Cho con bú an bánh tráng nướng được không

  • Chảy máu nướu răng, bệnh lý không thể xem thường
  • Loại thực phẩm có hại cho răng dù thèm mấy cũng không nên dùng nhiều
  • Sở hữu nụ cười tỏa nắng với 9 mẹo làm trắng răng đơn giản

Ê buốt răng sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bỉm sữa. Có cách nào trị ê buốt răng sau sinh hiệu quả mà vẫn an toàn không?

Sau khi sinh con, không ít phụ nữ phải đối mặt với tình trạng răng ê buốt. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống hằng ngày, mà còn là dấu hiệu cảnh báo chất lượng nguồn sữa mẹ không được đảm bảo. Mẹ bỉm sữa yên tâm vì bài viết này đã tổng hợp những cách trị ê buốt răng sau sinh hiệu quả nhất hiện nay. 

Tại sao phụ nữ sau sinh bị ê buốt răng?

Quá trình sinh nở khiến cơ thể người phụ nữ xảy ra rất nhiều sự thay đổi. Trong đó, ê buốt răng sau sinh là tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ sau sinh đều gặp phải. Nguyên nhân của hiện tượng này là do: 

Thiếu canxi 

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ tiêu thụ nhiều canxi hơn bình thường do không chỉ đáp ứng nhu cầu của cơ thể mà còn đóng góp vào sự hình thành và phát triển xương răng của thai nhi. Đến khi sinh con, việc cho con bú cũng vô tình làm mất đi một lượng lớn canxi thông qua sữa mẹ để cung cấp cho con. Vì vậy, đây là khoảng thời gian mà người mẹ rất dễ bị thiếu hụt canxi. 

Nếu không được bổ sung đầy đủ canxi, cơ thể người mẹ sẽ phải huy động cả lượng canxi sẵn có từ xương răng của mẹ để cung cấp cho con khiến nhiều chị em bị ê buốt răng sau sinh. 

Thiếu canxi khi mang thai không chỉ gây ê buốt răng mà còn khiến nhiều mẹ bầu bị chuột rút

Nôn nghén quá nhiều 

Nôn nghén thực chất là hiện tượng mẹ bầu bị trào ngược dạ dày. Acid dạ dày đẩy ngược lên thực quản, bao phủ lấy thân răng, làm cho răng bị bào mòn. Lâu dần, dẫn đến tình trạng men răng yếu đi rõ rệt sau khi sinh. 

Do chế độ ăn thiếu cân bằng 

Thèm đồ chua là tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai. Trong khi đó, đồ chua là những thực phẩm chứa nhiều acid tự nhiên nhất. Nếu men răng phải tiếp xúc liên tục với chất này, mô răng và chân răng sẽ bị bào mòn gây ê buốt. 

Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm có đường cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chị em, làm

răng ê buốt và nhức. 

Chăm sóc răng miệng không đúng cách 

Việc mang thai khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, nặng nề nên nhiều người bỏ qua bước đánh răng mỗi tối. Răng miệng không được vệ sinh đều đặn, các thức ăn thừa sẽ tạo thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phá hủy men răng. Đến khi sinh xong, răng bắt đầu ê buốt và yếu đi. 

Hơn nữa, dù đã có nhiều thay đổi trong quá trình kiêng cữ sau sinh, nhiều mẹ bầu vẫn tin rằng không nên đánh răng sau sinh để tránh răng yếu và rụng khi về già. Tuy nhiên, quan niệm này lại có tác dụng ngược lại và không hề có lợi cho mẹ bỉm. 

Đánh răng sai cách hoặc đánh răng không kỹ khiến vi khuẩn bám đọng lại ở các kẽ răng

Nhức răng sau sinh có nguy hiểm không? 

Ê buốt răng sau sinh tuy không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại gây ra nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của các chị em. Sau khi sinh, mẹ bỉm cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh để đảm bảo nguồn sữa cho bé và phục hồi sức khỏe sau sinh. Tuy nhiên, việc đau nhức răng khiến nhiều chị em thấy việc nhai, nuốt trở nên bất lợi, làm mất cảm giác ngon miệng. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến chán ăn và sút cân ở phụ nữ sau sinh. 

