Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, dấu hiệu sắp sinh con tạo nên cảm xúc của các bà mẹ tương lai thường đan xen lẫn lộn. Dấu hiệu chuyển dạ làm bà bầu khi vui khi hồi hộp và thỉnh thoảng lại sợ hãi lo âu. Mặc dù bác sĩ đã cho biết ngày dự sinh nhưng các mẹ vẫn không thể không lo lắng vì việc sinh nở thường khó theo kế hoạch và bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu quay cuồng với những câu hỏi như: Các dấu hiệu sắp sinh sẽ diễn ra khi nào? Dấu hiệu chuyển dạ làm sao? Diễn ra trong bao lâu? Và cuối cùng là làm thế nào để biết được đã đến lúc bé chào đời?

3 câu hỏi đầu thường khó có thể dự đoán chính xác được vì mỗi thai phụ khác nhau sẽ có quá trình chuyển dạ không giống nhau. Tuy nhiên, với câu hỏi cuối cùng, mẹ có thể tham khảo 10 triệu chứng sắp sinh dưới đây để chuẩn bị tinh thần gặp mặt thiên thần nhỏ của mình nhé!

1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng

Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của bạn, riêng với những thai phụ sinh con lần thứ 2 trở lên thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Lúc này, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng “gặp mẹ”: đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng

Mẹ có thể tham khảo 10 triệu chứng sắp sinh dưới đây để chuẩn bị tinh thần gặp mặt thiên thần nhỏ của mình nhé!

Do đó, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của bạn nên sẽ làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Tuy nhiên, tin vui cho các mẹ bầu là khi này, bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi của bạn nữa làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

2. Cổ tử cung bắt đầu mở

Cổ tử cung cũng sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Nó sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Và vào đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Vì mỗi người mỗi khác nên tốc độ mở ở mỗi thai phụ cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.

3. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

4. Cảm thấy các khớp được dãn ra

Trong suốt thai kỳ, hóc-môn relaxin đã giúp cho các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn. Đừng hốt hoảng nếu như bạn nhận thấy các khớp của mình nới lỏng ra nhé! Đó chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, sẵn sàng cho bé yêu của bạn chào đời.

5. Tiêu chảy

Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung của bạn đang dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Chính điều này đã làm cho bạn đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này bạn nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

6. Bạn ngừng tăng hay giảm cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn có xu hướng chậm lại và có khi bạn sẽ bị sụt một vài cân. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống và lúc này cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn, bạn sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

7. Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

Ở giai đoạn này, một số thai phụ sẽ có cảm giác mệt mỏi như trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bụng ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm cho bạn cảm thấy khó có thể ngon giấc vào ban đêm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, cứ khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ thì nên tranh thủ chợp mắt ngay khi có thể nhé!

Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng

Khi bạn sắp lâm bồn, các cơn co thắt chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất.

Có khi bạn cảm thấy không thể nhấc mình lên nổi và đôi khi bạn lại thấy mình tràn đầy năng lượng, bắt đầu đi lại dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp lại mọi thứ như thể đang chuẩn bị “tổ” đón bé chào đời. Điều này là rất tốt miễn là bạn đừng làm quá sức.

8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, bạn sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Thời điểm này, nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, có thể sẽ bong ra trong tử cung. Tuy nhiên, nút nhầy này chỉ có thể mất đi trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ và nó là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Cũng có vài trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu chuyển dạ này được gọi là “máu báo” và nó là một tín hiệu tốt cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Nhưng nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung bạn chưa nở được 3-4 cm thì bạn phải chờ thêm một vài ngày nữa mới có thể gặp bé yêu rồi. Việc âm đạo ra máu là một dấu hiệu quan trọng, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời nhé!

9. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

  • Khi bạn sắp lâm bồn, các cơn co thắt chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất. Ngoại trừ những cơn co thắt giả, tiếng Anh gọi là co thắt Braxton-Hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. Bạn sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn phân biệt “hàng thật và hàng giả” nhé!
  • Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
  • Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

10. Vỡ nước ối

Chắc hẳn có nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Bạn sẽ dễ dàng thấy những cảnh đó trong một bộ film nào đó. Nhưng đó chỉ là viễn cảnh trên phim thôi! Thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

Cho đến lúc này nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng vì không biết khi nào là “lên đường” để gặp mặt con thì bạn cũng đừng quá căng thẳng. Bác sĩ và những người hộ lý sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu quan trọng trong những lần khám vào cuối thai kỳ.

Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ?

Đối với giai đoạn “về đích” của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng thì phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc thì đây là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.

Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ và họ sẽ chỉ cho bạn những gì sắp diễn ra. Không nên ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì bác sĩ của bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn và cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.

Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:

  • Bạn bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
  • Bạn bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Bạn cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

Theo MarryBaby

Dấu hiệu sắp sinh là một trong những vấn đề quan trọng mà tất cả mẹ bầu nên quan tâm. Đặc biệt là những thai phụ sắp đến giai đoạn chuyển dạ sinh em bé. Vậy nguyên nhân vì sao mẹ bầu cần lưu ý về những dấu hiệu ấy? Đó là những dấu hiệu sắp sinh nào? Đặc điểm ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang sẽ giúp mẹ bầu tìm được câu trả lời phù hợp. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Các dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thường gặp

Chuyển dạ sắp sinh là gì?

