Chuẩn cơm mẹ nấu 2023

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

CƠ QUAN BÁO CHÍ: BÁO ĐIỆN TỬ VTV NEWS

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 306/GP-BTTTT cấp ngày 22/02/2012.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Ghi rõ nguồn VTV.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.

Tổng Biên tập: Vũ Thanh Thủy

Phó Tổng Biên tập: Phạm Quốc Thắng

Tổng đài VTV: [024] 3.8355931; [024] 3.8355932

Ðiện thoại Báo điện tử VTV: [024] 66897 897 Email:

Liên hệ quảng cáo: 0942 86 11 33

Cơm Mẹ Nấu
Tôi sinh ra trong một đại gia đình đông người.

Những năm tháng điều kiện vật chất khó khăn đói kém, con cái trong nhà ai cũng có trách nhiệm gánh vác, bảo vệ gia đình. Các cậu các mợ người đi xa kiếm tiền, người về nông thôn xây dựng, tuổi còn nhỏ nên mẹ tôi phụ trách làm việc nhà, đi chợ nấu cơm.

Các cô các bác thường xuyên nói với tôi: “Hồi đó, mẹ cháu còn không cao bằng cái bếp. Có lần thò tay với không tới lọ dầu, làm đổ cả lọ. Hồi đấy mua gì cũng phải dùng tem phiếu, đánh đổ một lọ dầu không phải chuyện nhỏ, thức ăn vốn nhạt nhẽo, cả nhà còn phải ăn rau luộc, nghĩ đã thấy sợ. Cho nên, mẹ cháu sợ chết khiếp, định bỏ nhà ra đi.”

Bà ngoại đi khắp đầu thôn cuối ngõ cuối cùng cũng tìm được mẹ về, tuy điều kiện sống vô cùng gian khổ, nhưng bà vẫn an ủi mẹ: “Làm đổ dầu rồi thì thôi, chỉ cần cả nhà ở bên nhau khỏe mạnh là được.”

Tuy trải qua không ít khó khăn vất vả nhưng cả nhà đã gắng gượng vượt qua. Con cái trong nhà đều thành gia lập nghiệp, sinh con đẻ cái, sống rất tốt. Cuộc sống ổn định, cả nhà cũng hình thành một truyền thống, mỗi cuối tuần đều tụ tập ăn cơm ở nhà bà ngoại.

Trong ấn tượng hồi nhỏ của tôi, cả nhà cứ tụ tập là có một bữa tiệc thịnh soạn để đánh chén. Các cô các dì vừa buôn chuyện vừa nhặt rau, rửa rau, nấu nướng, bê lên bàn. Căn nhà không rộng lắm của bà ngoại trở nên náo nhiệt, hương thơm tỏa khắp. Trong bữa tiệc đó, món mẹ nấu là món tôi thấy ngon nhất.

Hồi nhỏ tôi kén ăn, sức khỏe yếu. Để chăm sóc tôi, dù tan làm phải sấp ngửa một tiếng mới về đến nhà, mẹ vẫn ra chợ lựa một con cá giếc tươi, mổ bụng đánh vảy làm sạch, đầu tiên cho hành thái khúc, gừng thái lát và tỏi băm vào chảo xào thơm, sau đó rán cá cho hai mặt vàng ươm, rồi đặt vào nồi đất, đổ ngập nước dùng, ninh bằng lửa nhỏ, cuối cùng cho gạo vào nấu nhừ, rắc muối và hành xanh vào là xong.
Tôi ham chơi, mải mê chạy như điên khắp sân với lũ bạn, mẹ bê bát chạy đằng sau, cuối cùng cũng bắt được tôi, dụ dỗ lừa ép mãi mới đút được cho tôi một miếng.

Sợ tôi bị hóc xương cá, mẹ múc một thìa, nhặt sạch xương cá, thổi nguội rồi mới đút cho tôi ăn, lũ bạn bên cạnh đứa nào cũng thèm nhỏ dãi, nói đầy ngưỡng mộ: “Mày sướng thật đấy!”

Lúc đó tôi luôn thấy chuyện này chẳng có gì to tát, đó chỉ là cơm nhà bình thường thôi mà.