Việc ăn uống không điều độ còn kéo theo nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như: Trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,... làm cho sức đề kháng của phụ nữ yếu hơn rõ rệt. Hơn nữa, cơ thể người mẹ không có đủ chất dinh dưỡng sẽ kéo theo chất lượng nguồn sữa không đảm bảo khiến bé thiếu cân, suy dinh dưỡng. 

Trị ê buốt răng sau sinh giúp chị em tự tin ăn uống

Trị ê buốt răng sau sinh đơn giản, hiệu quả 

Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng ê buốt răng mà chị em sẽ có phương pháp chữa trị riêng. Việc điều trị ê buốt răng sau sinh rất dễ dàng nếu chị em kiên trì kết hợp nhiều phương pháp dưới đây. 

Thay đổi thói quen sống 

Nếu bị ê buốt răng sau sinh, mẹ có thể áp dụng một số cách trị ê buốt răng sau sinh hiệu quả sau: 

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách thường xuyên: Chị em nên chải răng 2 lần/ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nên đánh răng bằng nước ấm và súc miệng bằng nước ấm để sát khuẩn.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học sau sinh: Tăng cường rau xanh và các thực phẩm giàu vitamin C và canxi sẽ giúp răng chắc khỏe hơn. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có gas và đồ quá chua hoặc quá lạnh. 

Bạn nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm để tránh làm tổn thương nướu và chân răng

Trị ê buốt răng sau sinh bằng các bài thuốc dân gian

Trong y học cổ truyền đã có rất nhiều bài thuốc Nam được truyền tai nhau về công dụng trị ê buốt răng sau sinh hiệu quả. Cụ thể các cách trị ê buốt răng dân gian như: 

  • Bằng trà xanh: Trong trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và chất flour tự nhiên dồi dào. Nếu bị ê răng, mẹ hãy lấy vài lá trà xanh đem nghiền nhỏ rồi chà xát lên răng trong 5 phút. Sau đó, súc miệng sạch với nước. Thực hiện cách này liên tục 2-3 lần/ngày, bạn sẽ thấy tình trạng ê buốt giảm đi nhanh chóng. 

  • Bằng gừng tươi: Gừng có tác dụng sát trùng, giảm viêm, giảm đau răng hiệu quả và an toàn tuyệt đối với phụ nữ sau sinh. Bạn rửa sạch gừng tươi, cạo vỏ và giã nhuyễn. Đắp gừng lên răng sẽ giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. 

  • Bằng lá lốt: Benzyl axetat trong lá lốt là chất có tác dụng kháng khuẩn cao, giảm sưng đau và tiêu viêm rất tốt. Bạn đun sôi nắm lá lốt rồi súc miệng bằng nước cốt lá lốt hằng ngày để chống ê buốt răng sau sinh. 

Thăm khám bác sĩ 

Nếu thử các phương pháp trên nhưng vẫn không có kết quả rõ rệt, bạn nên đến thăm khám bác sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín. Tình trạng đau buốt răng lâu ngày không khỏi có thể liên quan đến các bệnh lý về răng miệng như: Viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, mòn men răng,... Việc khám chữa kịp thời sẽ giúp chị em rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu các biến chứng do ê buốt răng. 

Trị ê buốt răng sau sinh thật dễ dàng phải không nào? Chỉ cần có phương pháp điều trị đúng đắn, tình trạng ê buốt sẽ chẳng còn là nỗi ám ảnh với các mẹ bỉm sữa sau khi sinh con. 

