Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

11:06 AM - 07/05/2020 19193

Show

1.Thuốc súng

Đây là phát minh nổi tiếng nhất trong tứ đại phát minh Trung Quốc cổ đại. Các truyền thuyết kể rằng thuốc súng được tìm ra một cách tình cờ khi các đạo sĩ nghĩ cách chế ra thuốc trường sinh bất tử. Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó, họ lại thu được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người.

Tài liệu đầu tiên mô tả về thuốc súng xuất hiện vào năm 1044 và phát minh này đã ra đời từ trước đó. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ.

2. La bàn

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải.

3. Giấy

Giấy cũng là phát minh có đóng góp rất lớn cho nhân loại của người Trung Quốc

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và mãi cho đến năm 750 kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến Samarkand qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên giới. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên Chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo.

4.Nghề in

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

Nghề in bắt nguồn từ thói quen kí tên bằng triện (con dấu) của người Trung Hoa cổ đại. Khởi nguồn của nghề in có liên quan đến những ký tự khắc trên ngọc hoặc đá. Người Trung Quốc xưa khi sử dụng con dấu vẫn phải bôi lên mặt con dấu một lớp mực in. Từ sự gợi ý của con dấu này, người ta đã khắc những con chữ lên tấm gỗ giống như khắc những con dấu, rồi phủ một lớp mực mỏng lên bề mặt tấm gỗ, đặt tờ giấy lên, dùng một cái gạt và gạt nhẹ lên trên tờ giấy. Bản in cổ nhất theo cách này còn lưu lại đến bây giờ là cuốn “Kinh Kim Cương” vào đời nhà Đường.

BKT

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 36 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Hãy tìm hiểu thêm về 4 phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

tìm hiểu qua sách, báo, internet để trả lời.

Lời giải chi tiết

Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Giấy: Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. Năm 105, một viên quan thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây.

- Kĩ thuật in: bắt đầu phát minh từ thời Đường nhưng bấy giờ người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ. Đến giữa thế kỉ XI, một người dân là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh này là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in.

- La bàn: Vào thế kỉ X, người Trung Quốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.

- Phát minh ra thuốc súng: Từ xưa, người Trung Quốc vẫn tin rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Đồ họa: Simple History

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không
Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thanh toán di động đã phủ sóng tới các chợ của TQ. Trong ảnh, một phụ nữ đang thanh toán bằng cách quét mã QR trên điện thoại

Trung Quốc khẳng định phát minh ra đường tàu cao tốc, thanh toán di động, thương mại điện tử và xe đạp công cộng nhưng thực ra chúng bắt nguồn nhiều thập kỷ trước từ các nước khác.

Khẳng định: Trung Quốc phát minh ra đường tàu cao tốc, thanh toán di động, thương mại điện tử và xe đạp công cộng.

Thực tế: Trung Quốc không phát minh ra bất cứ công nghệ nào kể trên - nhưng đóng vai trò tiên phong trong việc triển khai rộng rãi các phát minh này.

Đây là 'bốn phát minh' được nhắc đi nhắc lại trên truyền thông Trung Quốc từ 5/2017.

TQ 'sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia'

Tập Cận Bình nói TQ không được tự mãn

Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc

Mô hình đặc khu kinh tế đã lỗi thời?

Nhưng những công nghệ này không bắt nguồn từ Trung Quốc mà được phát minh từ nhiều thập kỷ trước.

Khẳng định này đến từ đâu?

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không
Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Khẳng định này dường như có xuất xứ từ cuộc khảo sát của Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh 5/2017, yêu cầu những người trẻ tuổi đến từ 20 quốc gia liệt kê công nghệ mà họ 'muốn mang về' cho đất nước họ từ Trung Quốc.

Câu trả lời được nhiều người chọn nhất là đường sắt cao tốc, thanh toán di động, xe đạp công cộng và thương mại điện tử.

Kể từ đó, truyền thông và giới chức Trung Quốc đã nỗ lực quảng bá các công nghệ này như 'bốn phát minh vĩ đại mới của Trung Quốc' thời hiện đại.

Tại sao vẫn tiếp tục khẳng định?

