Có nên học CNTT ở Hutech

Đây là sự kiện thường niên dành cho sinh viên nhóm ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), một trong những trường đại học hàng đầu trong đào tạo nhóm ngành Công nghệ thông tin hiện nay. HUTECH IT Open Day 2021 còn có sự đồng hành của của Hội Tin học TP.HCM (HCA) và Khu Công nghệ cao TP.HCM (Saigon Hi-tech Park - SHTP).

Show

Có nên học CNTT ở Hutech

Ngày hội HUTECH IT Open Day 2021 với hơn 2000 đầu việc

Doanh nghiệp công nghệ "khát nhân lực"

Hầu hết nhà tuyển dụng tại HUTECH IT Open Day 2021 đều đặt mục tiêu số lượng khá lớn, nhiều doanh nghiệp tuyển số lượng không hạn chế. Đại diện công ty TMA Solutions, ông Phan Nghĩa Hiệp cho biết: "TMA Solutions có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Tham dự HUTECH IT Open Day 2021, chúng tôi đặt mục tiêu tuyển dụng 100 sinh viên. Đồng hành với trường nhiều năm qua, chúng tôi đánh giá cao sinh viên HUTECH ở sự năng động, chuyên nghiệp do môi trường học tập dựa trên trải nghiệm thực tiễn, được chuẩn bị chu đáo kỹ năng phỏng vấn ứng tuyển và tác phong làm việc".

Có nên học CNTT ở Hutech

Ông Phan Nghĩa Hiệp (thứ năm từ trái sang) cùng đại diện các doanh nghiệp tài trợ nhận hoa từ HUTECH

Cùng với TMA Solutions, HUTECH IT Open Day 2021 có sự tài trợ của công ty SCC Việt Nam, công ty TNHH LiFull Việt Nam, công ty Hitachi Vantara Việt Nam, công ty CP Tin học Lạc Việt, công ty CP FPT Software HCM, Cty Tích hợp Hệ thống CMC Sài Gòn, công ty Công nghệ Chính Nhân và Cty E-Groups Việt Nam, cũng chính là các đơn vị tuyển dụng. Ngày hội cũng được nhiều doanh nghiệp công nghệ uy tín khác lựa chọn để "săn" nhân sự, nổi bật như Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), Cty TNHH Logigear Việt Nam, Cty TNHH KMS Technology Việt Nam, Cty CP Fujinet System, Cty TNHH Công nghệ VIHAT, Cty TO Solutions Việt Nam, Cty CP Minerva… Các vị trí tuyển dụng nổi bật là Fresher C++/Java/Mobile/Web/... chuyên viên tư vấn triển khai phần mềm, chuyên viên phân tích dữ liệu, IT Support, kỹ sư hệ thống, kỹ sư Network, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn giải pháp công nghệ, nhân viên kiểm định chất lượng,

Không chỉ thị trường trong nước, sinh viên nhóm ngành Công nghệ thông tin hiện nay còn có cơ hội "xuất ngoại" với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Ông Võ Đức Thắng - Giám đốc Cty Viet Japan Partner - khẳng định: "Nhật Bản được xem là một trong những thị trường triển vọng của nhân sự trẻ Việt Nam. Cùng với kiến thức chuyên môn, các bạn sinh viên Công nghệ thông tin nếu có lợi thế am hiểu văn hóa làm việc Nhật Bản, làm việc chắc chắn, tỉ mỉ, cẩn thận và biết tiếng Nhật thì có rất nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến". Sinh viên ngành Công nghệ thông tin chương trình Đại học chuẩn Nhật Bản tại HUTECH (học chuyên ngành Công nghệ thông tin với tiếng Nhật là ngoại ngữ chính) chính là nhóm ứng viên lợi thế trong cuộc đua này.

Thời cơ vàng cho sinh viên Công nghệ thông tin

"Cơn khát" nhân lực của doanh nghiệp đồng thời là thời cơ vàng cho sinh viên nhóm ngành Công nghệ thông tin hiện nay. Thanh Hào (ngành Công nghệ thông tin HUTECH) chia sẻ: "Em dự định ứng tuyển vào vị trí Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) của công ty TMA Solutions với mục tiêu học hỏi thật nhiều hơn từ môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm, để sau này có cơ hội sẽ phát triển các sản phẩm công nghệ mà em đã thực hiện trong quá trình học tập".

Có nên học CNTT ở Hutech

Sinh viên phỏng vấn ứng tuyển trực tiếp tại Ngày hội

Không chỉ gặp gỡ doanh nghiệp và ứng tuyển, nhiều sinh viên chọn đến với HUTECH IT Open Day 2021 để tìm hiểu các công nghệ, sản phẩm mới được doanh nghiệp giới thiệu. Đức Thắng (sinh viên năm cuối) cho biết: "Em đến ngày hội để tham quan vì em đang thực tập tại NamiQ rồi. Từ một cuộc thi do Khoa CNTT tổ chức, công ty NamiQ đồng hành thấy em phù hợp nên đã tuyển em thực tập về mảng Trí tuệ nhân tạo. Trong tương lai em cũng dự định theo đuổi xu hướng này".

