Có cái sai nào không thể sửa được không

Đọc những dòng tâm sự của Trúc, tôi vô cùng xúc động. Trúc đang lâm vào một hoàn cảnh vô cùng trớ trêu, và đau lòng. Tôi không dám đưa ra lời khuyên đối với Trúc mà chỉ chia sẻ những suy nghĩ của mình thôi.

Thứ nhất: Tôi là người tin vào luật nhân quả, nghiệp báo, và tôi cũng tin rằng không phải không có lý do mà ông bà ta từ xưa có nói rằng "có duyên, có nợ mới thành vợ thành chồng". Trong cuộc đời này không việc gì xảy ra mà không có nguyên do trước đó, tình duyên, hôn nhân cũng không ngoại lệ. Để trở thành vợ chồng với nhau, chắc chắn rằng hai người phải có duyên, có nợ. Khi không đủ duyên nợ, tự nhiên sẽ không đến được với nhau.

Trước đây, vì có duyên với nhau nên tôi cũng đã gặp gỡ và yêu thương một người con gái rất xinh đẹp, giỏi giang. Chúng tôi đã có một mối tình thật đẹp, thật trong sáng. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ để thành vợ chồng, bởi vì người mà tôi mắc nợ nhiều hơn lại là người con gái khác, và người đó chính là vợ của tôi hiện giờ.

Mặc dù, nếu đem so sánh thì vợ tôi hiện giờ không thể bằng người yêu của tôi trước kia, nhưng lòng tôi vẫn thanh thản chấp nhận, vì tôi hiểu được hai chữ duyên nợ trong tình yêu. Tôi luôn trân trọng, giữ gìn những gì đang có. Tôi luôn nghĩ rằng những chuyện trước kia đã là quá khứ, hiện giờ tôi có một gia đình cần phải chăm lo, mặc dù tôi phải vất vả hơn, cực nhọc hơn nhưng đó chính là trách nhiệm của tôi, là "cục nợ" mà tôi phải trả.

Thứ hai: Tôi nghĩ rằng ta không nên sửa cái sai này bằng một cái sai khác. Trước đây, tôi đã sai lầm khi chia tay người con gái ngoan hiền, giỏi giang để tìm đến với người con gái khác, là vợ của tôi hiện giờ. Quyết định chia tay của tôi ngày xưa đã gây ra không ít đau khổ cho cô gái kia, và cả gia đình cô ấy nữa. Lúc đó tôi chưa nhận ra cái sai của mình, mãi đến sau khi đã có gia đình một thời gian, tôi mới nhận ra rằng mình đã sai, mình thật có lỗi với người con gái trước kia, có lỗi với gia đình cô ấy nữa.

Nhưng tôi cũng nhận ra một điều, tôi không thể sửa cái sai ngày trước được, vì nếu sửa cái sai ngày trước thì tôi sẽ phạm một cái sai khác. Tôi sẽ gây đau khổ cho người vợ của tôi hiện giờ, và cả gia đình hai bên nữa. Tôi không thể lấy một cái sai để sửa một cái sai. Cái tội lỗi [hay cái nợ] tôi gây ra trước kia không biết bao giờ tôi mới trả được nhưng chắc chắn không phải là bây giờ, bởi vì bây giờ tôi phải trả nợ cho vợ của tôi rồi.

Thứ ba: Có một bài hát mà tôi rất thích nghe bởi vì ý nghĩa của bài hát tuy giản dị nhưng quá hay, quá đẹp. Xin chia sẻ với Trúc. "Có nhân nào không quả. Trót gây rồi phải trả. Đừng sầu than vương mắc. Đừng bận tâm oán trách. Xin yên lòng sống vui. Dù rằng nhiều đắng cay. Hận thù xin chớ vay. Trong cuộc đời khói mây".

Đi trễ, mang điện thoại di động vào điểm thi

Học sinh không được đến phòng thi lớp 10 trễ từ 15 phút trở lên sau khi đã có hiệu lệnh tính giờ làm bài. Đây là quy định được xem là "bất di bất dịch", dù khó có thể xảy ra nhưng không phải không có ở các kỳ thi trước. Lý do là các em thức dậy quá trễ, nhiều em ngủ quên, không ai đánh thức, chủ quan vào đồng hồ báo thức nhưng bị... tắt tiếng! Quy định của điểm thi là buổi sáng học sinh phải có mặt lúc 6 giờ 45 phút và buổi chiều là 12 giờ 45 phút.

Thi lớp 10 TP.HCM: Phụ huynh nghỉ làm, dậy từ 3 giờ sáng, đội mưa đồng hành cùng con

Mang điện thoại vào điểm thi là cái sai nghiêm trọng thứ hai. Trong các năm trước, có vài trường hợp thí sinh bị lập biên bản vì mang phương tiện cấm vào phòng thi. Vẫn còn có thí sinh chủ quan nghĩ rằng đã tắt nguồn điện thoại nhưng sơ ý để chế độ báo thức. Tốt nhất là học sinh không nên mang bất cứ phương tiện gì [điện thoại, tài liệu, đồng hồ thông minh...] vào điểm thi.

Ở một số điểm thi có bố trí phòng, vị trí riêng với khoảng cách an toàn 25 mét cho thí sinh để vật dụng. Học sinh nên để hết vật dụng cá nhân ở vị trí này.

Lỗi sai thứ ba mà không ai "cứu" được thí sinh là khi hết giờ làm bài nhưng vẫn chưa chép hết bài làm từ giấy nháp vào giấy làm bài. Trường hợp này rất dễ xảy ra với môn ngữ văn và cả các bài giải toán dài. Theo quy định, giám thị chỉ thu giấy làm bài chứ không thu giấy nháp. Vì vậy, thí sinh phải theo dõi trục thời gian thường xuyên để điều tiết tiến độ làm bài.

Thí sinh có mặt tại một điểm thi ở TP.HCM để sinh hoạt quy chế thi và kiểm tra thông tin cá nhân

NHẬT THỊNH

Giáo viên sai sót trong coi thi sẽ ảnh hưởng đến thu nhập tăng thêm

Với thầy cô coi thi, điểm khác biệt lớn nhất của kỳ thi năm nay so với những năm trước là cán bộ giám sát [giám thị hành lang] theo sát tất cả quá trình thi, từ giữ trật tự cho thí sinh vào và ra về cho đến giám sát tình hình thi, giám sát thu nhận bài thi và bắt buộc ký tên vào túi bài thi.

Cán bộ coi thi hướng dẫn quy chế thi lớp 10 tại phòng thi tại TP.HCM

NHẬT THỊNH

Năm nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 diễn ra trong điều kiện bình thường nên không có các quy định bắt buộc nào về phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM vẫn có những quy định "nghiêm" về công tác coi thi. Nếu có sai sót từ phía giám thị thì Sở GD-ĐT sẽ gửi văn bản về trường để đánh giá xếp loại cho thu nhập tăng thêm của giáo viên theo [Nghị quyết 3].

Dù kỳ thi được tổ chức nghiêm ngặt, với không khí rất "nóng" nhưng tinh thần chung của các điểm thi là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh làm bài, đem đến sự công bằng cho các em. Vì thế, thí sinh không nên quá hoang mang và lo lắng.

Thầy cô cũng khuyên học sinh không nên quá "sốc", dẫn đến những cách ứng xử nông nỗi, gây hậu quả nghiêm trọng nếu chẳng may không làm bài thi lớp 10 như mong muốn. Bởi lẽ đây chỉ là một bước ngoặt trên đường đời và vẫn còn vô số con đường thênh thang phía trước để các em lựa chọn.

Chủ Đề