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • răng ê buốt
  • bệnh răng miệng

Xem thêm : Cách trị ê buốt răng sau sinh đơn giản, hiệu quả cho mẹ bỉm sữa

Thứ Năm ngày 27/07/2022

  • 5 cách giảm mỡ bụng nhanh nhất mà không cần tập thể dục
  • 15 thực phẩm thay thế giúp giảm cân khỏe mạnh và nhanh chóng
  • Diastasis recti: phân tách cơ bụng sau sinh và những điều cần biết

Sau sinh, nhu cầu giảm cân của chị em là vô cùng chính đáng. Tuy nhiên có nhiều chị em do quá muốn lấy lại vóc dáng cũ mà chưa có cách giảm cân sau

1. Một số cách giảm cân sau sinh gây hại cho sức khỏe chị em

Có một chế độ ăn kiêng hà khắc

Chế độ ăn kiêng hà khắc chưa hẳn là cách giảm cân sau sinh an toàn

Chị em thường xuyên bỏ bữa hay ăn kiêng với chế độ ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng là điều cực kì nguy hiểm. Sau sinh, việc tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể là một điều cần thiết, nó vừa đảm bảo được năng lượng hoạt động cho cơ thể đồng thời duy trì được lượng sữa cho con bú. Bạn chỉ cần hạn chế ăn khuya và cung cấp lượng dinh dưỡng đủ cho cơ thể thì cũng đã góp phần giảm cân sau sinh rồi.

Tăng cường nhiều trái cây

Nhiều mẹ có quan niệm rằng trong trái cây có nhiều chất xơ nên ăn rất nhiều trái cây. Trái cây tuy chứa ít tinh bột cũng như chất béo và rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin… Nó giúp cho quá trình tan mỡ nhanh chóng hơn cũng như rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều hoa quả lại là một sai lầm.

Ăn quá nhiều trái cây hay ăn quá mức quy định, sẽ gây nên nhiều loại bệnh tật cũng như ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Trong trái cây có lượng đường khá cao, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến cho bệnh tiểu đường xuất hiện và cân nặng không những không giảm đi mà còn tăng lên nhanh chóng.

Vận động liên tục và quá sức

Việc tập luyện quá sức sẽ khiến cho cơ thể của chị em rơi vào trạng thái mệt mỏi. Điều này thực sự không tốt. Việc tập luyện quá sức khiến cho cơ thể xanh xao, vàng da. Thay vào đó, bạn có thể tập những bài giảm cân một cách nhẹ nhàng cũng như ăn uống khoa học để cân nặng giảm một cách từ từ nhưng khỏe mạnh.

Quấn nóng giảm béo bụng

Quấn nóng bụng chưa chắc đã làm cho bạn giảm được vòng eo

Việc sử dụng các đai quấn nóng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng. Tuy nhiên, đây chính là phương pháp giảm cân cực kì nguy hiểm mà các mẹ không nên áp dụng. Phụ nữ sau sinh, tử cung sẽ co lại để cầm máu, quá trình này diễn ra một cách chậm chạp và từ từ. Trung bình phải mất 6 tuần thì tử cung mới có thể quay về vị trí ban đầu. Do vậy, việc quấn nóng vô tình khiến cho tử cung không co lại được và rất dễ dẫn tới băng huyết.

Uống giấm giảm cân

Uống giấm giảm cân tưởng chừng là một phương pháp hiệu quả nhưng chính bản thân nó sẽ bào mòn dạ dày và ruột một cách cực kì nguy hiểm. Cơ thể chính vì thế mà không nạp được năng lượng cũng như không có sức đề kháng. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh còn cho con bú nên tuyệt đối không uống giấm.

2. Cách giảm cân sau sinh an toàn mà hiệu quả

Thay vì cố gắng thực hiện những cách giảm cân sau sinh nguy hiểm trên bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:

Có chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hạn chế tối đa đường, tinh bột và các chất kích thích cũng là cách giảm cân sau sinh an toàn và chắc chắn sẽ giúp bạn có năng lượng hoạt động và hạn chế được các chất kích thích gây hại.

Tập luyện nhẹ nhàng

Mách nhỏ chị em cách giảm cân sau sinh an toàn

Tập luyện các bài tập một cách nhẹ nhàng cũng như tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể. Không nên lạm dụng tập các bài tập quá sức sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mỏi mệt cũng như không hề tốt cho sức khỏe.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc chính là giúp mẹ có thời gian tái tạo năng lượng cũng như nghỉ ngơi. Điều này kết hợp với việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tập luyện sẽ mang đến hiệu quả tích cực.

