Cho biết một tình yêu chân chính mà em thích vì sao

Câu hỏi: Em có quan niệm thế nào là tình yêu chân chính?

Hướng dẫn trả lời: Tình yêu chân chính là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Câu hỏi: Hôn nhân là gì?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

Câu hỏi: Vì sao nói, tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?

Hướng dẫn trả lời: Nếu kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính thì không thể bền vững được, gia đình không thể hạnh phúc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau đó chính là cơ sở của hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Bởi vì, có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu hỏi: Theo em, khi nào kết hôn là đẹp nhất?

Hướng dẫn trả lời: Tuổi kết hôn đẹp nhất là lúc hai người đã trưởng thành cả về sự nghiệp, thế’ lực và sức khoẻ. Bởi vì, lúc đó thể lực đã phát triển hoàn thiện, đầy đủ sức khoẻ để gánh vác công việc gia đình, công việc xã hội và lúc đã có một sự nghiệp vững vàng đủ đảm bảo cho cuộc sống gia đình.

Câu hỏi: Trong đời sống gia đình, trách nhiệm của vợ và chồng phải như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành...

Câu hỏi: Em hãy nêu một số biếu hiện sai trái trong tình yêu mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

- Yêu quá sớm;

- Cẩu thả, nông cạn, thiếu tôn trọng nhau trong tình yêu;

- Cộc cằn, thô lỗ trong tình yêu;

- ích kỉ, vụ lợi.

Câu hỏi: Hôn nhân đúng pháp luật là như thế náo?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, không bị ép buộc;

- Kết hôn đúng tuổi quy định của pháp luật;

- Không vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu hỏi: Thế nào là hôn nhân trái pháp luật?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân trái pháp luật là hôn nhân không dựa trên tình yêu chân chính; hôn nhân vì tiền, vì dục vọng, bị ép buộc...

- Hôn nhân không đúng độ tuổi quy định của pháp luật;

- Vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.

Câu hỏi: Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân là gì? ,

Hướng dẫn trả lời: Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân;

- Có tình yêu chân chính thì sẽ chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà hợp - hạnh phúc.

Câu hỏi: Pháp luật quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là gì?

Hướng dẫn trả lời: Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là:

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo; giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện?

Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân tự nguyện là hai người tự nguyện kết hôn để chung sống với nhau mà không chịu một sự ép buộc, cưỡng ép nào.

Câu hỏi: Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào?

Hướng dẫn trả lời: Để được kết hôn, cần có những điều kiện:

+ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn;

+ Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;

+ Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Nam nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn.

Câu hỏi: Cấm kết hôn trong những trường hợp nào?

Hướng dẫn trả lời: Cấm kết hôn trong những trường hợp:

- Người đang có vợ, có chồng;

- Người mất năng lực hành vi dân sự [bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình];

- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

. - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Giữa những người cùng giới tính.

Câu hỏi: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về, hôn nhân?

Hướng dẫn trả lời: -  Vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn [tuổi kết hôn, kết hôn do ép buộc, kết hôn vì tiền...]

- Vi phạm những điều cấm kết hôn.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào là những người cùng dòng máu về trực hệ?

Hướng dẫn trả lời: Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con, ông bà đối với cháu nội hoặc cháu ngoại.

Câu hỏi: Em hãy giải thích những người có họ trong phạm vi ba đời là những người nào ?

Hướng dẫn trả lời: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra:

+ Cha mẹ là đời thứ nhất;

+ Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;

+ Anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?

Hướng dẫn trả lời:  Pháp luật quy định về quan hệ giữa vợ và chồng là vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

- Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

Câu hỏi: Vì sao, pháp luật phải có những quy định chặt chẽ về hôn nhân và gia đình. Việc đó có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời: - Pháp luật có quy định chặt chẽ như vậy là vì vấn đề hôn nhân và gia đình trong xã hội ta được pháp luật coi trọng; nó thể hiện sự văn minh của một xã hội tiến bộ, và sự quy định chặt chẽ của pháp luật.

- Việc làm đó có ý nghĩa đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân; mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật.

- Để đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân được thực hiện, để bảo vệ sức khỏe công dân, nòi giống những truyền thống đạo đức của dân tộc.

Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân - học sinh như thế nào trong vân đề hôn nhân?

Hướng dẫn trả lời: Công dân - học sinh phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân;

- Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân;

- Công dân - học sinh biết đánh giá đúng bản thân, phải nắm vững những quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân. Để cùng gia đình có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó phải biết tự bảo vệ mình.

Câu hỏi: Quan niệm về tình yêu chân chính hiện nay?

