Chỉnh lỗi cảm biến cân bằng xe cân bằng

Cân Đông Đô nhận làm các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì cân điện tử. - Với thâm niên trên 15 năm [thành lập từ 2008] trong ngành cân điện tử, chúng tôi có đầy đủ kinh nghiệm, thiết bị và công cụ từ chính hãng để hỗ trợ sửa chữa cân điện tử của Quý khách hàng. - Nếu chỉ hiệu chỉnh cân điện tử, hoặc thay thế ắc quy, và sửa chữa vài thứ nhỏ khác thì có thể lấy cân về ngay. Mặt khác, việc sửa chữa cân điện tử phụ thuộc vào tình trạng bệnh của cân, loại cân, hãng cân, thiết bị hỏng hóc, linh kiện cần thay thế/sửa chữa,...kỹ thuật viên cần có thời gian kiểm tra, đo đạc thậm chí lắp thử thiết bị mới vào để thử, rồi mới có kết luận chính xác, do vậy sẽ tốn thời gian của khách hơn, Quý khách hàng xin lưu ý. Cân Đông Đô luôn muốn khi cân điện tử đã được sửa chữa và trả lại khách hàng thì cân ở trong tình trạng tốt nhất, chúng tôi luôn ưu tiên chất lượng của sản phẩm hơn.

Cân điện tử bị lỗi, những bệnh cơ bản và cách kiểm tra, khắc phục: ► Cân điện tử bật không lên, dù đã cắm dây điện. • Kiểm tra nguồn điện, phích cắm. • Công tắc bật/tắt cân bị hỏng. • Cầu chì của cân điện tử bị đứt. • Hoặc cân hỏng: mạch nguồn, mạch điện tử,...

► Cứ rút điện là cân điện tử cũng bị tắt luôn hoặc hiển thị LO trên màn hình, không sử dụng được. • Cân điện tử bị hỏng ắc quy/pin. • Đôi khi, do bị hỏng bộ sạc -> điện không sạc được vào ắc quy, dẫn đến chai hỏng ắc quy.

► Cân báo lỗi Lo [Lo Bat] – Low Battery. • Cảnh báo ắc quy yếu điện -> cần sạc ắc quy. Nếu sạc từ 4 - 6 tiếng mà vẫn không được thì khả năng cân bị hỏng/chai ắc quy [cần thay thế mới], nặng hơn thì hỏng mạch sạc nên không cấp nguồn cho ắc quy được.

► Cân điện tử bật lên, vẫn hiện số 0, nhưng khi đặt vật cần cân thì số không nhảy. • Cảm biến lực bị hỏng. • Dây tín hiệu từ cảm biến lực dẫn lên đầu hiển thị bị chuột cắn, hoặc do vận chuyển cân làm dập/đứt dây tín hiệu.

► Đặt vật lên cân điện tử vẫn nhảy số, nhưng số nhảy loạn, không ổn định • Cảm biến lực có vấn đề. • Dây tín hiệu từ cảm biến lực dẫn lên đầu hiển thị bị chuột cắn, hoặc do vận chuyển cân làm dập/đứt dây tín hiệu.

► Bật cân điện tử lên, chưa đặt vật, nhưng số vẫn...nhảy từ từ. • Cân điện tử bị ẩm/nước vào bảng mạch, dẫn đến cân bị “trôi số”.

► Cân hàng bị thừa/thiếu, sai lệch với cân khác • Khung/càng chịu lực bị cong vẹo, xô lệch, hoặc có vật gì đó chèn vào dẫn đến cân không chính xác. • Cảm biến lực lỗi. • Đôi khi, cân của đối tác bị sai mà lại bảo cân của chúng ta sai, lúc này cần lấy quả cân chuẩn ra để đặt lên cả 2 cân để kiểm tra độ chính xác của cân điện tử.

► Màn hình báo lỗi/không cân được/cân sai • Người dùng bấm lung tung dẫn đến sai cài đặt của cân. • Do cân bị mất điểm 0 [zero], thông thường do cân điện tử đang khởi động thì người dùng đã đặt vật hoặc tác động lực lên mặt bàn cân. Khắc phục bằng cách khởi động lại cân. Nếu vẫn không được thì cần hiệu chỉnh lại cân bằng quả cân chuẩn Hiện nay, hệ thống cân bằng điện tử ESP được xem là hệ thống không thể thiếu trên những chiếc xe ô tô ngày nay. Hệ thống này cũng là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ an toàn của xe. Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ cùng bạn tìm hiểu về các chức năng và cơ chế hoạt động của hệ thống cân bằng ESP cũng như một số lưu ý khi sử dụng.

I. Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hay Electronic Stability Program là hệ thống an toàn trên ô tô có tác dụng giúp ổn định xe, tăng tính an toàn và giảm thiểu tối đa nguy cơ xe bị mất lái hoặc chệch khỏi quỹ đạo khi di chuyển. ESP rất cần thiết đối với xe, đặc biệt khi xe vận hành trong các điều kiện địa hình hoặc thời tiết biến động [mặt đường ướt, trơn trượt do mưa hoặc băng tuyết, có độ bám thấp do sỏi đá] hoặc trong các tình huống cần tránh các chướng ngại vật đột ngột.

Hệ thống này hoạt động nhờ sự hỗ trợ của hai công nghệ an toàn: hệ thống kiểm soát lực kéo TCS [Traction Control System] và hệ thống chống bó cứng phanh ABS [Anti-lock Brake System]. Hai hệ thống này giúp người lái kiểm soát được độ bám đường của bánh xe và đảm bảo tính ổn định khi di chuyển ở các mặt đường ướt hoặc trơn trượt.

Trước đây, ESP được xem là tính năng nâng cao và chỉ được trang bị trên những dòng xe cao cấp. Nhưng ngày nay, đây là trang bị phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các dòng xe, kể cả xe bình dân hoặc xe hạng A giá rẻ.

Xem thêm: Lỗi hết đăng kiểm xe ô tô bị phạt như thế nào? Có bị giữ xe? Lối vào cao tốc & khoảng cách các xe khi lưu thông tại đây

II. Cơ chế hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử xe ô tô

Nhìn chung, hệ thống ESP hoạt động bằng cách can thiệp vào hệ thống phanh xe giúp xe bám đường tốt hơn và hạn chế tình trạng mất lái, lật xe khi người lái không kịp phản ứng.

Hệ thống hoạt động dựa vào các loại cảm biến: cảm biến tốc độ bánh xe; cảm biến quay vòng, gia tốc; cảm biến góc đánh lái và cảm biến áp suất phanh. Trong đó, cảm biến tốc độ bánh xe giúp xác định độ trượt bánh xe. Còn cảm biến quay vòng, gia tốc, cảm biến góc đánh lái và cảm biến áp suất phanh giúp xác định các nguy cơ xe lật hoặc mất lái.

Khi xe hoạt động, tất cả các thông số sẽ được các cảm biến ghi lại và truyền thông tin về bộ điều khiển trung tâm của hệ thống - ECU.

Nếu tình trạng mất ổn định xảy ra, bộ điều khiển trung tâm ECU sẽ tự động kích hoạt hệ thống chống bó cứng phanh ABS để phanh từng bánh xe một cách tự động hoặc ECU sẽ sử dụng hệ thống kiểm soát lực kéo TCS để ngắt momen từ động cơ đến các bánh xe.

III. Những chức năng của hệ thống cân bằng điện tử ESP

Hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp hỗ trợ người lái kiểm soát được các tình huống rủi ro, nhất là đối với xe có gầm cao. Khi đánh lái gấp hoặc va chạm, xe gầm cao thường dễ bị lật hơn so với các loại xe khác. Vì vậy, trang bị hệ thống ESP sẽ giúp hạn chế những rủi ro và đảm bảo tính an toàn cho xe.

Ngoài ra, hệ thống ESP còn giúp tăng khả năng bám đường, từ đó hạn chế tình trạng mất lái khi tăng tốc độ đột ngột.

IV. Hướng dẫn nhận biết hệ thống cân bằng điện tử trên ô tô

Những dòng xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử ESP sẽ có ký hiệu xe ô tô và hai đường gợn sóng hoặc chữ ESP hiển thị trên bảng đồng hồ thông tin xe. Tùy theo từng mẫu xe, biểu tượng ESP và vị trí ký hiệu sẽ hiển thị ở những nơi khác nhau. Khi hệ thống cân bằng ESP được bật, ký hiệu sẽ sáng lên để người lái xe nhận biết. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như sử dụng hệ thống hiệu quả, bạn nên đọc trước các hướng dẫn sử dụng về đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử trước khi lái xe.