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không
Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lễ kỷ niệm 50 năm tàu cao tốc Shinkansen tại Tokyo năm 2014

Thuật ngữ 'tứ đại phát minh' tương tự như 'bốn phát minh vĩ đại' của Trung Quốc cổ đại - làm giấy, thuốc súng, in và la bàn.

Trung Quốc tập trung vào phát triển công nghệ mới vì muốn trở thành 'quốc gia sáng tạo' vào năm 2020.

"Sau nhiều năm phụ thuộc vào quyền lực tối cao về công nghệ của các nước phát triển ở phương Tây, Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các công nghệ cốt lõi của riêng mình, vì chỉ làm như vậy mới có thể giành được độc lập và sự tôn trọng từ cả đối tác lẫn đối thủ", Tân Hoa Xã nói.

Trung Quốc là nước có thu nhập lớn thứ hai trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sau Hoa Kỳ, chiếm 21% trong tổng số gần 2000 tỷ đôla vào năm 2015, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không
Chữ La tính có phải phát minh của Trung Quốc không

Nguồn hình ảnh, GATESHEAD COUNCIL

Chụp lại hình ảnh,

Đơn đặt hàng mua sắm trực tuyến đầu tiên ở Gateshead: BàJane Snowball, 72 tuổi, sử dụng TV để đặt bơ thực vật, bắp và trứng từ siêu thị địa phương

Không có định nghĩa chuẩn về 'đường sắt cao tốc'. Liên minh châu Âu định nghĩa 'tốc độ cao' ít nhất 250km / h trên đường ray mới và 200km / h trên đường ray cũ.

Theo Tổ chức Đường sắt Toàn cầu (UIC), dịch vụ tàu cao tốc đầu tiên bắt đầu vào năm 1964 - tàu Shinkansen cao tốc của Nhật Bản.

Trung Quốc mở đường sắt cao tốc đầu tiên năm 2008, từ Bắc Kinh đến Thiên Tân, ngay trước Thế vận hội Olympic.

Một số thanh toán đầu tiên qua thiết bị di động được thực hiện vào năm 1997 tại Phần Lan, với máy hát tự động và máy bán hàng tự động - bao gồm một máy bán Coca-Cola tại sân bay Helsinki.

Tuy nhiên, một số người cho rằng công nghệ thanh toán di động thật sự bắt đầu khi Apple Pay ra mắt lần đầu năm 2014.

Michael Aldrich, người Anh, được cho là đã sáng tạo ra khái niệm mua sắm trực tuyến năm 1979.

Sử dụng công nghệ có tên là Videotex, ông Aldrich kết nối một chiếc TV thông thường với máy tính qua đường dây điện thoại.

Nhưng mãi cho đến những năm 1990 thương mại điện tử mới trở nên phổ biến, khi Amazon và eBay ra đời trang web của mình năm 1995.

Cuối cùng, khái niệm chia sẻ xe đạp đầu tiên - được gọi là "kế hoạch xe đạp trắng" - được giới thiệu tại Amsterdam vào những năm 1960 bởi phong trào phản văn hóa Provo của Hà Lan.

Các chương trình xe đạp công cộng quy mô lớn đầu tiên bắt đầu vào những năm 1990 ở các thành phố châu Âu - Copenhagen được cho là thực hiện đầu tiên.

Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc như Mobike và Ofo là những người tiên phong trong việc xe đạp công cộng 'không bến đỗ'. Đây là một hệ thống mới giúp người dùng định vị xe đạp bằng điện thoại thông minh và để chúng ở bất cứ đâu mà không cần phải gửi ở bến cụ thể.

Trung Quốc đã vượt qua các nước khác trong việc áp dụng rộng rãi và thích nghi với tất cả bốn công nghệ.

Trung Quốc hiện có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới - khoảng 25.000 km - và mục đích mở rộng gấp đôi năm 2030.

Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc, tổng thanh toán di động nước này trong 10 tháng đầu năm 2017 đạt 12,7 nghìn tỷ đôla, doanh thu lớn nhất thế giới.

Theo thống kê năm 2017 của PricewaterhouseCoopers, với hơn 700 triệu người sử dụng internet, Trung Quốc cũng là thị trường thương mại điện tử lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Tháng 2/2017, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, có 400 triệu người đăng k‎ý sử dụng xe đạp công cộng và 23 triệu xe đạp công cộng được sử dụng ở Trung Quốc.