Chùm ruột trồng bao lâu có trái

Miền sông nước Tây Nam Bộ là vựa trái cây lớn nhất của cả nước. Một loài cây dân dã là người bạn tuổi thơ của những đứa trẻ miền sông nước chính là cây chùm ruột. Dù không phải là một loại trái cây nổi tiếng và không mang lại giá trị kinh tế cao, cây có quả chua nhưng có nhiều công dụng.

Là một loài cây gắn liền với tuổi thơ của bao đứa trẻ miền Tây Nam Bộ, cây chùm ruột quả chua nhưng có nhiều công dụng bạn không thể bỏ lỡ.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Cây chùm ruột có quả rất nhiều trên cành

Đặc điểm của cây chùm ruột

Có tên khoa học là Phyllanthus Acidus. Trong dân gian, ông bà ta hay gọi là chùm giuột, tầm duột, tầm ruộc,…

Chùm ruột cũng thuộc loài thân gỗ. Thân cây có kích thước trung bình, có chiều cao trung bình khoảng 2 – 9m. Cây chùm ruột có tán lá rộng, thân cây tỏa ra nhiều cành lá cứng cáp, có thể trèo lên để hái quả. Từ mỗi cành lại vươn ra nhiều cành phụ với rất nhiều cuống lá.

Cây chùm ruột có lá mọc so le nhau, thành từng cụm dài trải đều khắp các cành. Lá hình bầu dục dài cỡ 5cm, chiều ngang lá chỉ cỡ 2cm. Khi những chiếc lá cũ rụng xuống, để lại cho cành cây những vết sẹo thô ráp.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Quả chùm ruột màu trắng ngả vàng đẹp mắt, nhưng vị chua lè chua lét khi ăn thử

Khi nào cây chùm ruột cho ra trái?

Cây  trồng được 2 năm sẽ bắt đầu có khả năng cho ra quả. Cây chùm ruột thường ra hoa trong vòng 3 tháng, từ tháng 3 tới tháng 5. Hoa chùm ruột màu hồng hoặc đỏ. Khi nở hoa rất rực rỡ và đẹp mắt.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Cây chùm ruột giống

Khi hoa tàn, chùm ruột kết trái từ tháng từ đầu tháng 6 đến hết tháng 8. Quả chùm ruột thường kết thành từng chùm chi chít trái, mỗi cành có chuỗi quả dài từ 20 – 60cm. Chùm ruột có quả trông giống trái sơ ri, hay giống quả bí ngô tí hon, nhưng có màu xanh và vàng nhạt. Mỗi quả chùm ruột giống như một chiếc đèn lồng thu nhỏ có bán kính 1 – 1,25cm. Thịt quả được chia đều thành 6 múi bao bọc lấy một hạt ở giữa.

Trái chùm ruột có vị gì?

Trái chùm ruột rất mọng nước, thịt quả ăn giòn. Chùm ruột có 2 loại, loại chùm ruột chua thì khi chín quả vẫn rất chua. Riêng chùm ruột ngọt thì khi xanh có vị chua, lúc chín vị chua chuyển dần sang ngọt chua thanh dịu.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Trái đã ướp gia vị

Cây chùm ruột quả chua có rất nhiều công dụng trong cuộc sống của con người, từ làm nguyên liệu nấu ăn, cho bóng mát tới chữa bệnh. Dưới đây là một số công dụng chính của cây chùm ruột quả chua.

Chùm ruột quả chua có công dụng làm nguyên liệu cho các món ăn

Nhà lỡ bữa rau, ra sân hái bó lá chùm ruột nấu lên là cả nhà được nồi canh chua ngon lành. Ngoài ra, nem chua cuộn lá chùm ruột là một món ăn rất được yêu thích, thường dùng để nhắm rượu, ăn chơi. Người ta còn sáng tạo ra món chùm ruột lắc mắm ớt ăn với tôm đồng, cá nướng bếp củi.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Món ngon đã ngào đường

Còn quả của cây chùm ruột thì được sử dụng để nấu nồi canh cá chua hay nồi cá kho. Cá kho với chùm ruột có mùi vị đặc trưng khác biệt ở cái vị chua thanh, vừa giúp cá hết tanh vừa tạo ra sự ngon miệng.

