Có mấy cách làm ra lịch

z CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH sử A. HƯỚNG DẪN HỌC Mục tiêu bài học Nhận biết và ghi nhớ được muốn hiểu đúng sự kiện và tiến trình lịch sử thì phải coi cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản của môn Lịch sử với tư cách là một khoa học. Ghi nhớ được nguyên tắc của hai cách làm lịch : âm lịch và dương lịch. Bước đầu giải thích được vì sao thế giới cần thiết phải có một thứ lịch chung ; kĩ năng đối chiếu so sánh giữa âm lịch và dương lịch. Kiến thức cơ bản Tại sao phải xác định thời gian ? Lịch sử xã hội loài người bao gồm muôn vàn sự kiện, con người, làng mạc, nhà cửa, phố xá, những biến động xã hội, chính trị...đều xảy ra ở những thời gian khác nhau. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó lại theo thứ tự thời gian. Từ xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử. Người xưa đã tính thời gian như thế nào ? Từ xưa, con người đã nhận thấy hiện tượng lặp đi lặp lại thường xuyên như hết sáng lại đến tối, hết mùa nóng lại đến mùa lạnh... Những hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến hoạt động của Mặt Trời, Mật Trăng. Người xưa đã quan sát và tính toán được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời, Mặt Trăng để phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút... Trên cơ sở đó làm ra lịch. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mõi khu vực có cách làm lịch riêng. Có hai cách chính : tính theo Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất (âm lịch) ; tính theo Trái Đất di chuyển quanh Mặt Trời (dương lịch). Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? Xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng. Nhu cầu thống nhất thời gian được đặt ra. Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh và được các dân tộc thừa nhận, sử dụng. Dương lịch còn gọi là Công lịch, lấy năm Chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Dương lịch tính một năm có 12 tháng hay 365 ngày, năm nhuận thêm một ngày ; 1 thế kỉ có 100 nằm ; 1 thiên niên kỉ có 1000 năm. III. Cách học Mục 1: Quan sát lại hình 2 SGK để hiểu vì sao phải xác định thời gian - một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử. Mục 2 : Các em hãy quan sát hằng ngày Mặt Trời mọc và lặn. Một năm có mấy mùa ? Hiện tượng đó xảy ra hằng ngày, hằng nãm có giống nhau không ? Qua đó để hiểu được rằng : Người xưa nhận thấy hiện tượng đó. Những hiện tượng này liên quan chặt chẽ đến hoạt động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Từ đó họ tính toán thời gian mọc, lận, di chuyển của Mặt Trời, Mật Trăng để phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút... Trên cơ sở đó làm ra lịch. Hiểu được vì sao xã hội loài người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các dân tộc, các khu vực ngày càng mở rộng thì nhu cầu thống nhất, trước tiên là sáng tạo ra một loại lịch chung, được-đặt ra. Dựa vào các thành tựu khoa học, dương lịch được hoàn chỉnh và được các dân tộc thừa nhận và sử dụng. IV. Một số khái niệm, thuật ngữ -Thời gian : Hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục không ngừng. Khoảng thời gian nhất định xét về mặt dài ngắn, nhanh chậm của nó. Khoảng thời gian trong đó diễn ra sự việc từ đầu đến cuối. -Sựkiện : Sự việc có ý nghĩa ít, nhiều quan trọng đã xảy ra. Biến cố. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK Bảng ghi "Những ngày lịch sử và kỉ niệm" : + Có 6 đơn vị thời gian (cột bên trái). + Có 2 loại lịch : âm lịch và dương lịch. Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với nãm nay (2015): Đơn vị thời gian Sự kiện Khoảng cách So với năm thời gian 2015 Thế kỉ Năm Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418) Khởi nghĩa Lam Sơn 6 597 Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789) Chiến thắng Đống Đa 3 226 Tháng 2 Canh Tí (3-40) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 20 1975 Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288) Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên 8 727 Ngày 10-3 Giỗ Tổ Hùng Vương Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427) Chiến thắng Chi Lăng Lê Lợi đại phá quân Minh 6 588 Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch : Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ. c. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Tự KIEM TRA, ĐÁNH GIÁ . Câu 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng. Phải xác định thời gian để biết và dựng lại lịch sử vì các sự kiện xảy ra vào những thời gian giống nhau. cần xác định niên đại các cổ vật trong nghiên cứu lịch sử. c. muốn hiểu và dựng lại lịch sử thì phải xắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian. D. mọi sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và suy vong. Trên tờ lịch của chúng ta đều ghi cả ngày, tháng, nãm dương lịch và âm lịch vì âm lịch và dương lịch đều giống nhau về cách tính và cách gọi. âm lịch là theo phương Đông, dương lịch là theo phương Tây. c. lịch ta đang dùng gọi là âm - dương lịch. D. dùng loại lịch chung của thế giới, nhưng có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Câu 2. Trên cơ sở nào người xưa biết làm lịch ? Có mấy loại lịch ? Câu 3. Em hãy lấy ví dụ và phân tích nếu không có lịch chung thì tình hình sẽ như thế nào ?

Video liên quan