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thì mẹ bầu nên biết chuyển dạ là gì. Chuyển dạ chính là quá trình sinh nở. Sự co bóp mạnh mẽ của tử cung bắt đầu hoạt động. Kết hợp với hiện tượng cổ tử cung giãn nở. Quá trình này hoàn thành thông qua việc sinh ra một em bé.

Khi ngày dự sinh sắp đến gần, thai phụ sẽ thường nhận ra một vài dấu hiệu cơ thể nhất định. Những dấu hiệu này dự báo sắp xảy ra quá trình chuyển dạ. Tiếp theo, mẹ bầu có thể nhận ra các dấu hiệu chuyển dạ sớm ở bất cứ thời điểm nào. Dao động từ vài giờ cho tới vài ngày trước khi giai đoạn chuyển dạ tích cực xảy ra và kết quả là em bé chào đời.1

Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng
Chuyển dạ là hành trình mẹ bầu phải vượt qua để gặp con yêu

Các dấu hiệu sắp sinh phổ biến nhất

Sau đây là các dấu hiệu sắp sinh thường gặp nhất:

Các cơn co thắt với cường độ mạnh và xảy ra rất thường xuyên

Mẹ bầu sẽ nhận ra cơ thể đang xuất hiện những cơn co thắt chuyển dạ thực sự. Những cơn co thắt này khác với cơn gò Braxton Hicks về tần suất, cường độ cũng như vị trí khởi phát của cơn đau. Nếu thai phụ không chắc chắn, hãy tự chú ý những đặc điểm sau:

  • Các cơn co thắt cách nhau có đều không: Các cơn co do chuyển dạ thực sự sẽ xảy ra đều đặn. Đồng thời xảy ra với tần suất thường xuyên hơn theo thời gian.
  • Thời gian xảy ra của các cơn co thắt: Các cơn co thắt của chuyển dạ thực sự kéo dài trong khoảng thời gian từ 30 đến 70 giây.
  • Các cơn co thắt có cường độ mạnh hay không: Các cơn co thắt do chuyển dạ thực sự sẽ mạnh dần theo thời gian và không thuyên giảm. Ngay cả khi mẹ bầu thay đổi tư thế thì cường độ cơn co thắt cũng không giảm. Khi các cơn co thắt do chuyển dạ tiến triển, mẹ bầu thường không thể đi lại hoặc nói chuyện.1
Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng
Các cơn co thắt tử cung sẽ diễn ra mạnh dần theo thời gian khiến mẹ bầu không thể đi lại

Sự xuất hiện của dịch nhầy màu hồng hoặc đỏ

Khi chuyển dạ sắp xảy ra, nút nhầy cổ tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Đây chính là nút nhầy ngăn cách tử cung với môi trường bên ngoài. Sự tống xuất nút nhầy có thể xuất hiện thành một mảng lớn. Nó trông tương tự như chất nhầy trong mũi của bạn. Hoặc cũng có thể chảy ra thành nhiều cục nhỏ.

Trong những ngày sau cùng trước khi quá trình chuyển dạ xảy ra, mẹ bầu có thể sẽ thấy dịch âm đạo có chút máu. Số lượng có thể ngày càng tăng. Dịch âm đạo màu hồng nhạt này được gọi là nhớt hồng âm đạo. Đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ quá trình chuyển dạ sắp diễn ra.1

Đau vùng bụng và lưng dưới

Mẹ bầu có thể cảm thấy bụng có cảm giác đau dữ dội, tương tự như đau bụng kinh. Đau bụng dạng co thắt hoặc có áp lực đè lên vùng bụng dưới. Thai phụ cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau ở vùng lưng thấp, lan xuống hai chân. Cơn đau này sẽ không thuyên giảm cho dù mẹ bầu thay đổi tư thế.1

Dấu hiệu vỡ ối

Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh có thể nhận biết khá rõ ràng. Nó cho thấy thai phụ bắt đầu chuyển dạ và sắp xảy ra quá trình sinh nở.

Thai nhi phát triển trong bụng mẹ và nằm trong một túi chứa chất lỏng gọi là túi ối. Khi túi này vỡ nghĩa là thai nhi sẽ chuẩn bị chào đời. Khi ối đã vỡ, thai phụ nên ghi lại thời điểm, màu sắc nước ối cũng như thể tích nước ối và đến bệnh viện ngay.2

Vỡ ối ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ đều ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh xâm nhập. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối nhưng vẫn không thể sinh thường, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp sinh mổ. Mục đích là để đảm bảo an toàn cho thai nhi chào đời.2

Xem thêm: Ối vỡ non: Định nghĩa, dấu hiệu, cách xử trí

Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ

Sự giãn nở của cổ tử cung

Trong những tuần sau cùng của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ giãn nở và mỏng dần trước khi quá trình chuyển dạ xảy ra. Tác dụng của hiện tượng này là tạo đường trống, thông thoáng cho em bé chào đời một cách thuận lợi. Trong những lần khám thai định kỳ, các bác sĩ thường đánh giá, theo dõi sự giãn mở của cổ tử cung thông qua thao tác thăm khám âm đạo.1

Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng
Độ xóa và mở của cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

Dấu hiệu sắp sinh con so và con rạ có khác nhau không?

Theo cách gọi dân gian, phụ nữ sinh con lần đầu được gọi là con so. Từ lần sinh thứ hai trở đi thì gọi là con rạ. Thông thường, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con rạ sẽ khác con so ở một vài điểm sau đây:

Thời điểm chuyển dạ thường muộn hơn

Trên thực tế, thời điểm sinh em bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố điển hình như cơ địa, sức khỏe của thai phụ, sự phát triển của em bé và một số yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động. Tuy nhiên, thai phụ sinh con rạ thường thường xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ muộn hơn con so từ 7 đến 10 ngày.

Quá trình chuyển dạ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn

Cổ tử cung và tầng sinh môn của thai phụ đã có sự giãn nở qua một lần sinh nở. Vì vậy, quá trình sinh con rạ thường sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và thuận lợi hơn. Nguyên nhân là do cổ tử cung xóa mở nhanh chóng hơn.

Các cơn co tử cung xảy ra mạnh hơn và nhanh hơn

Trong những lần sinh con rạ, các cơn co thắt tử cung sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời cường độ co thắt cũng mạnh hơn. Chính vì vậy, ông bà ta nói rằng sinh con rạ thường đau hơn sinh con so.

Dấu hiệu sắp sinh trước 1, 2 tuần và trước 1, 2 ngày

Dấu hiệu sắp sinh trước 1, 2 tuần

Trước 1, 2 tuần khi quá trình chuyển dạ sắp xảy ra, thai phụ sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

Xuất hiện cơn gò tử cung

Như bài viết đã trình bày ở trên, cơn gò tử cung này hoàn toàn khác với cơn gò khi mang thai (Braxton Hicks) về tần suất, cường độ. Thai phụ sẽ dễ dàng nhận thấy và phân biệt được sự khác nhau này.

Chiều cao tử cung nhỏ lại, không tăng thêm

Dấu hiệu này xảy ra do thai nhi đã lọt xuống tiểu khung của thai phụ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn khi nằm. Dấu hiệu thai nhi lọt xuống tiểu khung thường thấy đối với mang thai con so.

Đối với các mẹ bầu mang thai con rạ, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không. Nguyên nhân là vì nó chỉ xảy ra khi quá trình chuyển dạ sinh thật sự diễn ra.

Đau trằn bụng dưới

Dấu hiệu này thấy rõ hơn khi mẹ bầu di chuyển nhiều. Và ngồi lâu một tư thế thì sẽ có triệu chứng đau lưng.

Đi tiểu, đi tiêu nhiều hơn ngày thường

Thai nhi lọt xuống khung chậu sẽ kích thích vào bàng quang làm cho mẹ bầu có cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Đồng thời kích thích trực tràng ở phía sau làm cho thai phụ thường xuyên muốn đi tiêu.

Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng
Mẹ bầu buồn tiểu nhiều lần trước ngày sinh 1, 2 tuần vì sức nặng của thai nhi tác động lên bàng quang

Dấu hiệu sắp sinh trước 1, 2 ngày4

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1, 2 ngày mà mẹ bầu nên nắm vững bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều dịch nhầy ở cơ quan sinh dục.
  • Cảm giác thai nhi tụt xuống thấp trong khung chậu.
  • Tiêu chảy, mót rặn, mót tiểu.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn với cường độ ngày càng mạnh hơn.
  • Cơ thể mệt mỏi hơn.
  • Vỡ ối, thấy nước chảy ra từ cơ quan sinh dục.
Có dấu hiệu sinh nhưng không đau bụng
Dấu hiệu co thắt tử cung đẩy thai nhi xuống dưới khung chậu diễn ra trước ngày sinh 1, 2 ngày

Khi nào cần tới bệnh viện?

Trong những tình huống sau đây, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay:5

  • Phát hiện dấu hiệu vỡ ối, nước chảy ra từ cơ quan sinh dục.
  • Máu chảy ra từ âm đạo lượng nhiều. Đây có thể là dấu hiệu của nhau tiền đạo, nhau bong non… rất nguy hiểm.
  • Tử cung gò cứng.
  • Khi thai phụ có những triệu chứng của tiền sản giật điển hình như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm, đau hạ sườn phải…
  • Khi thai nhi cử động yếu và thưa dần.
  • Bất cứ lúc nào thai phụ cảm thấy bất ổn và lo lắng.

Nói tóm lại, những dấu hiệu sắp sinh là một trong những tín hiệu đáng mừng. Nó dự báo cho một cuộc vượt cạn thiêng liêng của người mẹ sắp xảy ra. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chú ý những dấu hiệu này để đến bệnh viện kịp thời. Đồng thời có một quá trình chuyển dạ an toàn, thuận lợi, và khỏe mạnh. Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về những dấu hiệu sắp sinh của mẹ bầu. Nếu các bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!