Quả chùm ruột chua làm mứt thì ngon hết sảy. Trái chùm ruột được đun nóng ở nhiệt độ cao chuyển sang màu đỏ rực rỡ. Vì vậy, mận chùm ruột rất được ưa chuộng vào dịp Tết với mong muốn về một năm mới nhiều may mắn.

Làm mứt chùm ruột rất đơn giản, bạn chỉ cần làm dập chùm ruột, rửa với nước muối để làm giảm độ chua. Sau đó, phơi khô ráo nước, thắng đường và đổ chùm ruột vào kho lên. Nhấm nháp mứt chùm ruột chua chua ngọt ngọt thanh thanh cùng ấm trà nhài ngày tết thì không gì sánh bằng.

Vào mùa hè, người ta hay ngâm quả chùm ruột với đường kính làm siro, rồi chắt lấy nước cốt pha với nước đá. Đi làm về mà chỉ cần một cốc nước chùm ruột thôi thì bao mệt mỏi như tan biến hết.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Cây giống được nhiều người bán

Chùm ruột quả chua có công dụng chữa bệnh

Từ bao đời xưa, mỗi khi trẻ nhỏ bị phát ban, nổi mẩn ngứa hay ai mắc các bệnh ngoài da, thường hái lá cây chùm ruột vò nát rồi đun một nồi nước lớn để tắm. Tắm liên tục trong 3 ngày là các triệu chứng này bắt đầu thuyên giảm. Chỉ cần duy trì tắm trong thời gian lâu dài thì có thể trị khỏi cả bệnh mề đay, lở loét,…

Chùm ruột trồng bao lâu có trái
Cây giống chùm ruột nhỏ

Quả chùm ruột có thành phần chứa chất chống oxy hóa. Chế biến quả thành các món ăn hàng ngày hay ép thành nước uống hàng ngày sẽ giúp da dẻ tươi tắn, hồng hào, chống lão hóa.

Nước giải khát làm từ quả chùm ruột

Vị chua thanh mát vừa giúp bạn giải nhiệt trong những ngày nóng nực, vừa tốt cho gan, bổ máu. Ăn quả chùm ruột cũng giúp giảm các cục máu đông, lưu thông khí huyết tốt và giảm đau, giảm sưng tấy, giảm tụ máu hiệu quả.

Các bạn cần mua cây chùm ruột liên hệ: 0356.135.729, chúng tôi cung cấp tại Bến Tre:

  • Có giao hàng lẻ bằng ship cod bưu điện và gửi xe khách.
  • Xe tải giao hàng sỉ cho đại lý cây giống theo quốc lộ 1A từ Nam ra bắc và tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 20 thường xuyên.

Thế Giới Cây Giống

Long Thới, Chợ Lách, Bến Tre

ĐT: 0356.135.729

Cây Chùm Ruột, hay còn gọi là Tầm Ruột, cây có tên tiếng Anh là Gooseberry Tree. Đây là loài cây duy nhất có quả ăn được trong họ Diệp Hạ Châu (Phyllanthaceae). Cây Chùm Ruột chủ yếu được trồng tại Miền Nam nước ta, là loại có nhiều tác dụng, vừa trồng làm Cây Cảnh vừa cho trái ăn. Đồng thời, một số công trình nghiên cứu còn chứng minh, các sản phẩm từ Cây Chùm Ruột còn hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Quả Cây Chùm Ruột 


Đặc điểm hình thái Cây Chùm Ruột

Chùm Ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2 m đến 9 m. Cây có tán rậm rạp, thân cây có nhiều cành chính cứng và dày. Nhánh cây sần sùi vì vết sẹo của những cuống lá cũ.

Ở cuối mỗi cành chính có nhiều cành nhỏ màu xanh, dài từ 15 cm đến 30 cm, mọc thành chùm dày đặc. Lá Cây Chùm Ruột mọc so le, hình trứng dài với kích thước khoảng 4–5 cm, rộng khoảng 1,5–2 cm.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Đặc điểm hình thái Cây Chùm Ruột

Mùa hoa Cây Chùm Ruột là tháng 3-5, mùa quả tháng 6-8. Hoa chùm ruột sắc hồng, nở từng chùm. Quả hình tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay, chia thành 6 múi, sắc xanh với đường kính khoảng 2-2,5 cm. Quả màu xanh, khi chín đổi màu vàng xanh, mỗi quả chỉ có 1 hột. Vị chùm ruột giòn và rất chua, khi chín có vị ngọt.


