Có nên chọn nghề phiên dịch viên

Thời buổi hội nhập kinh tế, việc giao tiếp và hợp tác giữa các nước tăng lên, vì vậy phiên dịch viên là vị trí công việc ngày càng có nhu cầu cao. Bạn muốn tìm hiểu về nghề phiên dịch và muốn trở thành phiên dịch viên giỏi, thì đừng bỏ lỡ những thông tin ngay trong bài viết dưới đây.

TÌM VIỆC LÀM PHIÊN DỊCH VIÊN

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên là gì?

Phiên dịch viên là người đóng vai trò duy trì việc giao tiếp giữa những người sử dụng các ngôn ngữ khác nhau. Để những người tham gia cuộc giao tiếp có thể hiểu nhau, người phiên dịch thực hiện việc chuyển ngữ, dịch nghĩa ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Nghề phiên dịch đòi hỏi phải thành thạo ngôn ngữ, có khả năng chuyển ngữ trong thời gian ngắn và có yêu cầu rất cao khi phải vừa nghe hiểu và dịch sang ngôn ngữ khác đảm bảo thể hiện để truyền tải được đúng nội dung của các bên giao tiếp. Sức ép của thông tin mới và thời gian dịch nhanh đòi hỏi người phiên dịch viên bên cạnh việc giỏi ngôn ngữ còn phải nắm được những kiến thức xã hội kinh tế văn hóa.

Phiên dịch viên có thể dịch sau khi người nói kết thúc một đoạn nói ngắn, 1 câu nói trong đối thoại trực tiếp. Hoặc phiên dịch viên ngồi trong phòng cách âm và dịch qua micro thường thấy trong các hội thảo, hội nghị quốc tế.

VIỆC LÀM PHIÊN DỊCH VIÊN tiếng trung

Nghề phiên dịch viên lương bao nhiêu?

Phiên dịch viên tại Việt Nam có mức lương từ 10 15 triệu/ tháng

Phiên dịch viên là vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn cao, mức lương cho công việc này cũng khá hấp dẫn dao động từ 10 15 triệu đồng/tháng. Đối với nhân sự phiên dịch cho các hội nghị, hội thảo lớn thì sẽ được trả mức lương theo giờ, thường là vài trăm đô mỗi buổi.

Học gì để làm phiên dịch viên?

Làm phiên dịch viên không chỉ ở việc học ngôn ngữ, mà còn ở việc hiểu biết văn hóa xã hội của đất nước sử dụng ngôn ngữ ấy. Vì vậy, để làm nghề phiên dịch, trước tiên bạn cần theo học của ngành học ngôn ngữ, các ngành biên phiên dịch của các trường đại học. Trải qua chương trình học tập, sinh viên ngôn ngữ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một phiên dịch viên.

VIỆC LÀM PHIÊN DỊCH VIÊN tiếng Hàn

Muốn làm phiên dịch viên nên học trường nào?

Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội là trường bạn nên theo học nếu muốn làm nghề phiên dịch viên

Dưới đây là một số trường đại học đào tạo tốt ngành ngôn ngữ, biên phiên dịch tốt mà bạn có thể theo học:

  • Đại học Hà Nội [HANU] tiền thân là Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Đến với HANU, bạn sẽ có cơ hội học rất nhiều ngoại ngữ như: Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Đức,
  • Đại học Ngoại Ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội là một trường đại học chuyên về ngoại ngữ khác mà bạn có thể theo học khi muốn trở thành một phiên dịch viên. Tại đây, bạn có thể học Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Ả Rập,
  • Đại học Sư phạm Hà Nội ngôi trường này cho bạn ít cơ hội hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định theo học ngành Ngôn ngữ Anh, thì Sư phạm Hà Nội vẫn là lựa chọn tốt.
  • Đại học Sư phạm TP.HCM khác với Đại học sư phạm Hà Nội, Sư phạm TP.HCM cho bạn nhiều cơ hội học ngành ngôn ngữ hơn. Tại đây, bạn có thể theo học 1 trong 6 ngành: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội [USSH]: các ngành học tại USSH không chỉ dạy về ngôn ngữ mà còn dạy về văn hóa, đất nước, lịch sử, con người. Để theo nghề phiên dịch, bạn có thể theo học các ngành như Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Đông Phương học [sinh viên sẽ được học một trong những loại ngoại ngữ như tiếng Thái, tiếng Trung hoặc tiếng Anh].
  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM [VNUHCM-USSH]: tại đây, bạn có thể theo học ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Hàn Quốc học, Nhật Bản học để trở thành phiên dịch viên sau khi ra trường.
  • v.v

Nghề phiên dịch có cần bằng đại học không?

VIỆC LÀM PHIÊN DỊCH VIÊN tiếng Nhật

Để trở thành phiên dịch viên, bạn không cần có bằng cử nhân đại học. Tuy nhiên, bạn phải có nền tảng ngoại ngữ tốt và sở hữu các loại chứng chỉ chứng minh được năng lực ngoại ngữ của bạn. Chẳng hạn:

  • Để trở thành phiên dịch viên tiếng Hàn, bạn cần có trình độ tiếng Hàn trung cấp [tương đương Topik 3] trở lên.
  • Để trở thành phiên dịch viên tiếng Trung, bạn cần có chứng chỉ HSK ít nhất cấp 5 hoặc 6 [trình độ cao cấp].

Trong trường hợp bạn không định hướng học đại học, bạn có thể tham gia các khóa học ngoại ngữ tại các trung tâm và đăng ký các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ để lấy chứng chỉ tiếng Anh như TOEIC, IELTS; tiếng Trung HSK; tiếng Nhật JLPT; tiếng Hàn TOPIK,

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, khi theo học các khóa học ngoại ngữ ngắn hạn, bạn sẽ không được trang bị các kiến thức về văn hóa, lịch sử, con người, Do đó, bạn phải cố gắng, tự học tập và tích lũy các kỹ năng cần thiết cho ngành.

Xem thêm: Khối ngành ngoại ngữ ra trường không chỉ làm biên-phiên dịch

Các yêu cầu để hàng nghề phiên dịch viên

Hiện nay, rất nhiều trường đào tạo ngành biên phiên dịch và thực tế cũng có nhiều người muốn làm việc tại vị trí công việc này. Tuy nhiên, không phải ai theo đuổi công việc này đều thành công, bởi để trở thành một phiên dịch viên giỏi đòi hỏi rất nhiều yêu cầu:

Thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ

Phiên dịch viên cần thành thạo tối thiểu 2 ngôn ngữ, bao gồm tiếng mẹ đẻ

Phiên dịch viên là người chuyển ngữ, vì vậy thành thạo các loại ngôn ngữ mà bạn định hướng làm phiên dịch là điều tiên quyết. Người phiên dịch phải có vốn từ vựng phong phú, có khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo, nắm vững các kỹ năng nghe nói đọc viết tốt, câu cú gãy gọn, mạch lạc, đúng ngữ pháp để truyền tải tốt thông tin đến các bên giao tiếp.

Hiểu biết về các vấn đề xã hội kinh tế chính trị văn hóa

Phiên dịch viên không phải chỉ cần giỏi ngôn ngữ, mà còn cần sự hiểu biết về đất nước sử dụng ngôn ngữ này. Bởi lẽ, trong quá trình chuyển ngữ có nhiều vấn đề về xã hội, kinh tế, chính trị hay văn hóa của đất nước; nếu không có hiểu biết thì không thể phiên dịch tốt được. Ngoài ra, các phương ngữ địa phương cũng có thể cản trở việc nghe hiểu và diễn đạt khi phiên dịch.

Khả năng phản xạ tốt

Phiên dịch viên giỏi cần có khả năng phản xạ tốt, phán đoán nhanh nhạy, linh hoạt cùng trí nhớ tốt để xử lý các tình huống chuyển ngữ chuyên nghiệp. Kỹ năng này cần phải rèn luyện lâu dài và nỗ lực để phản xạ nghe hiểu dịch dần cải thiện.

Có trách nhiệm với nghề

Phiên dịch viên cần phải truyền đạt thông tin chính xác

Phiên dịch viên phải có trách nhiệm với nghề nghiệp. Bạn là cầu nối giao tiếp giữa các bên vì vậy thông tin truyền đạt phải chính xác, tránh hiểu sai gây ảnh hưởng đến mục đích cuộc đối thoại. Nhiều trường hợp chuyển ngữ là đàm phán ký kết hợp đồng lao động, các hội nghị thương thảo lớn về kinh tế, nếu phiên dịch sai ảnh hưởng đến kết quả ký kết thì sẽ gây thiệt hại rất lớn.

Tin học văn phòng

Phiên dịch viên không phải chỉ dịch trực tiếp lời nói, cuộc đối thoại trực tiếp, mà sau đó phải trình bày lại nội dung phiên dịch nếu đối tác yêu cầu. Vì vậy, người phiên dịch phải thành thạo tin học văn phòng và có các kiến thức về công nghệ để thực hiện văn bản chuyên nghiệp.

Phiên dịch viên cần tránh điều gì?

Để hành nghề phiên dịch viên, bạn không thể có giọng nói khó nghe, giọng địa phương hay bị ngọng gây khó khăn cho người nghe. Vì thế, nếu bạn gặp phải các vấn đề này thì cần nỗ lực để sửa giọng, tránh việc khó làm việc trong vị trí này.

Ngoài tiếng nói, thì tác phong chuyên nghiệp và thái độ làm việc cầu thị, lắng nghe rất cần thiết đối với người phiên dịch viên giỏi.

Phiên dịch viên là công việc của thời buổi hội nhập. Lựa chọn nghề phiên dịch, bạn cần rèn luyện bản thân để đáp ứng thành thạo ngôn ngữ và có các kỹ năng tốt. Tìm cơ hội công việc phiên dịch viên tại JobGO bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề