Cho ví dụ để làm rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta

Cho ví dụ để làm rõ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta


10/12/2008 Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhân kỷ niệm 60 năm ngày Nhân quyền thế giới - ngày 10/12)

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước tạo nên một dân tộc Việt Nam thống nhất.

Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất. Ngày nay trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Trong 53 dân tộc thiểu số, dân số giữa các nhóm dân tộc không đồng đều, có dân tộc với số dân trên một triệu người như Tày, Thái, Mường, Khmer. Nhưng lại có những dân tộc với dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu. Tuy dân số có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc đều coi nhau như anh em một nhà, quý trọng thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Nhìn chung, các dân tộc ở nước ta sống xen kẽ nhau, không có dân tộc thiểu số nào cư trú theo vùng lãnh thổ riêng. Yếu tố đó nói lên sự hoà hợp của cộng đồng các dân tộc đã có từ lâu đời và đã trở thành đặc điểm lịch sử, văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tính chất cư trú của các dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Phần lớn các dân tộc thiểu số cư trú ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao; 23 tỉnh có miền núi và các tỉnh đồng bằng Nam bộ có đông dân tộc thiểu số. Đây là khu vực biên giới, phên dậu của Tổ quốc, là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng của đất nước. Miền núi nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng, phong phú như đất, rừng, khoáng sản,.. với tiềm năng to lớn phát triển kinh tế. Miền núi là đầu nguồn các dòng sông lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng về nguồn nước và môi trường sinh thái.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế  xã hội của các dân tộc không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế  xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung, tự cấp, du canh, du cư. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.

Tuy có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế  xã hội, nhưng mỗi dân tộc đều có văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quá, lễ hội, trang phục, tạo nên bản sắc đặc trưng của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhát. Trong quá trình giao lưu, hội nhập chung của đất nước, bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo tồn và phát triển.

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta:

Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta.

- Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động cuả đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc, Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, đó chính là biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đặc trưng nhất ở Việt Nam.

- Các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống lâu đời bên nhau, gắn bó máu thịt với nhau, no đói có nhau, vinh nhục cùng nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng sát cánh cùng nhau dựng nước và giữ nước. Truyền thống đoàn kết đó được gìn giữ và phát triển trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, gắn kết các dân tộc chung sức xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất.

Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và tiến bộ. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

- Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn đang tồn tại tình trạng phát triển không đồng đều. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc quan trọng của chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế  xã hội cao hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Tương trợ lẫn nhau không phải chỉ là giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho các dân tộc khác ngày càng phát triển hơn.

Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tương trợ, giúp nhau để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Chính sách dân tộc của Đảng đã được thể chế bằng Hiến pháp, luật pháp và bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi: Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

Nhà nước thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số - Điều 5, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, 1992.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, các bộ luật, luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Đồng thời với việc thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội, trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, trong các chính sách, các quy định cụ thể ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể hiện ở các Nghị quyết Đại hội Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế  xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế  xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước?.

Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ....

Xuất phát từ những quan điểm trên, nhiệm vụ phát triển kinh tế  xã hội vùng dân tộc thiểu số tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

- Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế  xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua và nhất là giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế  xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),

Với sự quan tâm sâu sắc, chăm lo đầy đủ, cụ thể của Đảng và Nhà nước, cùng với tinh thần nỗ lực, cố gắng của đồng bào các dân tộc, tình hình kinh tế  xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có bước chuyển biến, tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảm đầy đủ và toàn diện.

Vy Xuân Hoa
(Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, UBDT)


[ In bài viết ] [ Quay lại ]

Video liên quan