Đặc điểm sinh thái Cây Chùm Ruột

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với vùng nhiệt đới. Cây Chùm Ruột phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới Á Châu từ Madagascar đến Ấn Độ sang tận Đông Nam Á. 

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Đặc điểm sinh thái Cây Chùm Ruột


Cây ưa sáng thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây Chùm Ruột sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-35oC, cao dưới 1000 m, lượng mưa 1000 mm trở lên. Cây trồng sau 2 năm cây có thể ra hoa trái.


Chùm Ruột là loại cây đa tác dụng, cây vừa được trồng làm Cây Cảnh vừa lấy quả. Ngoài ra, trong y học dân tộc Cây Chùm Ruột còn là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của loại cây dân giã này.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái

Cây Chùm Ruột có tác dụng gì


Chùm Ruột trong cuộc sống hàng ngày

Trái Chùm Ruột không còn quá xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là những đứa trẻ Nam Bộ. Chùm Ruột quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua mát, thường được ăn sống hay nấu canh đều rất ngon. Ngoài ra, người ta còn sử dụng nước ép Quả Chùm Ruột để giải nhiệt vì chứa đến 40% vitamin C.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Chùm Ruột trong cuộc sống hàng ngày

Lá Cây Chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu độc, sát trùng. Rượu ngâm bằng vỏ thân cây chữa thối tai, tiêu mủ, bôi chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, chữa đau răng, họng.

Chùm Ruột các tác dụng chữa bệnh

Trong y học cổ truyền dân tộc, có một vài cách sử dụng Chùm Ruột làm vị thuốc chữa bệnh. Lá Chùm Ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.

Vỏ thân Chùm Ruột một phần, vỏ thân vông đồng 2 phần, sắc cô đặc, hòa vào rượu trắng uống ngày 2 muỗng cà phê, chia làm hai lần, hỗ trợ điều trị suy yếu tim. Vỏ thân cây phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa để bôi vào vết thương, chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Chùm Ruột các tác dụng chữa bệnh


Tuy là loại cây nhiều tác dụng nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Với những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn Chùm Ruột, vì trái chứa nhiều axít oxalic. Đặc biệt, khi sử dụng không nên dùng rễ của Cây Chùm Ruột bởi rễ và vỏ rễ cây này rất độc.


Các sản phẩm từ Cây Chùm Ruột không còn xa lạ đối với nhiều người, Trái Chùm Ruột dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến các loại đồ uống, mứt, nấu canh chua… Lá Chùm Ruột dùng để ăn gỏi. Tuy nhiên, ít người biết đến công dụng chữa bệnh của loại cây này.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Cây Chùm Ruột có tác dụng chữa bệnh gì


Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của loại cây này, theo những ghi nhận của đông y Việt Nam và đông y nước ngoài như sau:

Các vị thuốc từ Lá cây Chùm Ruột

Lá Chùm Ruột có tính nóng, có tác dụng làm tan ứ huyết, tiêu độc, tiêu đờm, sát trùng, đặc biệt chống độc đối với nọc độc rắn. Lá Cây Chùm Ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác. Lá Chùm Ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu rồi đắp vào chỗ đau chữa đau nhức.

Tại Ấn độ, người dân dùng Lá Chùm Ruột nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt. Người ta còn nhai Lá Chùm Ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và miệng.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Các vị thuốc từ Lá cây Chùm Ruột


Các vị thuốc từ Quả Cây Chùm Ruột

Quả Chùm Ruột chứa 0,73-0,90% Protide, 0,6-0,76% Lipide, 5,89-7,29% Glucide, lượng vitamin C đạt tới 40 mg %, có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt và làm se. Quả Chùm Ruột thường được ăn sống, hoặc nấu canh cho mát. Ngoài ra, người dân còn ép quả làm nước ep dùng để giải khát. Quả Chùm Ruột còn có tác dụng giải nhiệt, bổ gan, bổ máu. Ngoài ra, để làn da mịn màng, mỗi ngày nên ăn 200 gam trái cây này.

