Cơ bụng ở đâu

Đau cơ bụng là một vấn để thường gặp phải khi bạn vận động sai tư thế, kỹ thuật hay sau khi luyện tập thể dục thể thao quá mức. Tình trạng theo các chuyên gia Hapacol nhận định thường sẽ tự hết sau vài tuần nghỉ ngơi và phục hồi đúng cách.

1. Đau cơ bụng và nguyên nhân gây ra tình trạng này

Đau cơ bụng liên quan đến những tổn thương xảy ra ở cơ bụng như rách cơ, căng cơ. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Xoay mình đột ngột hoặc chuyển động quá nhanh
  • Tập thể dục cường độ cao và quá sức
  • Không để các cơ bắp hoạt động quá mức nghỉ ngơi đúng cách
  • Kỹ thuật không phù hợp khi chơi các môn thể thao đòi hỏi phải chạy, xoay và nhảy
  • Nâng vật nặng
  • Cười, ho hay hắt hơi

Lưu ý, đau cơ bụng không giống với thoát vị mặc dù một vài triệu chứng có thể khá giống nhau. Thoát vị xảy ra khi một cơ quan nội tạng hoặc một bộ phận trong cơ thể đưa ra ngoài khỏi thành của cơ hoặc mô chứa nó.

2. Triệu chứng phổ biến của đau cơ bụng

Nếu cơ bụng bị căng, bề mặt ngoài vùng dạ dày có thể cảm thấy đau và viêm. Bạn thường cảm nhận được cảm giác này khi tập cơ bụng và di chuyển.

Các triệu chứng khác gồm:

  • Đau dữ dội, đột ngột
  • Sưng
  • Bầm tím
  • Đau yếu
  • Căng cứng cơ
  • Cảm thấy đau hoặc khó kéo giãn hay gập cơ bụng
  • Co thắt cơ bắp hoặc chuột rút

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng căng cơ, bạn có khi cảm thấy khó khăn trong lúc đi bộ, đứng thẳng, cúi người về phía trước hay nghiêng người sang hai bên.

Những chuyển động liên quan đến các cơ bắp chính như đưa tay cao qua đầu cũng gây đau nhức.

Một vài triệu chứng đau cơ bụng và thoát vị có vẻ giống nhau nhưng bạn cần phải phân biệt được hai vấn đề này. Khi bị thoát vị, bạn sẽ cảm thấy:

  • Một khối u bất ngờ phình to trong bụng
  • Cảm giác đau nhức hoặc nóng rát kéo dài
  • Buồn nôn, nôn
  • Táo bón

3. Những cách chữa đau cơ bụng hiệu quả

Bạn có thể điều trị đau cơ bụng tại nhà. Hầu hết trường hợp, cơn đau sẽ biến mất trong vòng vài tuần. Dưới đây là một số cách chữa đau cơ bụng đơn giản, giúp bạn phục hồi nhanh chóng.

Cơ bụng ở đâu

Chườm lạnh

Bạn nên chườm lạnh càng sớm càng tốt để giúp giảm chảy máu (nếu có), đau và sưng. Chườm lạnh có thể giảm viêm tại chỗ.

Các bước thực hiện:

  • Dùng một khăn vải bọc các viên đá bên trong hoặc dùng gói gel lạnh để áp lên vùng bị tổn thương
  • Bạn nên quấn thêm một miếng vải xung quanh gói gel nếu chúng quá lạnh để bảo vệ làn da, giảm bớt nguy cơ kích ứng thêm
  • Nhẹ nhàng chườm xung quanh vùng cảm thấy đau trong khoảng 10–15 phút mỗi lần
  • Nếu có thể, hãy lặp lại cách này mỗi giờ trong vài ngày đầu tiên bị chấn thương

Chườm nóng

Cách này giúp cơ bắp được thư giãn, giảm bớt căng thẳng và giảm đau. Nhiệt cũng giúp làm tăng lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm viêm.

Các bước thực hiện:

  • Dùng một gói giữ ấm hoặc dùng khăn ấm (Bạn cũng có thể đổ đầy gạo vào một chiếc tất sạch và buộc chặt lại), cho vào lò vi sóng khoảng 1–2 phút.
  • Đảm bảo bạn không cảm thấy quá nóng khi chạm vào các vật dùng để chườm.
  • Áp các vật đã làm ấm vào khu vực bị tổn thương trong tối đa 20 phút mỗi lần.
  • Nếu có thể, bạn hãy thực hiện việc này mỗi giờ trong vài ngày đầu tiên.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Bạn cũng có thể dùng các thuốc chữa đau cơ bụng không kê đơn để giảm bớt mức độ đau đớn nếu cảm thấy quá khó chịu.

Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và natri naproxen sẽ giúp giảm sưng và viêm.

Các thuốc giảm đau như paracetamol (Hapacol) hay aspirin cũng giúp xoa dịu cơn đau rất hiệu quả nhưng không có tác động nhiều trên tình trạng viêm.

Nghỉ ngơi

Khi bị đau cơ bụng, hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh mọi hoạt động gây căng cơ quá mức. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bị chấn thương thể thao.

Bạn cần cố gắng tìm ra cách thoải mái để ngồi hoặc nằm và làm những việc nhẹ nhàng giúp thư giãn. Nên tạm ngưng mọi hoạt động nặng nhọc cho đến khi cơn đau giảm bớt hoàn toàn, có thể mất đến một vài tuần.

Tập thể dục

Khi các triệu chứng đau cơ bụng đã giảm, bạn có thể bắt đầu các bài tập tăng cường cơ bụng và các cơ khác. Bài tập Curl-up và nghiêng xương chậu là hai phương pháp phổ biến nhất.

Nếu cơ thể cho phép, hãy thực hiện các bài tập này một vài lần trong tuần. Bên cạnh đó, đừng quên nghỉ ngơi giữa các buổi tập.

– Bài tập Curl-up

  • Nằm ngửa trên sàn nhà, chân co lại
  • Để tay dọc hai bên cơ thể
  • Nâng đầu và vai lên cao vài centimet. Đưa cánh tay lên cao tương đương với đùi
  • Giữ nguyên tư thế này trong 6 giây
  • Hạ người xuống
  • Thực hiện lại động tác này 3 đợt, một đợt 8 lần.

– Bài tập nghiêng xương chậu (pelvic tilts)

  • Nằm ngửa trên sàn nhà, chân co lại
  • Dùng lực ép cơ bụng lại như bạn đang cố kéo cơ bụng về phía cột sống
  • Giữ phần lưng dưới cố định xuống sàn
  • Giữ trong vòng 6 giây
  • Thư giãn và trở về vị trí ban đầu
  • Thực hiện 3 đợt với mỗi đợt 8 lần

Tuy nhiên, nếu sau khi thực hiện các cách giúp giảm đau cơ bụng tại nhà mà không có hiệu quả hay cơn đau ngày một trầm trọng hơn thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đôi lúc đau cơ có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Cơ bụng ở đâu

Các cách làm giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả tại nhà

Bạn bị đau cơ sau khi tập các bài tập ở phòng gym, tham gia các hoạt động như đi bộ, leo núi, đạp xe… Đừng mặc kệ các cơn đau nhức này! Có những cách giảm đau cơ hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Hãy…

4. Phòng ngừa đau cơ bụng

Đau cơ bụng có thể tái phát và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa cơn đau cơ bụng lại xảy ra.

Khi tập thể dục, bạn nên:

  • Khởi động làm ấm cơ thể và duỗi cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất
  • Có cách hạ nhiệt sau khi tập luyện
  • Dành thời gian nghỉ ngơi mỗi tuần cho cơ bắp được thư giãn
  • Bắt đầu bằng các bài tập cường độ thấp trong thời gian ngắn rồi tăng mức độ lên dần

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên:

  • Cong đầu gối và hạ hông xuống, giữ lưng thẳng khi nâng vật nặng
  • Duy trì đúng tư thế khi đứng hoặc ngồi. Luôn ý thức về tư thế hiện tại để kịp thời sửa chữa
  • Nếu phải ngồi trong thời gian dài, đừng quên tạo thói quen đứng dậy và di chuyển thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm:

