản tại ABBANK.
  • Giấy đề nghị chiết khấu BCT xuất khẩu [bản gốc].
  • Giấy yêu cầu thanh toán chứng từ xuất khẩu theo phương thức L/C [bản gốc].
  • Bộ chứng từ giao hàng theo L/C hoặc điện chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành L/C.
  • Bản gốc L/C, thông báo L/C và các sửa đổi, thông báo sửa đổi [nếu có].
  • Các hồ sơ khác theo quy định của ABBANK.

Quý doanh nghiệp đã xuất khẩu lô hàng và đang chờ đối tác thanh toán? Quý khách hàng tạm thời thiếu hụt vốn để chuẩn bị cho lô hàng tiếp theo? Chiết khẩu bộ chứng từ xuất khẩu giúp doanh nghiệp xuất chủ động được nguồn tài chính với chi phí hợp lý

Tiện ích:

  • Tỷ lệ chiết khẩu cao, tối đa lên tới 100% trị giá BCT
  • Có thể theo hạn mức hoặc theo món
  • Được bù đắp dòng vốn thiếu hụt tạm thời
  • Lãi suất ưu đãi, cạnh tranh
  • Thủ tục đơn giản, xử lý nhanh chóng
  • Được tư vấn tận tình bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Đặc điểm:

  • Đối tượng: KHDN có hoạt động xuất khẩu theo phương thức L/C hoặc nhờ thu.
  • Loại tiền chiết khấu: VNĐ/ngoại tệ tương đương.
  • Phương thức: từng lần/ hạn mức.
  • Thời hạn chiết khấu: Phù hợp với dòng tiền của KH và căn cứ theo phương thức thanh toán, thời hạn hối phiếu...

Sản phẩm liên quan

Chiết khấu chứng từ áp dụng trong trường hợp thanh toán trả chậm người xuất khẩu muốn nhận tiền trước sẽ tiến hành triết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu với ngân hàng. Xác nhận chứng từ tức là người xuất khẩu không tin tưởng ngân hàng phát hành cần một ngân hàng khác uy tín hơn xác nhận trả tiền cho bộ chứng từ của người bạn. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc tham khảo tại đây.

  • Bài viết được xem nhiều nhất hiện nay: Khoá học xuất nhập khẩu thực tế

Để đảm bảo được quyền lợi của người xuất khẩu cần hiểu rõ về nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C. Vậy điểm khác nhau giữa chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C là gì? Các bạn cùng VinaTrain tham khảo chi tiết tại đây.

Nghiệp vụ triết khấu chứng từ:

Áp dụng trong trường hợp thanh toán trả chậm, người xuất khẩu không muốn chờ đợi thanh toán từ ngân hàng mở nên muốn nhận tiền trước từ ngân hàng thông báo. Sau đó, ngân hàng thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ ngân hàng phát hành LC thông qua việc xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người xuất khẩu.

Xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C

Nhiều trường hợp người xuất khẩu cảm thấy ngân hàng phát hành LC không đáng tin tưởng, họ sợ ngân hàng này sẽ không trả được tiền cho bộ chứng từ nên sẽ yêu cầu ngân hàng khác uy tín hơn xác nhận để đảm bảo người xuất khẩu được trả tiền.

Phân Biệt Giữa Chiết Khấu Chứng Từ Và Xác Nhận Chứng Từ

Sau đây sẽ là điểm khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và nghiệp vụ xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C.

Thứ nhất, thời điểm triển khai trước khi giao hàng

  • Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ thường phát sinh trong trường hợp ngân hàng mở chậm thanh toán hoặc thanh toán trả chậm mà người xuất khẩu muốn nhận tiền nhanh hơn thỏa thuận đã cam kết, tức là sau khi đã giao hàng,
  • Xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C được triển khai ngay từ lúc mở L/C, vì người xuất khẩu không tin vào năng lực tài chính của ngân hàng mở tức là trước khi giao hàng

Thứ hai, xét về mặt rủi ro

  • Chiết khấu chứng từ: Rủi ro thấp hơn.Vì ngân hàng thông báo chỉ đồng ý chiết khấu bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ đó được ngân hàng mở chứng thực là đã hợp lệ [bước này là ngân hàng thông báo sẽ scan chứng từ ra trước và gửi cho ngân hàng mở xem để kiểm tra trước tính hợp lệ – có thể tốn phí hoặc không tốn phí tùy mối quan hệ giữa hai ngân hàng].
  • Xác nhận chứng từ: Rủi ro cao hơn. Vì bộ chứng từ chưa được ngân hàng mở đồng ý thanh toán, ngân hàng thông báo đã chủ động chuyển tiền cho người xuất khẩu theo đúng bản chất của nghiệp vụ xác nhận, sau đó ngân hàng thông báo mới dùng bộ chứng từ này đi đòi tiền ngân hàng mở để giảm rủi ro, ngân hàng thông báo thường yêu cầu ngân hàng mở ký quỹ trước 100% tiền hàng.

Ngoài ra việc giao chứng từ và chuyển tiền giữa Ngân hàng Thông báo và ngân hàng Mở được diễn ra như sau:

  • Với Ngân hàng Thông báo thì muốn chỉ cần đánh một bức điện đòi tiền [telegraphic transfer – T/T], thì ngân hàng mở sẽ phải chuyển tiền, bộ chứng từ sẽ được gửi sau và rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng mở vì bộ chứng từ có thể bị thất lạc hoặc không hợp lệ.
  • Với ngân hàng Mở L/C thì muốn phải nhận được bức điện đòi tiền [telegraphic transfer – T/T] và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.

Vì thế mà trên L/C được mở ra, ngân hàng mở thường yêu cầu nội dung: “TTR unacceptable” = “Telegraphic Transfer Reimbursement” – có nghĩa là ngân hàng mở muốn nhận được bức điện đòi tiền và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển cho ngân hàng thông báo.

Những lô hàng giá trị lớn người bán luôn muốn nhận được cả chiết khấu và xác nhận trên L/C

Lưu ý về hình thức chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ

Trường hợp người xuất khẩu không dùng chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C thì việc thỏa thuận trên L/C không quá quan trọng đối với ngân hàng thông báo và ngân hàng mở

Trường hợp người xuất khẩu có sử dụng chiết khấu chứng từ hoặc xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C thì việc thoả thuận giữa hai ngân hàng là rất quan trọng.

  • Nếu dùng L/C xác nhận bởi ngân hàng Thông báo [và trước đó ngân hàng Mở chưa ký quỹ tiền hàng cho ngân hàng Thông báo], thì trên L/C sẽ ghi “TTR Acceptable”
  • Nếu người bán muốn chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo, trên L/C sẽ ghi “TTR Unacceptable”.

Thực tế thì 2 ngân hàng hàng thường cùng hệ thống hoặc ngân hàng thông báo thuộc về chi nhánh ngân hàng nơi người bán mở tài khoản, tùy vào quan hệ giữa hai bên ngân hàng mà mục này có thể ghi ngược lại như cách phân tích thông thường.

Tạm kết

Bài viết trên đây đã phân biệt chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C. Hy vọng sẽ giúp ích được bạn đọc. Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng comment phía dưới để VinaTrain được giải đáp.

Nội dung về thanh toán quốc tế các loại thư tính dụng hình thức thanh toán L/C nằm trong nội dung dạy nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain. Các bạn có thể tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại các lớp học trực tiếp và khóa học xuất nhập khẩu online VinaTrain để được trải nghiệm nhiều hơn

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

  • Xem thêm bài viết liên quan: Phân biệt vận đơn masterbill va house bill

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Phân biệt chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C ”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu tiếng Anh là gì?

Chiết khấu bộ chứng từ có truy đòi có tên tiếng Anh là Negotiation with Recourse. Đối với hình thức này thì nếu như ngân hàng mở không trả tiền cho ngân hàng thông báo thì ngân hàng thông báo sẽ được phép liên hệ và đòi lại số tiền đã ứng đối với người xuất khẩu.

Chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ là gì?

Mô tả sản phẩm: Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu là việc chiết khấu có truy đòi hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho các doanh nghiệp là các đơn vị xuất khẩu. Đối tượng: Khách hàng doanh nghiệp.

Chiết khấu miễn truy đổi tiếng Anh là gì?

Về hình thức chiết khấu, chiết khấu bao gồm 2 loại: chiết khấu truy đòi [negotiation with recourse] và chiết khấu miễn truy đòi [negotiation without recourse].

Chiết khấu của ngân hàng là gì?

Chiết khấu là một loại nghiệp vụ ngân hàng mà một ngân hàng trả trước kì hạn cho người có kì phiếu, chẳng hạn, số tiền ghi trên kì phiếu bớt đi một khoản khấu trừ gọi là tỉ suất chiết khấu hoặc là lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu được tính theo tỉ lệ phần trăm [%] của mệnh giá.

Chủ Đề