Các vị thuốc từ Vỏ Thân Cây Chùm Ruột

Vỏ Thân Cây Chùm Ruột có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế, đặc biệt là chống độc đối với nọc rắn. Cách dùng hữu hiệu các vị thuốc từ Vỏ Thân Cây Chùm Ruột là bằng cách ngâm rượu.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Các vị thuốc từ Vỏ Thân Cây Chùm Ruột

Ngoài ra, bột vỏ thân ngâm dấm còn chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh.

Lưu ý, cấm không được uống nước sắc cũng như rượu ngâm từ Vỏ Rễ Cây Chùm Ruột vì rất độc. Có khả năng gây chết người, nhẹ thì cũng váng vất, nhức đầu, nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và xấu nhất có thể tử vong.


Chùm Ruột là loại cây dễ trồng, trước kia loài cây này chủ yếu được trồng hoang dại hoặc trồng trong vườn để lấy trái, lá ăn trực tiếp, nấu canh. Ngày nay, chúng được ươm trồng khá phổ biến ở nhiều nơi, cây con được nhân giống trực tiếp từ hạt. Tuy nhiên, hạt cây phải được xứ lý và ươm trồng thì cây con phát triển sẽ đồng đều và sinh trưởng tốt hơn. Không nên trồng cây trực tiếp bằng hạt.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Trồng Cây Chùm Ruột từ hạt có hiệu quả không


Cách ươm cây con từ hạt


Thu hái hạt: Hạt giống được thu hái trên các cây mẹ, từ những quả chín mọng to đẹp. Mỗi Quả Chùm Ruột chỉ được một hạt. Quả được ngâm trong nước 1-2 ngày sau đó chà sát nhẹ, đãi sạch tử y để lấy hạt. Hạt được phơi ở nơi thoáng gió khi ráo nước tiến hành bảo quản hoặc gieo ươm. Lưu ý chỉ lấy những hạt to, mẩy.

Tạo cây con: Hạt được gieo trước khi trồng 2-3 tháng, tuy nhiên do hạt nhanh mất sức nẩy mầm nên sau khi thu hái có thể gieo hạt ngay để tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt. Hạt được ngâm trong nước từ 4-6 giờ, sau đó hạt được vớt ra rửa sạch, ủ trong bao vải 7-10 ngày, mỗi ngày rửa chua 1 lần, hoặc gieo hạt trong cát khi hạt nứt nanh thì cấy vào bầu. Bầu có kích thước 10 x 18 cm, vỏ bầu bằng PE, xung quanh đục lỗ thoát nước. Ruột bầu có tỷ lệ 89 % đất vườn ươm + 10% phân chuồng hoai + 1% NPK.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Cách ươm Cây con Chùm Ruột từ hạt


Cây con giống: Khi cây con cao 10-15cm phải tiến hành phân loại cây con để chăm sóc riêng những cây sinh trưởng kém về đường kính và chiều cao. Sau thời gian 3- 4 tháng tiếp tục phân loại để chăm sóc cây sinh trưởng kém cho đến khi đem trồng. Khi cây cao từ ≥ 40 cm, cây sinh trưởng bình thường, lá xanh, thân thẳng, không sâu bệnh thì có thể đem trồng.

Lợi ích khi trồng Cây Chùm Ruột từ cây con

Cây Chùm Ruột nhân giống bằng cách gieo hạt trong bầu, cây lớn rất nhanh, chỉ vài ba tháng đã cao cả mét. Phương pháp này có ưu điểm hơn hẳn so với phương pháp gieo hạt trực tiếp xuống đất vườn.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Lợi ích khi trồng Cây Chùm Ruột từ cây con


Cây con được ươm trồng trong độ tuổi nhất định, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trải qua giai đoạn phát triển khó khăn nhất. Vì thế, cây con sẽ nhanh chóng thích nghi được với môi trường sống xung quanh. Đồng thời, giúp người trồng đảm bảo được khoảng cách, mật độ trồng, dễ dàng chăm sóc cây hơn.