7 cách làm giảm đau cơ lưng hiệu quả và an toàn

Đau cơ liên sườn và những điều bạn cần biết

Đau cơ ngực: Hiểu rõ để phòng ngừa

Nguồn tham khảo:

Abdominal Pain (Adults). https://www.emedicinehealth.com/abdominal_pain_in_adults/article_em.htm

Abdominal Pain. https://patient.info/signs-symptoms/abdominal-pain-leaflet

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Cơ bụng ở đâu

Các nhóm cơ lớn, nhỏ trên cơ thể chúng ta đều góp phần tạo nên một thân hình khỏe đẹp, săn chắc nếu như ta biết cách tập luyện. Bạn không thể nào có body hoàn hảo nếu chỉ tập trung vào cơ bụng mà bỏ quên mất cơ vai,... Tương tự với những nhóm cơ khác, ta cần chú trọng toàn bộ để từ đó có hướng luyện tập hữu hiệu nhất.

Cơ thể chúng ta được chia thành sơ đồ 6 nhóm cơ lớn, chính mà gymers cần quan tâm, tập luyện để phát triển cơ thể đều đặn hơn. Chúng bao gồm: Cơ tay cơ, cơ vai, cơ ngực, cơ lưng, cơ cốt lõi, cơ chân và mông.  Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết từng phần các nhóm cơ lớn này sau đây. Từ đó, biết được những nhóm cơ lớn, nhỏ nào mà bạn nên quan tâm khi tập luyện. Bài viết sau sẽ giúp bạn một bước hiểu hết cơ thể của mình chỉ trong tích tắc.

1. Các nhóm cơ lớn trên cơ thể

  • Cơ tay gồm cơ bắp tay trước, cơ bắp tay sau, cơ cẳng tay
  • Cơ vai gồm nhóm cơ vai trước và cơ vai sau
  • Cơ ngực gồm cơ ngực trên, cơ ngực giữa, cơ ngực dưới
  • Cơ lưng
  • Cơ bụng gồm cơ bụng phía trước, cơ liên sườn - Obliques
  • Cơ đùi - cơ mông - cơ bắp chân

Cùng tìm hiểu chi tiết về từng nhóm cơ bắp ngay sau đây.

2. Cơ tay 

Cơ tay bao gồm cơ bắp tay và cơ cẳng tay. Cơ bắp tay bao gồm 2 nhóm cơ lớn khác là cơ tay trước và cơ tay sau.

Cơ bắp tay trước

Hay còn được gọi là cơ nhị đầu, tiếng Anh là Biceps Muscle. Ở các vận động viên thể hình, nữ giới ít chú ý hơn nam giới về nhóm cơ này. Nhóm này cũng có 3 nhóm phụ bao gồm: cơ cánh tay trước dài và nhỏ bên ngoài (Brachialis). Ngay bên dưới nó là cơ cánh tay trước nhỏ và ngắn (Brachioradialis). Nằm bên cạnh hai cơ này là cơ tay trước dài bên trong (Biceps Brachii). 

Cơ bắp tay sau

Và nhóm cơ lớn tiếp theo là cơ tay sau hay còn thường được gọi là cơ tam đầu, tiếng Anh là Triceps Muscle. Cơ bắp tay sau có ba đầu nên còn được gọi là cơ tam đầu bao gồm: Long head là cơ lớn nhất, tiếp đến là Medial head nằm cạnh thân và Lateral head nằm xa cơ thể hơn.

Cơ cẳng tay

Còn cơ cẳng tay lại cũng bao gồm các nhóm cơ nhỏ hơn:

  • Cơ Brachioradialis: cơ này nằm bên trong ngón cái khi bạn giơ tay lên.
  • Cơ Flexor Ccarpi Ulnaris nằm ở ngón út.
  • Cơ Extensor Carpi Ulnaris: Đối diện với 2 nhóm cơ trên.

Cơ bụng ở đâu

Các nhóm cơ bắp tay là các nhóm cơ lớn trên cơ thể

3. Cơ vai lớn trên cơ thể

Đây là nhóm cơ thường xuyên được các gymer, đặc biệt là phái mạnh luyện tập thể hình để sở hữu bờ vai vạm vỡ, thân hình chữ V đẹp như tạc tượng. Qua đó chứng tỏ đây là một trong các nhóm cơ lớn quan trọng mà chúng ta cần chú ý. Tuy nhiên, nhóm cơ này khá dễ gặp phải chấn thương nếu bạn không cẩn thận trong quá trình tập luyện cơ vai và hậu quả xấu nhất có thể xảy ra là bạn không thể tiếp tục tập luyện. Vai có ba nhóm cơ chính:

Nhóm cơ vai trước

Nhóm cơ Lateral Deltoid Muscle: đây chính là nhóm cơ to và khỏe nhất trong các nhóm cơ vai. Các bài tập gym vai trước thường tập trung vào nhóm cơ vai này. Bên cạnh đó, còn có nhiều nhóm cơ vai nhỏ hơn ở phía trước để tạo thành bờ vai cho bạn.

Nhóm cơ vai sau

Nhóm cơ Posterior Deltoid Muscle: Đây là nhóm cơ vai sau to nhất nhưng không thường được chú trọng bằng cơ vai trước vì nó nằm ở phía sau cơ thể. Tuy nhiên, chính điều này dẫn tới việc phát triển cơ vai thiếu đồng đều ở rất nhiều người tập thể hình. Nếu bạn đang gặp trường hợp này thì nên tìm kiếm cách bài tập cơ vai sau như: Gập đầu gối kéo tạ đòn (Barbell rear delt row), nằm nghiêng mở ra lên trên cao (Side-lying reverse dumbbell fly), quỳ trên ghế phẳng mở tạ sang hai bên. 

Cơ bụng ở đâu

Cơ vai là nhóm cơ lớn và luôn được nam giới quan tâm khi tập gym

4. Cơ ngực là nhóm cơ lớn trên cơ thể

Đây là nhóm cơ mà chị em và cả nam giới đều rất thích tập. Cơ này nằm ở phần ngực và có 2 nhóm đối xứng 2 bên. Mỗi bên có 1 nhóm cơ ngực trên và 1 nhóm cơ ngực giữa cùng 1 nhóm cơ ngực dưới. Các bài tập ngực cho nam có những biến thể, tư thế thực hiện động tác khác nhau sẽ tác động đến các nhóm cơ này theo những cách khác nhau. Cụ thể như sau:

Nhóm cơ ngực trên

Nhóm cơ ngực trên - Anterior Deltoid: Các bài tập nằm trên ghế dốc lên đẩy tạ lên cao sẽ tác động vào nhóm cơ này. 

Nhóm cơ ngực giữa

Nhóm cơ ngực giữa - Clavicular (Upper) Pectoralis Major: Các bài tập nằm trên ghế phẳng đẩy tạ lên cao sẽ tác động vào nhóm cơ này. 

Nhóm cơ ngực dưới

Nhóm cơ ngực dưới - Sternal (Lower) Pectoralis Major: Các bài tập nằm trên ghế dốc xuống đẩy tạ lên cao sẽ tác động vào nhóm cơ này. 

Cơ bụng ở đâu

Sơ đồ các nhóm cơ trên cơ thể

5. Các nhóm cơ lớn bao gồm cơ lưng

Các nhóm cơ có kích thước lớn nhất phải kể tới cơ lưng. Cơ lưng của chúng ta với rất nhiều nhóm cơ nhỏ khá phức tạp. Tuy nhiên, bạn chỉ cần lưu ý 4 nhóm cơ chính sau:

  • Cơ cầu vai (Trap hoặc Trapezius): Cơ này khá lớn, kéo dài từ cổ đến giữa lưng.
  • Cơ tổng hợp Latissimus Dorsi (Lat hay Latissimus Dorsi): Gồm 2 cơ lớn nằm dưới nách là cơ lưng giữa (Middle Back) và cơ cầu vai (Traps) cùng bên.
  • Cơ lưng giữa: Gồm 4 cơ chính kết hợp với nhau tạo thành nhóm cơ tương đối lớn nằm trên cơ ngực và bên cạnh cơ vai là các cơ gồm: Teres Minor, Teres Major, Infraspinatus, rhomboid major.
  • Cơ lưng dưới: Đây là nhóm cơ quyết định sức bền của lưng cũng như toàn bộ cơ thể. Là bộ phận kết nối quan trọng với phần trên cơ thể và phần thân dưới bao gồm: Cột sống dựng đứng và Nẹp thắt lưng.

