Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể cách chức giám đốc không

Giám đốc / Tổng giám đốc là người thuộc Hội đồng quản trị (được Hội đồng quản trị bổ nhiệm) hoặc được thuê theo Hợp đồng lao động.

Lưu ý: Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc / Tổng giám đốc:

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp;

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện trên, Giám đốc / Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

Quyền của Giám đốc / Tổng giám đốc:

– Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

-Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

– Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

– Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

Hội đồng quản trị có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định.

– Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

– Tuyển dụng lao động;

– Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

– Quyền khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Nghĩa vụ của Giám đốc/ Tổng giám đốc:

Giám đốc / Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Trường hợp điều hành trái với quy định mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Thù lao, tiền lương của Giám đốc / Tổng giám đốc:

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.

Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được tính vào chi phí kinh doanh của công ty và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

Quy trình bổ nhiệm Giám đốc / Tổng giám đốc:

Giám đốc / Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị (được Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ) hoặc được thuê theo hợp đồng lao động.

Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc / Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng với Giám đốc / Tổng giám đốc; đồng thời quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Do đó, để thông qua quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng với Giám đốc / Tổng giám đốc cần phải thực hiện biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng quản trị, lấy ý kiến bằng hình thức văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

>> Xem thêm: Yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị
Thông báo mời họp Hội đồng quản trị
Quyết định / Nghị quyết của Hội đồng quản trị

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty;

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Do đó, sau khi thực hiện bổ nhiệm / ký hợp đồng với Giám đốc / Tổng giám đốc, công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp / thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

>> Xem thêmĐăng ký thành lập doanh nghiệp

Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin cơ bản về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc (Giám đốc) trong Công ty cổ phần. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey. Lawkey tự hào là  đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất. Bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn hãy liên hệ với LawKey theo thông tin trên Website hoặc dưới đây để được giải đáp:

Điện thoại: (024) 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey

Công ty TNHH 2 thành viên là loại hình doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các quy định của pháp luật doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động so với các loại hình doanh nghiệp khác.

1. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên thì hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên của công ty. Trong quá trình hoạt động của công ty TNHH 2 thành viên không khó để bắt gặp các trường hợp mẫu thuẫn khó thống nhất giải quyết giữa các thành viên trong hội đồng thành viên của công ty. Trong đó, việc phát sinh mẫu thuẫn giữa Giám đốc và Chủ tịch hội đồng thành viên diễn ra tương đối phổ biến. Việc phát sinh các mẫu thuẫn này nhiều trường hợp gây nên các khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như quản lý của công ty.

Vậy khi phát sinh các mâu thuẫn giữa các thành viên trong công ty sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào và các thức xử lý đối với trường hợp này ra sao? Để được tư vấn cụ thể về các vấn đề này, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề liên quan đến vấn đề này.

 Hoặc quý khách hàng có thể tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về các vấn đề liên quan đến công ty TNHH 2 thành viên.

2. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên

Nội dung câu hỏi: xin chào luật sư cty Luật Minh Gia ! Hiện em có 1 vấn đề muốn hỏi như sau nhờ luật sư tư vấn giùm em vấn đề của em như sau: cty e là cty tnhh 2 thành viên trong quá trình kinh doanh các thành viên không đồng nhất xảy ra nhiều vấn đề, và giờ ông chủ tịch HĐTV muốn đuổi ông giám đốc thành viên kia ra khỏi cty và trả lại toàn bộ vốn cho ông gđ đó, còn cty thì vẫn hoạt động và ông chủ tịch kia sẽ bỏ vốn hết vào. Cho em hỏi làm như vậy được không và như thế có đúng không? Nếu muốn cho ông giám đốc kia ra khỏi cty thì cần những thủ tục như thế nào ạ?

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, thủ tục bãi nhiệm Giám đốc công ty TNHH 2 thành viên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 56, Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về Hội đồng thành viên, nghị quyết của Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 thành viên như sau:

Điều 56. Hội đồng thành viên

“1. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;

d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trongbáo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

Điều 60. Nghị quyết của Hội đồng thành viên

“1. Hội đồng thành viên thông qua các nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.

2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:

a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty quy định tại Điều 25 của Luật này;

b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

đ) Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.

3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây:

a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.”

Như vậy, nếu như chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty bạn muốn miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc thì phải tiến hành triệu tập Hội đồng thành viên, sau đó lấy ý kiến của các thành viên trong Hội đồng thành viên về việc bãi nhiệm đối với Giám đốc hiện tại. Nếu số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với việc bãi nhiệm Giám đốc này thì Nghị quyết về việc bãi nhiệm này được thông qua. Khi đáp ứng được như vậy thì Chủ tịch Hội đồng thành viên mới được bãi nhiệm đối với Giám đốc.

Thứ hai, đối với vấn đề vốn góp

Theo như bạn cung cấp, chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty bạn muốn trả lại toàn bộ vốn góp cho Giám đốc sau khi miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc. Trong trường hợp này, mặc dù Giám đốc đã bị miển nhiệm, bãi nhiệm, không còn là giám đốc công ty nhưng anh ta vẫn là thành viên của công ty, có góp đủ số vốn theo quy định. Nếu Chủ tịch Hội đồng thành viên muốn trả lại tiền cho giám đốc thì phải có thỏa thuận với Giám đốc về việc trả lại phần vốn góp và được Giám đốc đồng ý. Nếu Giám đốc đồng ý với việc trả lại phần vốn đã góp thì sẽ tiến hành theo hình thức chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014.

Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy địnhtại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.”

3. Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.