Con cháu họ hàng đi xa, dù đi máy bay hay tàu hỏa, dù hành lý còn nhét vừa hay không, mẹ đều tặng họ một hũ dưa tự tay mẹ muối để mang theo. Dù các anh các chị có muốn hay không, mẹ cũng kiên quyết nhét đầy lọ đầy hũ vào tay họ, nhiều khi khiến mọi người khó xử, từ chối thì bất kính với người trên mà nhận thì đường xa hành lý lỉnh kỉnh bất tiện. Nhất là những người trẻ đi học ở thành phố lớn, trong lòng háo hức muốn ăn đồ ăn nhanh, tới các khu bán đồ ăn ngoài trời, sẽ cảm thấy những thổ sản này quê mùa kém sang.
Không ngờ mới lần đầu ra nước ngoài, tôi đã đi một chuyến rất xa, ngồi máy bay bay qua đại lục Á Âu, băng qua cả Đại Tây Dương.

Đến lượt tôi bị mẹ nhét dưa muối đầy hành lý. Lần đầu xa nhà, lòng đầy háo hức và trông đợi, hễ nghĩ đến việc mình sắp được tung cánh tự do bay lượn, tôi kích động vô cùng. Thế nên khi nhìn thấy hũ dưa muối, trong lòng tôi chỉ cảm thấy những thứ này vừa nặng vừa dễ vỡ, rách việc, thế là nhất quyết không mang đi.

Đến đất nước nổi tiếng về mía và rượu rum, mới biết người ta chỉ hận không thể ăn cơm trắng với mứt hoa quả, vật chất thì thiếu thốn, khẩu vị thì đơn điệu. Một ngườ iđến từ Thành Đô quen ăn cay ăn mặn làm sao chịu nổi. Lúc đầu, tôi lấy sốt chua ngọt nhà ăn chia theo khẩu phần để trộn thức ăn. Một lọ sốt to bằng ly uống whisky mà tôi đánh bay nửa lọ chỉ trongmột bữa. Sau đó, chắc nhà trường không đỡ nổi cách ăn uống lãng phí của chúng tôi, nên đổi sang phát tiêu và muối, thế là tôi cho đẫy tiêu vào thức ăn. Cuối cùng tiêu cũng hết sạch, tôi chỉ còn lọ muối duy nhất, đó là muối biển, hạt nào hạt nấy to bằng hạt đậu.

Cuối cùng, người thân trong nước lần lượt gửi đồ cho tôi, không biết mẹ nghe được tin từ đâu, sợ tôi ăn uống kham khổ, cũng vội vàng gửi đồ sang.

Lúc đó chúng tôi sống ở nông thôn, muốn nhận đồ phải xếp hàng lấy số, đi xe vào thành phố. Ngồi xe hết một tiếng đồng hồ, xếp hàng hết một tiếng đồng hồ nữa, cuối cùng tôi cũng đợi được đồ của mình. Tôi ôm đồ lên xe, một mình ngồi ở đuôi xe mở thùng các tông ra, trong đó toàn đồ ăn, có đồ ăn vặt hồi nhỏ mẹ không cho tôi ăn, có sốt thịt bò mẹ mới học làm, được bọc kín trong túi nilon, vừa xé nilon ra đã ngửi thấy mùi thơm nức mũi.

Tôi luôn tưởng mình đã tự lập, nhưng khi ấy tôi lại úp mặt lên thùng giấy, không kìm được nước mắt.

Mẹ biết tôi thích ăn cay, mà Cuba lại không có ớt, thế là bà mua ớt tươi loại hơi cay ở chợ về, phơi khô, bỏ cuống, rang lên, nghiền nhỏ cùng với vừng. Mỗi lần nghiền ớt mẹ đều bị cay đến chảy nước mắt. Một lọ bột ớt nghiền này chỉ cần đổ thêm dầu sôi vào rồi đậy nắp cất đi là được, lúc ăn cơm trộn chung một thìa nhỏ, không chỉ khiến khẩu vị tốt hơn, mà cuộc sống cả ngày hôm đó cũng trở nên đầy màu sắc. Lọ này có thể ăn được gần nửa năm. Mở nắp hộp ra, thấy bên trong vẫn còn bột ớt, lập tức cảm thấy cuộc sống vẫn còn hy vọng. Đến khi bột ớt hết cũng là lúc có thể về nhà, cuộc sống lại càng có hy vọng hơn.

Mỗi kỳ nghỉ về nước, mẹ đều học theo công thức nấu ăn hoặc kinh nghiệm của người khác, tự mình làm thịt bò ngâm tương, tương ớt, ruốc thịt, muối vừng… Bà luôn nói đồ bán bên ngoài chẳng biết dùng nguyên liệu gì, không sạch sẽ, không yên tâm.

Cuối cùng tôi rời xa Cuba, về nước. Tôi đi làm, sống trong ký túc xá giáo viên, không muốn nấu cơm, thường một mình ăn uống qua loa ở chợ ngoài trường hoặc nhà ăn trong trường. Cuối kỳ, công việc bận rộn, phải viết phương án đánh giá học tập, ra đề thi, chuẩn bị bài giảng, viết tổng kết dạy học, nên tôi đành mang việc về nhà làm.