Cây Chùm Ruột là loại cây dân giã, quen thuộc với mọi người dân Nam Bộ. Cây Chùm Ruột quả nhiều, tạo bóng mát rất tốt. Chùm Ruột không chỉ được dùng ăn tươi mà còn có thể chế biến thành các món mứt, si rô, ô mai… Cây chùm ruột dễ trồng vô cùng, trồng được từ Nam chí Bắc. Hiện nay, nhiều người còn chọn trồng Chùm Ruột làm Bon sai, Cây Cảnh bởi dáng vẻ độc đáo của nó.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Cây Chùm Ruột


Chuẩn bị Cây Chùm Ruột Giống

Chùm Ruột thường được nhân giống bằng cách gieo hạt. Chùm Ruột là cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, vì thế chỉ vài ba tháng đã cao cả mét.

Sau khi ươm hạt vào túi ươm hoặc trực tiếp xuống đất, bạn cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm để hạt sớm nảy mầm và chăm sóc cây con. Bạn cần lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh đem đi trồng.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Chuẩn bị Cây Chùm Ruột Giống

Kỹ thuật trồng Cây Chùm Ruột

Cây Chùm Ruột trồng không khác gì những loại Cây Ăn Trái khác. Tuy nhiên, khi trồng bạn cần chú ý. Chùm Ruột là giống cây ưa nắng, do đó nên trồng cây ở vị trí nắng nhiều, tránh những nơi bị che nắng hoặc thiếu sáng. Trong điều kiện bóng râm ánh sáng còn 60-70% cây vẫn sống và phát triển được nhưng rất chậm có trái, và trái ít.

Đất trồng: Bạn nên chọn những nơi đất thoát nước tốt, có độ tơi xốp. Bạn có thể dùng các loại đất sạch đóng bao sẵn. Hoặc bạn dùng hỗn hợp bụi dừa, tro trấu, trộn ít đất thịt, phân chuồng để trồng cây. Nếu trồng trong chậu, thì chậu có đường kính tối thiểu là 40cm.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Kỹ thuật trồng Cây Chùm Ruột


Hố trồng: Nếu trồng để khai thác mật độ để trồng Chùm Ruột là 4x4m, đào hố trồng với kích thước 50x50x50cm. Dưới hố bón 10-15kg phân chuồng đã qua xử lý + 200 lân + 50 gram Basudin + 0,5 vôi để diệt vi sinh và tăng độ ph cho đất.


Phân bón: hợp với các loại phân bánh dầu, phân chuồng đã xử lý, NPK 20-20-15.

Cách trồng: Bạn gỡ lớp nilon của bầu cây, từ từ đặt cây vào giữa hố đã đào sau đó san đất và nệm đất cho chặt vào gốc cây, cắm cọc và buộc cố định để cây khỏi bị gió lay gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho cây, bảo vệ cây khỏi sự phá hoại của gia súc, gia cầm.


Cây Chùm Ruột là loại cây thân gỗ lâu năm, cây có thể trồng trong vườn hoặc trong chậu làm Cây Bonsai đều được. Tuy nhiên, để trồng làm Cây Bonsai thì người trồng cần phải có sự am hiểu về kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành, tạo thế cho cây.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Hoa Chùm Ruột


Vì sao Chùm Ruột thích hợp làm Cây Bonsai?

Thân Cây Chùm Ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, gần giống cây bụi, đạt chiều cao từ 2m đến 9m khi trồng vườn, để trồng được trong chậu thì người trồng cần thường xuyên cắt tỉa để khống chế chiều cao và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi thân.

Đồng thời, thân cây sần sù rất dễ uốn và tạo thế Bonsai theo ý muốn. Hơn nữa, Hoa Chùm Ruột sắc hồng, nở từng chùm. Quả hình tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay, chia thành 6 múi, sắc xanh, vàng nhìn rất đẹp mắt.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Vì sao Chùm Ruột thích hợp làm Cây Bonsai


Lưu ý khi trồng Cây Chùm Ruột làm Cây Bonsai

Về vị trí đặt cây: Cây Chùm Ruột Bonsai cần phải được đặt ở nơi có ánh sáng tốt để có đủ lượng nhiệt cho hoạt động tái tạo năng lượng và duy trì sự phát triển bình thường. Nếu không, cây sẽ chết. Mặt khác, Bạn nên thường xuyên phun sương cho cây hoặc mang nó để ra ngoài trời vào mỗi buổi tối.