Sau sinh việc lấy lại vóc dáng là cần thiết, tuy nhiên bạn nên áp dụng những phương pháp khoa học và cực kì linh động. Vì thế, hãy áp dụng phương pháp giảm cân sau sinh an toàn lại vừa hiệu quả nhé!

Diệu Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • giảm cân
  • giảm cân sau sinh

Xem thêm : Mách nhỏ chị em cách giảm cân sau sinh an toàn

  • Tại sao nhân viên văn phòng thường xuyên bị khô mắt?
  • Cần làm gì khi có cảm giác khô mắt?
  • Hiện tượng khô mắt cay mắt làm thế nào để khắc phục?

Khô mắt vốn được coi là một tình trạng bệnh mạn tính và có thể bắt gặp ở mọi đối tượng khi tuổi còn rất trẻ, nhưng đặc biệt xuất hiện ở những người phụ nữ sau sinh. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để cải thiện sau sinh bị khô mắt. Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau.

Khô mắt vốn được coi là một tình trạng bệnh mạn tính

Khô mắt và những dấu hiệu thường gặp

Bài tiết nước mắt là một hoạt động sinh lý của cơ thể, nó giống như một chất dịch bôi trơn và giữ ẩm trên bề mặt nhãn cầu, đồng thời, nước mắt còn giúp rửa trôi những cặn bẩn hoặc các vi sinh vật để ngăn ngừa quá trình gây viêm, nhiễm trùng mắt. Một lượng nước mắt đầy đủ chính là điều cần thiết để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và ngược lại, khi không đủ lượng nước để duy trì độ ẩm sẽ dẫn đến tình trạng khô mắt.

Dịch nước mắt được bao gồm bởi 3 thành phần quan trọng: Lớp lipid dầu bên ngoài cùng do tuyến Meibomian trong mí mắt sản xuất, nếu thiếu thành phần này sẽ khiến nước mắt bị bay hơi nhanh chóng và làm giảm tính bôi trơn. Lớp giữa là nước, phần chất lỏng này do các tuyến lệ bài tiết, có nhiệm vụ bảo vệ, làm ướt và nuôi dưỡng bề mặt nhãn cầu. Lớp trong cùng là lớp nhầy [mucin] được sản xuất bởi các tế bào trong kết mạc sẽ giúp lưu giữ nước mắt và lan truyền những giọt nước trên bề mặt nhãn cầu. Nếu có bất kỳ nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến nguồn sản xuất nước mắt đều có thể dẫn tới sự bất ổn về cấu tạo và gây khô mắt.

Trong quá trình sinh nở, người mẹ dễ bị tổn thương võng mạc

Một số dấu hiệu điển hình của chứng sau sinh bị khô mắt như ngứa cộm, cay rát trong mắt, nhức mỏi, nhìn hoặc đọc sách báo nhanh bị mỏi, mắt đỏ, đau,… và có thể kèm theo triệu chứng sợ ánh sáng chói, càng chớp mắt càng rát đau, nước mắt càng chảy nhiều [do mắt bị kích thích vì quá khô, tăng phản xạ tiết nước mắt nhưng rất dễ bay hơi và không đủ để cải thiện tình trạng khô ở mắt dưới]… 

Nếu khô mắt mạn tính có thể dẫn đến viêm như viêm giác mạc, viêm kết mạc dễ tái đi tái lại và để lại sẹo rất khó phục hồi, thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu kể trên, bạn nên tới cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khô mắt ở phụ nữ sau sinh

Quá trình mang thai và sinh nở khiến cơ thể người phụ nữ biến đổi rất nhiều và gây nên “gánh nặng” lên các cơ quan. Trong đó, mắt là cơ quan rất nhạy cảm và cũng chịu khá nhiều thay đổi trong thời kì này. 

Một số bệnh lý về mắt có thể xảy ra trong quá trình thai nghén như khô mắt ở bà bầu và sinh nở là sau sinh bị khô mắt, mờ mắt hoặc sưng mí mắt do phù, cận thị, loạn thị thai nghén, tăng nhãn áp khi mang thai. 

Trong quá trình sinh nở, người mẹ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Tuy nhiên các bệnh lý này thường giảm dần và thị lực sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng vài tuần đầu sau sinh.

Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều

Phòng sau sinh bị khô mắt chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:

- Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều: Không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Hết thời gian này nên đứng dậy đi ra ngoài nơi ánh sáng chan hòa để mắt được nghỉ ngơi, hoặc đơn giản chỉ là nhắm mắt hoặc nhìn ra chỗ khác xa hơn ngoài máy tính. 

- Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng: Tuy nhiên chỉ nên đọc khoảng 10 phút rồi tạm nghỉ một lúc để mắt không bị điều tiết quá lâu. 

- Dùng thuốc nhỏ mắt NaCl 0.9% để làm sạch và tránh làm khô mắt. 

- Bổ sung Omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt.

Ngoài ra, không loại trừ khả năng bạn bị mắc các bệnh lý về mắt khác như viêm màng bổ đào trước cấp [thường kèm khô nhức mắt], tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc [thường do tăng huyết áp, bệnh về tim mạch, các bệnh nhiễm trùng], viêm thần kinh thị [thường do viêm xoang, nhiễm trùng..]. Đặc điểm của các bệnh này là gây giảm thị lực nhanh. 

Do đó, nếu sau sinh bị khô mắt bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời.

Thu Hà

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.


Xem thêm : Cách khắc phục sau sinh bị khô mắt

Thứ Năm ngày 10/08/2022

  • Bật mí 9 loại nước uống, thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh
  • Mẹ đã biết uống chè vằng đúng cách để gọi sữa về chưa?
  • 4 loại nước lợi sữa cho mẹ nhất định phải thử

Thời kỳ sau sinh cơ thể mẹ còn rất yếu. Do vậy, ăn uống đúng sau sinh rất quan trọng sẽ giúp cho mẹ nhanh phục hồi sức khỏe cũng như sữa về đầy đủ.

Thời kỳ sau sinh cơ thể mẹ còn rất yếu. Do vậy, ăn uống đúng sau sinh rất quan trọng sẽ giúp cho mẹ nhanh phục hồi sức khỏe cũng như sữa về đầy đủ cho bé bú.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với phụ nữ sau sinh

Dinh dưỡng cho mẹ đối với nguồn sữa mẹ

Nói chung thành phần sữa mẹ là tương đối hằng định, ở tất cả các bà mẹ và nguồn năng lượng dự trữ của mẹ luôn được huy động để sản xuất sữa khi cần. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, dinh dưỡng cho mẹ vẫn có ảnh hưởng khá lớn đến một số vi chất, số lượng của sữa mẹ. Chế độ ăn của những chị em thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B1, A, D thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa của người mẹ đó. Đồng thời, trong 6 tháng đầu, lượng kháng thể của con sẽ được truyền trực tiếp qua sữa mẹ. Do đó, cần bảo đảm đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ là cách phòng bệnh tốt nhất cho con, chống đỡ bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa.

Dinh dưỡng bảo đảm sức khỏe cho mẹ

Ăn uống đúng cách giúp mẹ có sức khỏe chăm bé tốt hơn

Mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mẹ mang thai vẫn chưa tiêu thụ hết nhưng đã mất khá nhiều vì mất máu khi sinh đẻ, sản xuất sữa non trong những tháng cuối của thai kỳ và sau khi sinh. Vì vậy, chú ý đến dinh dưỡng cho mẹ trong thời gian cho con bú không chỉ là để sản xuất sữa mà còn bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho mẹ. Dinh dưỡng sẽ giúp mẹ tiếp tục với chức năng làm mẹ và các công việc hàng ngày. Một chế độ ăn đa dạng với đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt chứa nhiều canxi, vitamin A, D… cần được chú ý nhất.

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh phải có chế độ ăn uống đúng cách, thực đơn nhiều chất dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ năng lượng [khoảng 2,800 kcal/ngày]. Những hướng dẫn ăn uống sau sinh đúng cách mà Dược sĩ Long Châu khuyên phụ nữ sau sinh bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

Chất đạm: Nên ăn thịt nạc [như heo, gà, bò, tôm] tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều trứng gà, các loại đậu như đậu nành, đậu phộng, đậu đen, đậu đỏ… nên tăng cường uống sữa bò, yogurt, sữa đậu nành…

Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở… Hạn chế ăn bún cùng các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, kem lạnh…

Mẹ có thể đa dạng các món ăn từ chất bột đường như cơm, phở, cháo…

Rau, củ: Ăn nhiều loại rau có lá màu xanh đậm, các loại củ có màu cam, đỏ như rau ngót, bông cải xanh, rau dền, mồng tơi, cà rốt, bí đỏ, khoai lang nghệ… Những thực phẩm này sẽ cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, betacaroten giúp tăng cường dinh dưỡng cho sữa và phòng chống táo bón rất tốt.

Chất sắt: Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim, cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, rau đay, đậu đen, đậu trắng, đậu hũ, mè, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh…

Trái cây: nên ăn nhiều loại, đa dạng để bổ sung nguồn vitamin A, C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, lê, bơ, chuối, đu đủ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ để làm ấm trong miệng trước khi nuốt nhé.

Mẹ có thể xay thành sinh tố, ép nước để uống cho dễ dàng nha

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý:

Thức ăn phải được đun chín mềm, dễ tiêu, nên ăn khi thức ăn còn nóng ấm [khoảng 40-50 độ C]. Tránh ăn các thức ăn còn sống, nhiều chất chua như xoài xanh, khế chua, chanh, quýt chua…, hạn chế thức ăn có tính hàn như bí đao, dưa leo, dưa hấu, nước dừa, khổ qua, các loại hải sản nghêu, sò, ốc, hến vì dễ sinh lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Nên uống nhiều nước [khuyến cáo khoảng 2,5 - 3 lít/ngày] gồm sữa, nước trái cây, nước sôi để nguội và cả nước khoáng. Tuy nhiên, cần hạn chế ăn canh rau vào buổi chiều, tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm mẹ nhé.

Ăn uống đúng cách không chỉ giúp mẹ có sức khỏe tốt, phục hồi sau sinh để chăm sóc bé tốt nhất, mà còn để có nguồn sữa nhiều dinh dưỡng cho bé phát triển tốt nhất.

Thanh Hoa

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.


Xem thêm : Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh

Sau mỗi lần quan hệ, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi không muốn làm gì. Tuy nhiên, nếu cả hai giới không vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ thì sẽ rất dễ mắc các bệnh STDs!

Nếu bạn không khử trùng sau khi quan hệ tình dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STD] sẽ nhanh chóng xuất hiện. Thói quen vệ sinh vùng kín sau mỗi lần quan hệ không chỉ giúp bạn cảm thấy sạch sẽ, thoải mái hơn mà còn đảm bảo sức khỏe giới tính cho bạn.

Mục lục

  • Cách vệ sinh sau quan hệ
    • Nên rửa tay sau khi quan hệ
    • Đi vệ sinh sau khi quan hệ
    • Uống nước sau khi quan hệ
    • Những biện pháp vệ sinh vùn kín sau khi quan hệ
    • Mặc quần áo thoải mái khi ngủ
    • Rửa sạch đồ chơi tình dục
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Một số lưu ý về thói quen vệ sinh sau khi quan hệ
    • Thụt rửa bên trong âm đạo
    • Dùng sản phẩm làm sạch quá mạnh

Cách vệ sinh sau quan hệ

Nếu bạn và đối tác của bạn muốn biết những gì cần làm sau khi quan hệ tình dục, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Nên rửa tay sau khi quan hệ

Rửa tay là cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn có thể gặp phải sau khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục hoặc bạn tình. Sau khi quan hệ tình dục; tập rửa tay bằng xà phòng và nước để tránh lây lan mầm bệnh.

Đi vệ sinh sau khi quan hệ

Khi quan hệ tình dục, vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đi tiểu khoảng 30 phút sau khi quan hệ tình dục có thể loại bỏ các vi khuẩn này.

Uống nước sau khi quan hệ

Uống một cốc nước sau khi quan hệ để thúc đẩy việc đi vệ sinh sau khi quan hệ; giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả hơn. Ngoài việc uống nước sau khi quan hệ, bạn nên uống nước trước và sau khi quan hệ để cơ thể hoạt động trơn tru.

