Chung sống như vợ chồng là gì năm 2024

Tại khoản 7 Điều 3 có quy định giải thích chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Tại khoản 2 Điều 5 có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
……
2. Cấm các hành vi sau đây:
a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ] Yêu sách của cải trong kết hôn;
e] Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g] Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h] Bạo lực gia đình;
i] Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Như vậy, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng không có đăng ký kết hôn.

Pháp luật nghiêm cấm chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ, giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Chung sống như vợ chồng với người đã có vợ thì bị xử phạt như thế nào? Người chung sống như vợ chồng có được hưởng thừa kế theo pháp luật?[Hình từ Internet]

Chung sống như vợ chồng với người đã có vợ thì bị xử phạt như thế nào?

Tại Điều 59 có quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a] Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b] Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c] Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ] Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c] Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d] Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ] Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định như trên, người có hành vi chung sống như vợ chồng với người đã có vợ thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Người chung sống như vợ chồng có được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Tại Điều 651 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a] Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b] Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c] Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, người chung sống như vợ chồng với nhau không nằm trong những hàng thừa kế theo pháp luật. Cho nên người chung sống như vợ chồng không được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Mạc Duy Văn

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Chung sống như vợ chồng với người khác là gì?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu chung sống như vợ chồng [sống thử] là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Việc này được chứng minh bằng việc họ có đời sống sinh hoạt chung; có tài sản chung; có con chung với nhau và được mọi người xung quanh thừa nhận là vợ chồng.

Việc lấy vợ lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn sẽ gây ra những hậu quả gì cho bản thân gia đình và xã hội?

Tảo hôn đã mang đến sự nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội, hôn nhân cận huyết thống làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi [như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ dị tật, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao; sinh ...

Giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là gì?

Khái niệm chung. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người, vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng ký kết hôn, liên quan đến tài sản, nói chung là đến các lợi ích vật chất có giá trị tiền tệ.

Chủ Đề