Lời giải:

Mộttình yêu chân chínhphải: Cótình cảm chânthực, có sự quyến luyến, gắn bó, đồngcảmsâu sắcvềtâm tư giữa một nam và một nữ, sự hòa hợpvềtính cách, nguyện vọng, mơ ước và khát khao được gần gũi bên nhau. ... Có sự chân thành, tin cậy và tôn trọng từ hai phía

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tình yêu chân chính nhé!

1. Khái niệm tình yêu chân chính - Tình yêu chân chính là gì?

- Tình yêu là tình cảm quyến luyến, yêu mến giữa hai người khác giới. Giữa họ có sự phù hợp về nhiều mặt khiến cả hai tạo ra sự hấp dẫn lẫn nhau, tự nguyện gần gũi, chăm sóc và hiến dâng cho nhau những điều tốt đẹp.

- Tình yêu chân chính là tình yêu bắt nguồn từ cảm xúc rung động thực sự đến từ hai phía. Tình yêu này không bị ảnh hưởng bởi bất kì tác động, tác nhân nào khác ở bên ngoài. Ở mối quan hệ này, người ta san sẻ mọi buồn vui, hi sinh vì nhau, vượt qua sóng gió cuộc đời để được đến với nhau.

- Còn theo sách Giáo dục công dân lớp 10, tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Tuy nhiên, dù có định nghĩa tình yêu chân chính như thế nào, chung quy lại tình yêu chân chính là sợi dây liên kết giữa 2 người xa lạ. Biết hy sinh cho nhau và luôn đồng cảm với cảm xúc của đối phương.

2. Đặc điểm của tình yêu chân chính

- Trong tình yêu chân chính, sự chung thủy là điều kiện tiên quyết để quyết định tình yêu đó có tiến xa hay không. Khi bạn yêu ai đó chân thành, bạn sẽ không muốn chia sẻ tình yêu của mình dành cho nửa kia với bất cứ một người thứ ba nào khác. Khi đã bước qua tuổi thanh xuân bồng bột, tình yêu chân chính thường xuất hiện sau giai đoạn này. Tình yêu chân chính của người trưởng thành luôn đi liền với trách nhiệm. Khi yêu thật lòng, cả hai sẽ có trách nhiệm đối với tương lai và hạnh phúc của nhau. Cặp đôi sẽ biết hi sinh, nhẫn nhịn, chăm sóc, lo lắng, giúp đỡ nhau một cách tự nguyện mà không đòi hỏi bất kì điều gì.

- Bên cạnh sự chung thủy, để nuôi dưỡng một tình yêu chân chính, cả hai phải xây dựng được niềm tin bền vững với nhau. Luôn trung thực với đối phương, không lừa dối, giấu diếm nhau điều gì. Ngoài ra, tình yêu chân chính luôn phải có sự tôn trọng và bình đẳng. Bất cứ sự áp đặt, định kiến nào trong tình yêu cũng đều có thể gây ra sự xích mích dẫn đến tan vỡ.

3. Cơ sở của tình yêu chân chính là gì?

Cơ sở của tình yêu chân chính là yêu nhau một cách tự nguyện, không vì bất kì lý do gì mà rời bỏ nhau. Cả hai đều xuất phát từ tình cảm chân thật, mong muốn được gắn bó với nhau lâu dài. Luôn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến nhau, tin cây và tôn trọng lẫn nhau

4. Biểu hiện của tình yêu chân chính

a. Chung thủy một tình yêu duy nhất

Khi bạn đã yêu ai đó một cách chân thành thì bạn sẽ dồn hết tâm huyết và tình cảm cho người đó, bất cứ một người nào khác cũng không có cơ hội làm bạn chia sẻ thứ cảm xúc này. Xét về cả lý thuyết lẫn thực tế, không có hai tình yêu tồn tại song song trong cùng một thời gian mà nó chỉ có thể nối tiếp nhau. Sự xuất hiện của tình yêu mới sẽ triệt tiêu tình yêu cũ, nếu một người mà tồn tại song song tình cảm như nhau với 2 đối tượng thì đó không phải là tình yêu mà nó là một dạng tình cảm khác có thể chia sẻ cùng một lúc cho nhiều người.

b. Có trách nhiệm trong tình yêu

- Khi bạn đã tìm được đối tượng để yêu một cách chân thành, cả hai sẽ tự động có ý thức trách nhiệm đối với tương lai và hạnh phúc của nhau. Điều này thể hiện qua sự chăm sóc, lo lắng, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn một cách tự nguyện để cả 2 trở nên tốt hơn, bảo vệ che chở nhau và cùng nhau đồng hành trên con đường tương lai. Cũng chính nhờ tính chất này nên tình yêu chân chính có sức mạnh vượt qua những thử thách thời gian, không gian, sự chênh lệch tuổi tác, giai cấp, địa vị,…