Thay chậu cho cây: Khoảng 2 năm một lần, vào mùa xuân khi tiết trời mát mẻ, cây cối đang đâm chồi nảy lộc thì bạn nên tiến hành sang chậu, thay đất cho Cây Chùm Ruột Bonsai của mình.

Cắt tỉa và uốn nắn thường xuyên để giữ dáng: Bạn cần phải tiến hành cắt tỉa và uốn nắn định kỳ vào thời điểm mùa xuân khi tiết trời mát mẻ.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Lưu ý khi trồng Cây Chùm Ruột làm Cây Bonsai


Phòng bệnh cho cây: Việc trồng trong chậu nông và tưới nước giữ ẩm thường xuyên rất có thể sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của một số loại sâu bệnh gây hại như Sâu Bướm, Kiến, Rệp Vừng, Nhện Đỏ… Chính vì vậy, Để bảo vệ tốt cho cây, bạn cần để ý và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để xử lý nhanh bằng thuốc trừ sâu (theo ý kiến của những người có chuyên môn) trước khi chúng lây lan ra toàn bộ cây.

Để ý nhiều hơn đến phần lá cây: Cây Bonsai rất nhạy cảm với sự khác lạ trong chế độ dinh dưỡng của nó và biểu hiện ra phần lá. Đó là lý do mà bạn nên theo dõi lá mỗi ngày để biết được tình trạng sức khoẻ của cây. Chẳng hạn như các đám gỉ nhỏ màu cam là dấu hiệu của việc thừa kali; hay như lá cây chuyển màu vàng trong khi gân lá vẫn xanh là dấu hiệu của việc thiếu sắt… và khi đó, Bạn cần phải thay chậu cho cây và bón thêm phân trộn nhé.

Các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Cây Chùm Ruột làm Cây Bonsai để trồng làm đẹp trong nhà vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn nhé.


Nếu trước kia, Cây Chùm Ruột được trồng với làm Cây Kiểng, Cây Bóng Mát vừa lấy quả ăn chơi. Thì giờ đây, loại cây này còn được trồng nhiều và chuyên nghiệp hơn để lấy nguyên liệu để sản xuất, chế biến nước giải khát, ủ rượu, làm mứt…

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Cách trồng và chăm sóc Cây Chùm Ruột cho năng suất cao


Lưu ý khi trồng và chăm sóc 

Muốn trồng loại cây này, trước hết bạn cần hiểu rõ về những đặc tính của nó. Cây Chùm Ruột có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây thích nghi với vùng nhiệt đới. Cây ưa sáng thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây Chùm Ruột sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-35oC, cao độ dưới 1000m, lượng mưa 1000mm trở lên. Vì thế, khi lựa chọn vùng canh tác loại cây này bạn cần chú ý điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi trồng.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Lưu ý khi trồng và chăm sóc Cây Chùm Ruột

Để có được những Cây Chùm Ruột sai trĩu quả, người trồng cũng cần chú ý chế độ phân bón định kỳ, thường xuyên cắt tỉa cành nhánh giúp cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng. Bởi đây là loài cây có tán và nhiều cành nhỏ rất rậm rạp. Chùm Ruột có nhu cầu nước trung bình, cần giữ ẩm và cung cấp đủ nước cho cây. Tuy nhiên, cây cũng không thể chịu được ngập úng, sẽ làm rễ cây bị thối và cây bị chết.

Cây Chùm Ruột năng suất cao, nhiều công dụng

Cây dễ ra hoa, đậu quả, sau 2 năm trồng cây có thể cho hoa kết quả với năng suất đạt từ 30-35 tấn/ha. Doanh thu đạt từ 250-300 triệu/ha, mà cây lại không tốn nhiều công chăm sóc, phân bón.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Cây Chùm Ruột năng suất cao, nhiều công dụng

Nhu cầu về lá, quả Chùm Ruột cũng thường xuyên và ổn định. Với người Miền Nam lá cây dùng làm rau ăn sống, làm nguyên liệu gói nem rất được ưa chuộng. Quả được dùng để ăn trực tiếp, hoặc sản xuất,chế biến nước giải khát, ủ rượu, làm mứt… cũng rất được ưa chuộng.