V. Hướng dẫn tắt hệ thống cân bằng điện tử

Trên taplo của các mẫu xe được trang bị hệ thống cân bằng điện tử sẽ có nút bật/tắt ESP. Biểu tượng này sẽ sáng lên khi hệ thống ESP được bật, nếu bạn muốn tắt hệ thống thì nhấn nút tắt ESP trên taplo.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn khi vận hành xe, bạn nên tìm hiểu về cách sử dụng hệ thống cân bằng điện tử ESP, kiểm tra và bật hệ thống lên trước khi khởi hành. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra ký hiệu ESP để kịp thời xử lý trước khi có những sự việc bất thường xảy ra, tránh gây ảnh hưởng đến những hệ thống hỗ trợ khác.

VI. Lúc nào cần tắt cân bằng điện tử?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp đảm bảo tính an toàn cho chuyến hành trình của bạn, tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn nên chủ động tắt hệ thống ESP như:

1. Khi đi vào những đoạn đường gồ ghề phức tạp hoặc có bùn lầy, xe bị sa lầy

Tác dụng chính của cân bằng điện tử ESP sẽ phát huy tốt nhất khi xe chạy tốc độ cao hoặc khi vào khúc cua và tránh những chướng ngại vật bất ngờ. Tuy nhiên, khi đi trên những đoạn đường gồ ghề, phức tạp hoặc có bùn lầy, bạn nên tắt chế độ ESP vì hệ thống không hỗ trợ nhiều, thậm chí có thể gây trở ngại.

Trong những trường hợp này, xe thường di chuyển chậm và có tốc độ của bốn bánh xe không đều nhau. Khi bánh xe dẫn động bị sa lầy sẽ khiến xe gặp phải tình trạng quay trơn. Nếu ESP hoạt động, hệ thống sẽ kích hoạt phanh hoặc giảm momen để hãm bánh xe khiến xe khó thoát ra bùn lầy hơn.

Ngoài ra, khi đi trên các đoạn đường có địa hình gồ ghề, phức tạp, xe cần lực kéo mạnh. Việc ESP hoạt động và vô tình làm giảm công suất động cơ sẽ khiến lực kéo xe bị ảnh hưởng.

2. Khi drift xe

Drift là kỹ thuật lái xe để bánh xe trượt trơn trên đường. Khi drift xe, góc trượt sau sẽ lớn hơn góc trượt trước và khiến bánh xe trước hướng ngược chiều với hướng rẽ. Nếu ESP đang được bật thì bánh xe sẽ bị hãm lại khiến xe khó drift được.

Tham khảo thêm:
  • Top 5+ bộ kích điện ô tô tốt nhất và cách kích bình an toàn 2023

VII. Hệ thống cân bằng điện tử ESP có cần thiết?

Hệ thống cân bằng điện tử ESP có tác dụng giúp đảm bảo tính ổn định cho xe khi vào những khúc cua hay phải tránh những vật cản đột ngột,... Đây là trang bị an toàn có thể hỗ trợ nhiều cho những người mới thiếu kinh nghiệm hoặc cho phụ nữ tay lái còn yếu.

Đối với những dòng xe có gầm cao, việc trang bị hệ thống ESP rất cần thiết. Dòng xe gầm cao có trọng tâm cao nên dễ mất ổn định khi vào những khúc cua hoặc khi phanh gấp. Đối với dòng xe gầm thấp cỡ nhỏ, việc trang bị ESP không thực sự cần thiết.

Nhìn chung, lái xe an toàn hay không phụ thuộc chủ yếu vào người lái. Các tính năng an toàn như hệ thống cân bằng điện tử,... chỉ có tác dụng hỗ trợ.

VIII. Có thể lắp thêm cân bằng điện tử cho ô tô được không?

Hệ thống cân bằng điện tử chỉ mới phổ biến trong thời gian gần đây nên các dòng xe ô tô cũ thường sẽ không được trang bị hệ thống này. Nhiều người muốn tự lắp thêm hệ thống cân bằng điện tử cho xe, tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên lắp thêm cân bằng điện tử. Cấu tạo hệ thống cân bằng điện tử rất phức tạp và mỗi hãng xe có thiết kế và cách bố trí khác nhau, do đó, tính năng ESP chỉ có nhà sản xuất mới có thể trang bị được.

Trên đây là những thông tin về hệ thống cân bằng điện tử cho ô tô và một số nội dung liên quan. VIETMAP hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về hệ thống ESP cũng như biết cách sử dụng hiệu quả.

Chủ Đề