- Có một câu nói rất đúng về tình yêu: “Người thích hoa thì tìm cách ngắt hoa. Nhưng người yêu hoa thì tìm cách chăm sóc hoa”.

c. Chân thành, trung thực và tôn trọng lẫn nhau

– Nền tảng của một tình yêu chân chính dựa trên sựchân thành, chân thành chính là liều thuốc để nuôi sống tình yêu, giúp tình yêu tồn tại bền vững. Nếu tình yêu mà không có sự chân thành sẽ chỉ toàn là điều dối trá, giả tạo, nghi ngờ và khinh miệt lẫn nhau. Sự chân thành được thể hiện ở những hành động không lừa dối, giấu diếm nhau bất kỳ điều gì. Tuy nhiên, chân thành ở đây không phải là tuyệt đối mà nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác để đánh giá cấp độ của nó.

– Ngoài chân thành, tình yêu chân chính cũng không thể thiếu sựtrung thực, đây cũng chính là cơ sở để xây dựng niềm tin bền vững trong tình yêu. Khi cả hai thật sự tin nhau sẽ hình thành nên lòng vị tha, bao dung, tin tưởng nhau cũng chính là tin vào tình yêu của nhau, tin vào tương lai tươi sáng mà họ có thể đem lại cho nhau và xem nhau như một điểm tựa vững chắc, đáng tin cậy trong cuộc đời.

– Trong một mối tình, điều quan trọng không thể thiếu để duy trì sự bền vững chính làtôn trọngnhau. Tình yêu chân chính phải có sự tôn trọng đối phương, hai người phải có sự bình đẳng trên mọi phương diện như sở thích, nhu cầu, quyết định, công việc. Vì bất cứ sự áp đặt nào trong tình yêu cũng gây ra sự xích mích dẫn đến tan vỡ.

d. Nhu cầu tình dục trong tình yêu

- Khi yêu sẽ xuất hiện một sức hút cuốn hai con người đến gần với nhau, cả hai tình nguyện trao và nhận tất cả. Đó chính là cơ sở thúc đẩy quan hệ tình dục trong tình yêu – một mối quan hệ đầy tính nghệ thuật và đạo đức. Tình dục trong tình yêu là biểu hiện của sự cho và nhận, đây không chỉ đơn thuần xuất phát từ nhu cầu sinh lý mà nó còn phản ánh nhận thức, quan điểm và cách nhìn nhận của họ trong tình yêu. Tình yêu đôi lứa chỉ cao thượng, chân chính khi có sự hài hoà, làm chủ được bản thân, điều khiển được dục vọng của mình.

- Tình yêu chân chính là gì, mấy ai định nghĩa được tình yêu chân chính trên thế gian. Nếu bạn đã hoặc đang yêu ai đó thì hãy tự hỏi đó có phải là tình yêu thật sự, hai người đã hoàn toàn vì nhau và có muốn hướng đến điều tốt đẹp trong tương lai. Đôi khi có những cảm xúc nhất thời chỉ là ngộ nhận, tình yêu chân chính phải được thử thách qua thời gian.

5. Giá trị của tình yêu chân chính

Giá trị của tình yêu chân chính là có khả năng cảm hóa con người một cách thần kì. Nó có thể khiến con người trở nên cao thượng, vị tha. Làm cho người xấu thay đổi, biến mình thành một phiên bản tốt hơn, biến cái bất khả thi thành cái khả thi.

6. Vai trò của tình yêu chân chính

- Tình yêu chân chính đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nó có thể giúp bạn lạc quan, yêu đời hơn. Bạn không còn đơn độc nữa, đã có người nắm lấy tay bạn cùng nhau vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, giúp bạn gạt bỏ đi những quan niệm sai lầm trong tình yêu và hướng đến những tình cảm trong sáng và tích cực hơn. Tình yêu chân chính mang đến cho bạn một hạnh phúc trọn vẹn và viên mãn.

- Lưu ý nhỏ nhưng quan trọng

Để có được tình yêu chân chính, bạn cũng cần lưu ý một số điều nên tránh trong tình yêu:

+ Không nên yêu quá sớm

+ Không nên vụ lợi trong tình yêu

+ Không nên nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu

+ Không nên yêu một lúc nhiều người`

+ Không nên quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Video liên quan

Chủ Đề