Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2024

Như các bạn học sinh đã biết, các kiến thức nằm trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 thường không quá khó. Các kiến thức chủ yếu được lấy từ những phần cơ bản đã được học, sau đó được biến đổi thành các dạng vận dụng khác nhau. Để củng cố thêm phần kiến thức nền tảng, trong bài viết này, cùng HOCMAI tổng hợp các chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ văn 2022.

Nhằm mục đích tối ưu hóa thời gian ôn luyện, HOCMAI đã tổng hợp và hệ thống hóa các kiến thức các bạn học sinh cần ôn luyện theo các chuyên đề dưới đây.

Chuyên đề 1: Câu và thành phần câu

Trong chuyên đề 1, học sinh sẽ ôn lại kiến thức về thành phần câu, các cấu trúc câu trong Tiếng Việt. Mục tiêu của chuyên đề 1 là giúp các bạn học sinh có khả năng nhận diện và vận dụng sáng tạo các kiến thức về câu trong Tiếng Việt trong cả văn nói và văn viết.

Nội dung ôn tập trong chuyên đề 1 gồm:

  1. Các thành phần câu bao gồm: đặc điểm thành phần chính, thành phần phụ; thành phần biệt lập trong câu; thành phần cảm thán; thành phần tình thái; thành phần gọi – đáp; thành phần phụ chú;
  2. Các kiểu câu: phân loại theo cấu tạo ngữ pháp (câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt); phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật); các kiểu câu khác (câu phủ định, câu chủ động, câu bị động)

Chuyên đề 2: Phân tích giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ

Trong chuyên đề 2, học sinh sẽ tập trung các phần nội dung liên quan đến các biện pháp tu từ thường dùng trong văn bản. Mục tiêu sau khi ôn luyện chuyên đề 2, học sinh có thể định hướng được cách thức phân tích một biện pháp tu từ và viết cảm nhận về giá trị nghệ thuật trong phép tu từ đó.

Các biện pháp nghệ thuật cần ôn tập bao gồm:

  1. Phép so sánh: khái niệm, cấu tạo, các bước phân tích giá trị nghệ thuật phép so sánh (4 bước)
  2. Phép ẩn dụ: khái niệm, các kiểu ẩn dụ (ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức), cách phân tích phép ẩn dụ trong văn bản (4 bước)
  3. Phép nhân hóa: khái niệm, các kiểu nhân hóa (dùng từ gọi người để gọi vật, dùng động từ tính từ chỉ người để chỉ vật, trò chuyện xưng hô với vật như với người), cách phân tích giá trị nghệ thuật của phép ẩn dụ (4 bước)
  4. Phép hoán dụ: khái niệm, các kiểu hoán dụ (lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật), cách phân tích giá trị nghệ thuật của phép hoán dụ (4 bước)

Với chuyên đề 3, yêu cầu học sinh phải nắm chắc đặc điểm về nội dung và hình thức của một đoạn văn, có thể viết một đoạn văn nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội. Nội dung cần ôn luyện trong chương 3 bao gồm:

  1. Những kiến thức liên quan đến đoạn văn: các mô hình kết cấu đoạn văn thường gặp (diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành)
  2. Đoạn văn dạng nghị luận văn học: định nghĩa đoạn văn nghị luận nói chung và nêu một số đoạn văn nghị luận thường gặp, các bước viết một đoạn văn nghị luận văn học
  3. Đoạn văn nghị luận xã hội: định nghĩa đoạn văn nghị luận xã hội nói chung và các ví dụ minh họa thường gặp, các bước viết một đoạn văn nghị luận xã hội

Chuyên đề 4: Tổng hợp các tác phẩm văn học trung đại

Bắt đầu từ chuyên đề 4, học sinh sẽ bước vào ôn tập các nội dung kiến thức liên quan đến các văn bản văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Khi ôn tập, các bạn học sinh cần nêu được các ý chính như: hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tác giả, thể loại, nội dung chính và các phép nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm.

Các tác phẩm bao gồm:

Chuyện người con gái Nam Xương (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây)

Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Truyện Kiều (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Chị em Thúy Kiều (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Cảnh ngày xuân (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Kiều ở lầu Ngưng Bích (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Lục Vân Tiên (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Chuyên đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn năm 2024
Tác phẩm Truyện Kiều

Chuyên đề 5: Tổng hợp các tác phẩm thơ hiện đại

Chuyên đề 5 tiếp tục tổng hợp các bài thơ hiện đại có trong chương trình Ngữ Văn lớp 9. Các bài thơ hiện đại gắn liền với các giai đoạn lịch sử của Việt Nam ta, gồm giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp và chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất độc lập dân tộc. Để có thể ôn tập hiệu quả chuyên đề này, các bạn học sinh cần nêu được những ý chính của từng tác phẩm như: tên tác giả, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề bài thơ.

Các bài thơ hiện đại bao gồm:

Đồng chí (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Đoàn thuyền đánh cá (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Bếp lửa (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Ánh trăng (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Sang thu (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Viếng lăng Bác (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Mùa xuân nho nhỏ (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Nói với con (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Chuyên đề 6: Tổng hợp các tác phẩm truyện hiện đại

Trong chuyên đề này, các bạn học sinh sẽ ôn tập lại các kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại. Thông qua các tác phẩm này, học sinh cũng có thể có thêm hiểu biết về cuộc sống của đất nước ta trong thời kỳ lịch sử đầy biến động. Những ý chính cần được tổng hợp trong quá trình ôn tập chuyên đề này bao gồm: hoàn cảnh ra đời tác phẩm, tác giả, ngôi kể, nội dung truyện, phương thức biểu đạt văn bản sử dụng, chủ đề truyện

Các tác phẩm truyện ngắn cần ôn tập bao gồm:

Làng (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Lặng lẽ Sa Pa (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Chiếc lược ngà (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Những ngôi sao xa xôi (Soạn bài chi tiết xem: Tại đây,)

Tham khảo thêm: Cấu trúc đề thi vào lớp 10

Trên đây là các chuyên đề ôn thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2022 dành cho các bạn học sinh trong những ngày ôn thi nước rút này. Hy vọng với những nội dung mà HOCMAI đã tổng hợp sẽ giúp các bạn học sinh tối ưu được thời gian ôn luyện hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Chúc các bạn thành công!