Những biện pháp vệ sinh vùn kín sau khi quan hệ

Sau khi quan hệ có thể đi tắm để vệ sinh bộ phận sinh dục và toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, nếu không muốn tắm, hãy nhẹ nhàng vệ sinh bộ phận sinh dục và lau thật khô để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI] và các bệnh nhiễm trùng khác.

Nếu cần, bạn có thể vệ sinh bộ phận sinh dục bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ. Tuy nhiên, nếu da nhạy cảm hoặc bị nhiễm trùng, bạn nên tránh xà phòng vì điều này có thể khiến các vấn đề về da trở nên trầm trọng hơn.

Mặc quần áo thoải mái khi ngủ

Nhiệt và mồ hôi có thể khiến vi khuẩn và nấm men phát triển; vì vậy hãy mặc đồ lót và quần áo thoáng; rộng rãi sau khi quan hệ. Trong trường hợp này, đồ lót cotton là lựa chọn rất phù hợp cho cả nam và nữ. Nếu muốn, bạn cũng có thể tránh mặc đồ lót để thoải mái hơn.

Rửa sạch đồ chơi tình dục

Sau khi bạn dùng đồ chơi tình dục; những vật này sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn; virus và nấm. Điều này có nghĩa là đồ chơi tình dục có thể lây lan các bệnh STD và các nhiễm trùng khác.

Để làm sạch đồ chơi tình dục đúng cách sau mỗi lần sử dụng; bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với dụng cụ. Một số loại đồ chơi tình dục cần rửa bằng dung dịch vệ sinh, nhưng một số loại cần rửa bằng nước sôi hay xà phòng kháng khuẩn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đôi khi, bạn tình của bạn có thể bị nhiễm trùng mà không biết và vô tình truyền bệnh cho bạn. Do đó, nếu bạn phát hiện các triệu chứng như ngứa; rát hoặc tiết dịch đặc; trắng ở âm đạo hoặc dương vật thì hãy đi khám ngay.

Việc vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục; nhất là khi muốn quan hệ khi mang thai; vì đây là thời điểm chị em cực kỳ dễ bị viêm nhiễm. Ngoài những lưu ý về vệ sinh thân thể nêu trên; bạn cũng có thể trải khăn trên giường khi quan hệ tình dục để giữ vệ sinh giường nệm tốt hơn.

Một số lưu ý về thói quen vệ sinh sau khi quan hệ

Thói quen vệ sinh sau một thời gian bận rộn là tốt, nhưng đôi khi quá sạch sẽ mang lại hiệu quả không như mong đợi. Tránh các bước vệ sinh quá mức này để giúp bộ phận sinh dục của bạn khỏe mạnh hơn.

Thụt rửa bên trong âm đạo

Chị em thường quan niệm sau khi quan hệ cần rửa sạch bên trong âm đạo nên rửa sạch bằng nước và dung dịch vệ sinh. Tuy nhiên, điều này có thể khiến vi khuẩn bảo vệ âm đạo mất đi sự cân bằng tự nhiên; khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Dùng sản phẩm làm sạch quá mạnh

Ngoài việc thụt rửa; các loại khăn lau; kem bôi hay thuốc xịt vệ sinh vùng kín có thể chứa xà phòng quá mạnh. Những chất tẩy rửa này có thể sẽ khiến da bị kích ứng rất nặng nên bạn chỉ cần tránh dùng những sản phẩm trên lên vùng da nhạy cảm của mình. Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng khăn giấy không hương liệu dành cho em bé hoặc chỉ cần dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín sau “cuộc yêu”.

Vệ sinh sau khi quan hệ là một bước quan trọng giúp bạn phòng tránh những bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Vì thế, bạn hãy cùng người ấy dành thời gian để chăm sóc bản thân sau những phút ngọt ngào để bảo vệ sức khỏe nhé.

Hi vọng bài viết của NMN sẽ đem đến những thông tin hữu ích đến các bạn. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Nguồn: cuahanglamdep.com


Xem thêm : Phương pháp vệ sinh sau quan hệ tình dục để phòng tránh bệnh STD

Video liên quan

Chủ Đề