Cơ bụng ở đâu

6. Cơ bụng

Đây cũng là một trong các nhóm cơ lớn nhất trên cơ thể được rất nhiều anh chị em gymer chúng ta ưa thích tập luyện phải không nào. Ngay cả khi ai đó đến phòng tập thể dục để thực hiện các bài tập cơ bụng dưới cho nam. Điều đó đủ biết nó quan trọng như thế nào trong kiến thức thể hình. Cơ bụng gồm 2 nhóm chính:

Cơ bụng phía trước

  • Chúng ta thường gọi nhóm cơ bụng này là cơ bụng 6 múi vì đa phần khi tập thường chỉ lên được 6 múi. Nhưng chính xác mà nói, nó có tới 8 múi. Bao gồm 6 nhóm cơ nhỏ phía trên (Rectus Abdominis) và 2 cơ dài phía dưới (Tendinous Inscription).
  • Chỉ những người tập thể hình lâu năm, thực hiện chế độ tập luyện nặng cộng với dinh dưỡng nghiêm ngặt với đạt được cơ bụng 6 múi.
  • Thông thường, các chị em luyện tập ở mức độ vừa phải có thể lên được cơ bụng 11. Có nghĩa là 8 múi cơ 2 bên chưa hiện rõ mà chỉ phân tách nhau sang 2 bên nên nhìn như số 11.

Cơ liên sườn - Obliques

2 trong các nhóm cơ lớn dọc ở 2 bên sườn tạo thành hình cung ôm lấy cơ bụng trong gồm 5 búi cơ mỗi bên người. Thông thường, mọi người chỉ tập trung tập cơ bụng 6 múi nghĩa là cơ bụng phía trước mà quên đi tập cơ liên sườn. Trong khi đó, để định hình cơ bụng cũng như tăng sức mạnh tổng thể cho cơ cốt lõi thì cơ liên sườn lại vô cùng quan trọng.

Cơ bụng ở đâu

Các nhóm cơ bụng là các nhóm cơ lớn trên cơ thể

7. Các nhóm cơ lớn: Cơ đùi - cơ mông - cơ bắp chân

Thường thì mọi người nghĩ rằng cơ chân chỉ có ở đùi, nhưng thực ra khi nói cơ đùi chúng ta luôn nói bao gồm: cơ mông (Glutes), cơ đùi sau (Quads) và cơ đùi trước (Hamstring). Thêm vào đó, cả cơ bắp chân (Calves số nhiều hoặc Calf số ít trong tiếng Anh) cũng thuộc nhóm cơ lớn này. Thông thường, các bài tập nhắm tới các nhóm cơ lớn này được gọi là bài tập thân dưới.  Và như chúng ta cũng biết đây là nhóm cơ lớn nhất, khỏe nhất của cơ thể. Và tất nhiên nó luôn có được sự quan tâm đặc biệt của những ai yêu tập thể hình:

Cơ mông

Là hai nhóm cơ nằm phía sau cơ thể, chúng có hình tròn, bàn rộng chứa hai cơ chính là Glutes Medius ở trên và Gluteus Maximus lớn hơn ở dưới.

Cơ đùi trước

Cơ đùi trước hay còn được gọi là cơ tứ đầu: Còn được gọi là cơ bắp chân thứ nhất gồm 3 cơ lớn (ở đùi có một số nhóm cơ nhỏ khác nhưng đối với người bình thường thì khó nổi bật) là:- Vastus Medialis: Là cơ lớn nằm trên đầu gối bên trái, mà dân tập thể dục hay gọi với dân dã tên là “cơ rô” vì nhìn nó có hình dạng giống con rô trong bộ bài tây.- Retus Femoris: Là cơ chính giữa.

- Vastus Leteralis: Là cơ sở nhóm nằm bên ngoài.