Lúc quay lại trường, mẹ nhét cho tôi một hộp cơm, tôi từ chối: “Mẹ ăn đi ạ, trường có nhà ăn rồi.” Nhưng bà vẫn lén nhét hộp cơm vào túi tôi. Hôm đó tối muộn mới xong việc, ngoài chợ người đông như nêm, trong nhà ăn chỉ còn ít cơm thừa canh cặn, tôi ỉu xìu trở về ký túc xá, chợt nhớ trong túi có một hộp cơm! Tôi phấn khởi lấy ra, mở nắp, phát hiện trong hộp xếp đầy rau và thịt, cơm trắng phủ bên trên, vẫn còn nóng hổi!
Tôi tưởng mình sống một mình đã quen, lòng dạ đã đủ cứng rắn, nhưng hộp cơm của mẹ vẫn khiến tôi ứa nước mắt, trong lòng thầm nghĩ “Trên đời này không ai tốt bằng mẹ cả!”

Lúc mới tốt nghiệp, cuộc sống thanh bần, tôi luôn nói với mẹ: “Mẹ nấu ăn ngon thế, nhà mình mà mở quán ăn thì phát tài lâu rồi, việc gì phải lận đận thế này.”
Mẹ đáp: “Mẹ đủ tiền tiêu là được, không mong giàu có chỉ cầu tâm an.”
Tôi ca thán: “Nhưng con thấy không đủ!”
Thế là bà mắng tôi: “Tiền của con đủ tiêu một đời là được, đừng có tham lam vô độ!”

Mẹ không ủng hộ tôi theo đuổi danh lợi, nhưng mỗi khi sự nghiệp hoặc việc học của tôi gặp trắc trở, mỗi khi tôi gặp cú sốc lớn, tự buông thả bản thân, mẹ lại nói: “Sợ cái gì, cùng lắm mẹ với con thuê một gian hàng bán cơm hộp, vẫn sống tốt!”

Sau đó, tôi lại ra nước ngoài họ cao hơn. Lần này, tôi tới một nước phát triển, vận chuyển hàng hóa tiện lợi, dân di cư người Giang Tô, Triết Giang chăm chỉ cần cù gần như có thể giúp bạn mua được mọi sản phẩm từ mọi quốc gia trên thế giới. Cho nên thật ra mẹ không cần phải lo chuyện ăn uống của tôi nữa. Nhưng bà lại chẳng vui vẻ gì, vì bà không thể dùng đồ ăn tự tay mình làm để bày tỏ sự quan tâm lo lắng chan chứa yêu thương dành cho con trai nữa.

Kỳ nghỉ về nước, tôi phát hiện có lúc mẹ nấu nhạt, có lúc lại nấu mặn. Mẹ bình thản nói, vị giác thoái hóa mất rồi. Khoảnh khắc ấy, lần đầu tiên tôi nhận ra bố mẹ rồi sẽ già đi, thời gian tôi ở bên bầu bạn, cùng bố mẹ ăn một bữa cơm, hay đích thân nấu mời bố mẹ đã không còn nhiều nữa. Khi tôi trở về, ổn định cuộc sống, có sự nghiệp thành công, có thể mời bố mẹ ăn sơn hào hải vị, e là bố mẹ đã không còn quan tâm đến những thứ đó nữa.

Món ăn ngon nhất trên đời này là món ăn bất cứ lúc nào, dù bạn đắc ý hay thất ý, thành công hay thất bại, giàu có hay nghèo khổ, chỉ cần bạn trở về, bước vào cửa, nó vĩnh viễn luôn được đặt trên bàn ăn, chờ đợi bạn, chờ đợi thời khắc cả nhà đoàn tụ. Đó chính là món ăn của mẹ.

Một bài viết đầy cảm động trong cuốn sách “Mong Bạn Trải Qua Giông Bão, Quay Về Vẫn Là Thiếu Niên”. Có quá nhiều cảm xúc sau khi đọc xong cuốn sách này. Một cuốn sách không chỉ đơn giản là truyền cảm hứng, nó là trải nghiệm, là hiểu biết, là nghị lực, là những bài học mà tác giả đã gửi gắm cho bạn đọc một cách hoàn hảo.

Trích đoạn trong sách “Mong Bạn Trải Qua Giông Bão, Quay Về Vẫn Là Thiếu Niên” – Tác giả: Tằng Khải

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề