CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy tách từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm: CO2, SO2, H2
Giải: Sục hỗn hợp khí vào dd Ca(OH)2dư thì CO2, SO2 bị giữ lại thu được H2 tinh khiết
          Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O
          Ca(OH)2 + SO2 ® CaSO3 + H2O
Cho dd H2SO3 vào hỗn hợp trên cho đến dư
          H2SO3 + CaCO3 ® CaSO3 + CO2 + H2O
Thu được CO2 tinh khiết
Cho dd HCl vào hỗn hợp trên ta sẽ thu được SO2 tinh khiết
          2HCl + CaSO3 ® CaCl2 + SO2 + H2O
*Lưu ý: Đối với bài toán tách chất phải lưu ý nếu đề bài yêu cầu giữ nguyên khối lượng các chất ban đầu
Bài 2: Hỗn hợp X gồm Na2O, Al2O3, MgO, Fe trong đó số mol Na2O bằng số mol Al2O3. Hãy trình bày cách tách các chất đó ra khỏi nhau sao cho khối lượng các chất không thay đổi so với ban đầu.
Giải: . Dùng nam châm hút hết Fe ra khỏi hỗn hợp
          . Cho hỗn hợp 3 chất còn lại vào nước, khuấy nhẹ, Na2O tan tạo thành dd NaOH
          Na2O + H2O ® 2NaOH
Al2O3 tan trong dd NaOH mới sinh ra nên chất rắn còn lại chỉ có MgO. Lọc lấy chất rắn còn lại sấy khô thu được MgO
          Al2O3 +2NaOH ®2NaAlO2 + H2O
Sục CO2 dư vào dd tạo thành
          CO2 + H2O + NaAlO2 ® Al(OH)3 + NaHCO3

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 3: Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại ở dạng bột Fe, Al và Cu. Làm thế nào để tách riêng từng kim loại.
Giải: Cho hỗn hợp vào kiềm dư, chỉ có Al phản ứng, lọc chất rắn thu được hôn hợp Fe, Cu
          2Al + 2H2O + 2NaOH ®2NaAlO2 + 3H2­
Sục CO2 dư vào phần nước lọc
          CO2 + H2O + NaAlO2 ® Al(OH)3 + NaHCO3
CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 4: Có hỗn hợp 3 kim loại Fe, Cu, Ag. Trình bày phương pháp hóa học để lấy riêng từng kim loại
Giải: Hòa tan hỗn hợp vào HCl dư:  Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2
          Lọc lấy chất rắn là Cu và Ag
Cho nước lọc tác dụng với dd NaOH dư
          HCl + NaOH ® NaCl + H2O
          FeCl2 + 2NaOH ® Fe(OH)2¯ + 2NaCl
CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Bài 5: Có hỗn hợp bột gồm K2O, BaO, Al2O3. Hãy tách lấy từng kim loại riêng biệt mà không làm thay đổi khối lượng của từng kim loại
Bài 6: Cho hỗn hợp Al, Al2O3 và Fe2O3. Hãy tách từng chất riêng biệt mà không làm thay đổi khối lượng từng chất
Giải: Cho hỗn hợp vào H2SO4 đặc, nguội ,dư
          Al2O3 + 3 H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O
          Fe2O3 + 3 H2SO4 ® Fe2(SO4)3 + 3H2O
Lọc tách chất rắn là Al
Dd thu được gồm H2SO4 dư, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3 cho vào dd NaOH dư
          H2SO4 +2 NaOH ® Na2SO4 + 2H2O
          Al2(SO4)3 +6 NaOH ® 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
          Fe2(SO4)3 +6 NaOH ® 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
          Al(OH)3 + NaOH ® NaAlO2 + 2H2O
CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất). Mỗi chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học xác định.

- Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dùng các phương pháp:

1- Các phương pháp vật lý

Phương pháp vật lý dựa vào sự khác biệt về tính chất vật lý như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan trong nước, khối lượng riêng…để tách riêng chất.

Cụ thể:

- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi hỗn hợp chất lỏng

- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.

2- Phương pháp hóa học

Nguyên tắc:

- Bước 1. Chọn chất X chỉ tác dụng với A (mà không tác dụng với B) để chuyển A thành dạng A1 (kết tủa, bay hơi, hoặc hòa tan); tách ra khỏi B (bằng cách lọc hoặc tự tách….

- Bước 2. Điều chế lại chất A từ chất A1 (nếu cần thiết)

Sơ đồ tách

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Phản ứng được chọn để tách phải thoã mãn 3 yêu cầu sau:

-Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách

-Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hỗn hợp

-Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu (nếu cần thiết).

Ví dụ 1: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm các chất: muối ăn và cát.

Hướng dẫn giải:

Hoà tan hỗn hợp trên vào nước. Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được nước muối riêng còn cát ở trên giấy. Sau đó cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Minh họa bằng hình ảnh:

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Ví dụ 2: Một hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu hỏa?

Hướng dẫn giải:

Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt.

Minh họa bằng hình ảnh

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Ví dụ 3: Có một lượng bột sắt bị lẫn một lượng nhỏ bột nhôm. Làm thế nào để thu được sắt tinh khiết?

Hướng dẫn giải:

Cho hỗn hợp bột kim loại vào dung dịch NaOH dư.

Al phản ứng hoàn toàn với NaOH dư tạo thành dung dịch, Fe không phản ứng.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑

Lọc lấy bột sắt và rửa sạch thu được bột sắt tinh khiết.

Câu 1: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Do: Chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học nhất định.

Câu 2: Chất tinh khiết là

A. Chỉ 1 chất.

B. Nhiều chất.

C. Một nguyên tố.

D. Một nguyên tử.

Hiển thị đáp án

Chọn A

Do: Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất).

Câu 3: Hỗn hợp là:

A. Nhiều nguyên tử.

B. Một chất.

C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

D. Nhiều chất để riêng biệt.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Câu 4: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.

B. thay đổi.

C. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.

D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Hiển thị đáp án

Câu 5: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?

A. Lọc

B. Chiết.

B. Chiết.

D. Dùng nam châm hút.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Cô cạn hỗn hợp nước muối, nước bốc hơi sẽ thu được muối ăn khan.

Câu 6: Cho nhận định: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 150oC". Nhận xét đúng là:

A. Cả 2 vế của nhận định đều đúng.

B. Cả 2 vế của nhận định đều sai.

C. Vế 1 sai, vế 2 đúng.

D. Vế 1 đúng, vế 2 sai.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Vế 1 đúng: nước cất là chất tinh khiết.

Vế 2 sai do nước cất sôi ở 100oC.

Câu 7: Không khí là:

A. chất tinh khiết.

B. hỗn hợp.

C. tập hợp các vật thể.

C. tập hợp các vật thể.

Hiển thị đáp án

Chọn B

Không khí là hỗn hợp của nhiều khí: CO2, O2 …

Câu 8: Rượu etylic là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi là 78,3oC và tan nhiều trong nước.

Phương pháp tách riêng được rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước là

A. lọc.

B. chiết.

C. cô cạn.

D. chưng cất.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Chưng cất hợp rượu và nước. Từ 78,3 độ C, ta sẽ bắt đầu thu được hơi rượu. Ngưng tụ hơi rượu thu được rượu lỏng.

Câu 9: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là

A. lọc.

B. chiết.

C. cô cạn.

D. chưng cất.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Hạ thấp nhiệt độ xuống -200°C để hóa lỏng không khí. Sau đó nâng nhiệt độ của không khí lỏng đến -196°C , nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi lỏng đến -183°C mới sôi, tách ra được hai khí.

Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây?

A. Hòa tan vào nước.

B. Lắng, lọc.

C. Dùng nam châm để hút.

D. Tất cả đều đúng.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Sắt bị nam châm hút còn đồng thì không.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

CHUYÊN de 1: tách chất ra khỏi hỗn hợp

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.