Cây góp phần cải tạo bầu không khí, tạo bóng mát và cải tạo cảnh quan. Là loại cây trồng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.


Cây Chùm Ruột dễ trồng, dễ chăm sóc chỉ cần tưới đủ nước, đủ ánh sáng và dinh dưỡng là cây xanh tốt quanh năm. 

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Quá trình chăm sóc Cây Chùm Ruột


Chăm sóc Chùm Ruột trồng trực tiếp trên nền đất

Thông thường, mỗi gia đình trong Nam đều trồng một vài Cây Chùm Ruột trong vườn vừa để lấy lá nấu ăn, vừa lấy trái cho tụi nhỏ ăn chơi. Nhưng cũng không ít người trồng “Kinh doanh” Chùm ruột.

Sau khi trồng Chùm Ruột theo đúng kỹ thuật đã hướng dẫn ở bài viết trước, Bạn cần tiến hành chăm sóc cho Cây Chùm Ruột. Loài cây này nhanh lớn, vì thế chúng cần cung cấp đủ nước hàng ngày. Thời gian đầu, bạn tưới 2 lần/ngày, sau rút xuống tưới 1 lần/ngày, phân bón theo đúng thời kỳ phát triển.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Chăm sóc Chùm Ruột trồng trực tiếp trên nền đất

Chùm Ruột vốn là cây ưa sáng vì thế không nên trồng ở những chỗ có bóng râm, bởi nếu thế Chùm Ruột sẽ phát triển chậm và chậm cho trái, trái ít. Thường xuyên làm cỏ, tỉa bỏ những cành nhánh nhỏ, đảm bảo đủ ánh sáng là những việc làm bạn cần phải lưu ý khi chăm sóc Cây Chùm Ruột.

Chăm sóc Chùm Ruột trồng trong chậu

Cây Chùm Ruột được trồng nhiều trong chậu làm Cây Cảnh, cây Bonsai. Khi trồng ở chậu, Bạn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng thoát nước của chậu, tránh lỗ thoát nước bị rễ cây bít lại.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Chăm sóc Chùm Ruột trồng trong chậu

Vị trí để chậu cũng cần chú ý, không nên để ở những nơi nắng quá mạnh, chậu có khả năng hút nhiệt cao nên che chắn chậu hoặc dùng thùng xốp trồng cây, tránh nhiệt độ chậu quá nóng làm chết rễ cây.

Ngoài ra, dù trồng trên nền đất trực tiếp hay trong chậu bạn cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây. Nếu vào mùa mưa cây thường bị Rầy Trắng hại cây, Bạn có thể dùng nước rửa chén tưới lên cây sau đó tưới lại nhằm đẩy Rầy ra khỏi cây. Hoặc dùng hỗn hợp Tiêu, Rượu, Gừng, Ớt để trị các loại sâu bệnh cho cây mà không dùng thuốc.


Cây Chùm Ruột dễ trồng, dễ chăm sóc cây chịu hạn tốt và ít khi bị sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, nếu trồng cây trong chậu thì ngoài việc chú ý kỹ thuật chăm sóc thì người trồng cần có biện pháp phòng chữa Bệnh Vàng Lá, Bệnh Thối Rễ, và một số loại sâu bệnh khác cho cây.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Cây Chùm Ruột Giống


Phòng bệnh cho Cây Chùm Ruột khi trồng trong chậu

Cây Chùm Ruột là loại cây thân gỗ cao từ 2-9m khi trồng trong vườn. Vì thế, khi trồng trong chậu bạn cần lựa chọn những chậu trồng có đường kính to từ 1m trở lên và đảm bảo ở đáy chậu có lỗ thoát nước.

Cây Chùm Ruột có nhu cầu nước trung bình, cần giữ ẩm và cung cấp đủ nước cho cây. Tuy nhiên, cây cũng không thể chịu được ngập úng, sẽ làm rễ cây bị thối và cây bị chết.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Phòng bệnh cho Cây Chùm Ruột khi trồng trong chậu

Trong quá trình trồng cũng cần thường xuyên tỉa cành, khống chế chiều cao, bón phân định kỳ, tưới nước hàng ngày, cung cấp đủ ánh sáng cho cây phát triển toàn diện. Cứ sau 2 năm trồng, bạn cần thay đất và chậu cho cây tùy vào sự trưởng thành của cây mà sử dụng những loại chậu trồng có đường kính phù hợp.

Chữa bệnh cho Cây Chùm Ruột khi trồng trong chậu

Cây Chùm Ruột ít khi bị bệnh, hai bệnh phổ biến nhất là Bệnh Vàng Lá và Bệnh Thối Rễ mà người trồng cần chú ý. Thông thường, khi trồng trong chậu thì nguyên nhân của hiện tượng vàng lá, thối rễ thường do cây bị tưới quá nhiều nước, bị úng. Vì thế, cách khắc phục là bạn cần tưới nước đều đặn và đảm bảo chậu trồng đã có lỗ thoát nước.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Chữa bệnh cho Cây Chùm Ruột khi trồng trong chậu


Ngoài ra, Do cây phát triển ngày một lớn, lượng dinh dưỡng trong đất trong chậu trồng không còn đủ nuôi cây, vì thế cây cũng sẽ chậm phát triển, còi cọc, rụng lá. Bạn cần chú ý bón phân NPK định kỳ giúp cây nhanh chóng phục hồi.


Cây Chùm Ruột là loại cây dân giã, quen thuộc với mọi người dân Nam Bộ. Cây Chùm Ruột quả nhiều, tạo bóng mát rất tốt, lại dễ trồng, vì thế chúng được trồng từ Nam chí Bắc. Khách hàng có nhu cầu Mua Cây Chùm Ruột làm giống vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn qua số 0937670722 để được tư vấn.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn bán Cây Chùm Ruột Giống


Bán Cây Chùm Ruột trong cả nước

Chùm Ruột có nhiều tác dung, Trái Chùm Ruột không chỉ được dùng ăn tươi mà còn có thể chế biến thành các món mứt, si rô, ô mai…tại khu vực phía Nam Cây Chùm Ruột được trồng trong vườn nhà để lấy trái ăn chơi và bóng mát nghỉ ngơi. Đồng thời, đã có nhiều hộ dân trồng kinh doanh Cây Chùm Ruột và đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Quả của Cây Chùm Ruột được các thương lái thu mua chủ yếu dùng làm nguyên liệu chế biến mứt, ô mai…phát triển thành món ăn đặc sản để bày bán tại những địa danh du lịch nhằm quảng bá món ăn dân giã đến khách du lịch. Vì thế, nhu cầu Cây Chùm Ruột Giống tại khu vực này cũng tăng mạnh hơn so với các khu vực khác.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Bán Cây Chùm Ruột trong cả nước

Tại thị trường Miền Bắc, Miền Trung…cũng đã có khách hàng đặt mua Cây Chùm Ruột, họ rất thích trồng và phát triển loài cây này để phát triển kinh tế. Xong do có thể ngại về khoảng cách địa lí nên số lượng đặt hàng chưa nhiều như Miền Nam. Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn nhận cung cấp Cây Chùm Ruột Giống với mọi số lượng, mọi kích thước, giao hàng tận nhà, giá cả hợp lý. Quý khách hàng, còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Chùm Ruột hoàn toàn miễn phí.

Tiêu chuẩn Cây Chùm Ruột Giống

Cây Chùm Ruột Giống tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn khi đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn sẽ có kích thước từ 30cm trở lên, cây được trồng trong bầu đúng quy cách 12x10cm.

Chùm ruột trồng bao lâu có trái


Tiêu chuẩn Cây Chùm Ruột Giống


Cây giống được đảm bảo về chất lượng, cây khỏe mạnh, lá xanh đồng đều, không bị sâu bệnh, thân mập mạp, ngọn cây không bị dập, bị cụt ngọn. Chúng tôi có xe chuyên dụng để vận chuyển và đảm bảo sự an toàn cho cây giống tới tận tay giao cho khách hàng. Nên quý khách hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cây giống.


Page 2

Trang chủ Giới Thiệu Tư Vấn Hoạt động Hình Ảnh Liên hệ