Có nên học CNTT ở Hutech

Sau vòng lọc CV, các doanh nghiệp lựa chọn những ứng viên phù hợp để phỏng vấn chi tiết

Hợp tác đào tạo nhằm "đón đầu" sinh viên là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Anh Nguyễn Sỹ Phú (Phó giám đốc công ty Phần mềm TPS Software) nhận định: "Điều chúng tôi cần ở sinh viên mới ra trường không phải là năng lực quá giỏi mà là phù hợp với công ty, thể hiện ở thái độ, tác phong, năng suất làm việc và định hướng phát triển. Để đảm bảo nguồn nhân lực lớn đạt yêu cầu của công ty, trong thời gian sắp tới thì chúng tôi sẽ đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với Khoa CNTT HUTECH, đặc biệt là về nghiên cứu khoa học, trí tuệ nhân tạo". Đại diện TMA Solutions, ông Phan Nghĩa Hiệp cũng cho biết, trong thời gian tới TMA sẽ đẩy mạnh hợp tác với khoa CNTT HUTECH về nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ, đào tạo và tuyển dụng để phát triển hơn nữa quy mô và chất lượng nguồn cung nhân lực cho công ty.

Với yêu cầu từ thị trường cho ngành công nghệ thông tin, các đơn vị đào tạo như Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) không thể đứng ngoài cuộc đua cập nhật kiến thức, kỹ năng.

Được xem là mũi nhọn chiến lược để Việt Nam bắt kịp xu hướng phát triển của cách mạng 4.0, nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) được đào tạo theo cơ chế đặc thù, đảm bảo cung cấp kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhiều đơn vị đào tạo uy tín đã xây dựng và hoàn thiện chương trình, môi trường giảng dạy theo tiêu chuẩn thực tiễn, trong đó có Hutech. Khám phá hành trình trưởng thành của những kỹ sư IT từ ngôi trường này, có thể thấy việc “đón đầu 4.0” không phải nhiệm vụ đơn giản, đòi hỏi nhiều nỗ lực từ cả người dạy và người học.

Có nên học CNTT ở Hutech

Thực tế, nhiều sinh viên chọn CNTT vì yêu thích máy tính, game... mà chưa có định hướng theo đuổi ngành nghề và chiến lược học tập rõ ràng.

Bước vào đại học, việc định hướng lối đi phù hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu chỉ thu nạp kiến thức trên giảng đường và qua lý thuyết, phần lớn sinh viên vẫn cảm thấy mông lung, chưa tìm được thế mạnh, niềm yêu thích đặc biệt, khó xây dựng lộ trình học tập và hướng đi nghề nghiệp phù hợp.

Từng được Hội Tin học TP.HCM (HCA) vinh danh là đơn vị đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam tại TOP ICT Việt Nam 2018, Hutech áp dụng mô hình đào tạo đại học - doanh nghiệp ngay từ giai đoạn “chạy đà” để sinh viên có nền tảng kiến thức thực tế, dần định hình về công việc tương lai. Theo đó, sinh viên nhóm ngành CNTT (gồm ngành Công nghệ thông tin và ngành An toàn thông tin) được định hướng học tập, trải nghiệm thực tế từ năm nhất.

Có nên học CNTT ở Hutech

PGS.TS. Võ Đình Bảy - Trưởng khoa CNTT Hutech - chia sẻ: “Hiện nay, mô hình đào tạo đại học - doanh nghiệp đang được áp dụng và mang đến nhiều kết quả tốt, tạo thế mạnh cho trường. Khoa CNTT cũng chú trọng việc đẩy mạnh triển khai mô hình này trong đào tạo, mang đến những trải nghiệm chân thực cho sinh viên, giúp các em chủ động hơn trong việc phát triển bản thân, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong thời đại 4.0”.

Không chỉ được học hỏi kiến thức chuyên ngành với đội ngũ giảng viên nhiệt huyết, sinh viên còn tham quan, học tập tại doanh nghiệp đối tác thông qua chuỗi chương trình thực tế Hutech IT office tour. Nhờ đó, sinh viên hiểu hơn về ngành học, có thể tự định hướng, thay vì chờ tới những năm cuối mới bắt đầu đi kiến tập, thực tập.

Bạn Lê Phi - sinh viên giành giải nhất toàn quốc cuộc thi Vietnam Packet Tracer 2020 do Tập đoàn Cisco tổ chức - chia sẻ: “Từ khi mới là sinh viên năm nhất, em đã được tham gia IT office tour nên sớm biết được môi trường và quy trình làm việc của doanh nghiệp. Từ đó, em đã lên kế hoạch cải thiện những điều còn thiếu sót của bản thân, vạch ra chiến lược học tập, định hướng kiến thức, nền tảng, lĩnh vực cần trau dồi sao cho phù hợp với xu thế phát triển và sở thích của mình”.

Có nên học CNTT ở Hutech
Có nên học CNTT ở Hutech

Trường cũng liên tục tổ chức các sân chơi học thuật như Ươm mầm tài năng lập trình, Tư duy người lập trình, Phần mềm sáng tạo, IT Got Talent giúp sinh viên hào hứng trau dồi kiến thức, tìm được những người bạn có chung sở thích, mục tiêu nghề nghiệp để hỗ trợ, đồng hành cùng nhau.

Có nên học CNTT ở Hutech

Sau bước đầu định hướng và xây dựng nền tảng kiến thức thực tế cho sinh viên, trường tập trung vào giai đoạn "tăng tốc", giúp sinh viên tích lũy những kỹ năng cần thiết để hiện thực hóa lộ trình học tập và theo đuổi công việc trong tương lai. Chương trình đào tạo ngành CNTT đặt mục tiêu phát triển người học toàn diện, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế.

Có nên học CNTT ở Hutech
Để làm được điều này, không thể thiếu sự đồng hành chặt chẽ của các doanh nghiệp CNTT như Hội Tin học TP.HCM - HCA, FPT Software, DXC Technology, KMS Technology, ISB VietNam, Aureole Information Technology, TMA Solutions, Fujinet Systems... Những kiến thức, kinh nghiệm thực tế được chia sẻ từ doanh nghiệp đối tác sẽ giúp sinh viên có cái nhìn toàn cảnh và chuẩn bị tốt hơn khi làm việc thực tế.

Ngoài "Học kỳ doanh nghiệp" hữu ích tại các đối tác uy tín trong ngành CNTT, sinh viên còn được tham gia talkshow định hướng nghề nghiệp, ngày hội tuyển dụng thường niên, tập huấn chuyên sâu theo nhóm nhỏ để rèn luyện kỹ năng theo thực tế, học hỏi kinh nghiệm và nắm bắt nhu cầu thị trường lao động.

Trường cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên có năng lực, ý tưởng tốt tham gia các giải nghiên cứu khoa học, sân chơi công nghệ, cuộc thi khởi nghiệp... để học hỏi kinh nghiệm, phát triển bản thân.

Nhiều sinh viên CNTT của nhà trường đã đạt giải thưởng cao tại các sân chơi lớn, như bộ đôi Huỳnh Vũ Hoài Nhân - Nguyễn Đức Toàn giành giải nhất cuộc thi Thanh niên khởi nghiệp Việt - Hàn 2017; Trần Anh Khôi, Trịnh Minh Tuấn đạt giải nhì cuộc thi Lập trình Makerthon 2018; Tô Thành Duy nhận giải khuyến khích Hội thi Tin học Trẻ 2017. Bạn Lê Duy Khánh đã đạt vị trí quán quân Idea Hunter 2018, giải nhất Olympic Tin học toàn quốc 2018; còn bạn Lê Phi giành giải nhất toàn quốc Vietnam Packet Tracer 2020 do Tập đoàn Cisco tổ chức...

Bạn Minh Tuấn chia sẻ: “Trước khi tham gia các cuộc thi, mong muốn của em là được vận dụng hết khả năng sáng tạo, kiến thức để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, khi bước vào một cuộc thi lớn, em mới nhận ra bản thân còn thiếu sót rất nhiều và biết khuyết điểm của mình ở đâu để khắc phục.

Có thể nói, thành tích của em không phải là quá rực rỡ hay dày dặn như nhiều bạn, nhưng em trân trọng từng giải thưởng, trải nghiệm tại cuộc thi, vì đó là minh chứng của sự quyết tâm, nỗ lực. Từ đó, em luôn tìm cách vượt qua giới hạn của bản thân và tiếp tục chinh phục các dự định, mục tiêu lớn hơn trên hành trình theo đuổi giấc mơ IT”.

Bên cạnh kiến thức trên giảng đường và thực tế, nhà trường cũng nắm rõ trong thị trường lao động hội nhập, yếu tố kỹ năng mềm được chú trọng, kể cả với doanh nghiệp công nghệ. Sở hữu kỹ năng mềm sẽ là điểm cộng giúp các kỹ sư IT tương lai dễ thích nghi với môi trường làm việc có xu hướng toàn cầu hóa.

Trong đó, môi trường năng động cùng câu lạc bộ (CLB), sự kiện, hoạt động ngoại khóa đa đạng giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng này một cách toàn diện và tự nhiên.

Các CLB từ chuyên ngành đến văn hóa - nghệ thuật, thể thao, tình nguyện... cùng nhiều sự kiện, hội thao cấp khoa, cấp trường không chỉ tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên sau giờ học, mà còn phát triển năng khiếu, kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, sắp xếp công việc, hay thuyết trình và phản biện trước đám đông, tạo lập mối quan hệ...

Bạn Trần Anh Khôi cho biết: “Trong thời gian học tại Hutech, mình có tham gia 2 CLB là Mã nguồn mở và Nhảy hiện đại. Nghe hơi không liên quan đúng không? CLB Mã nguồn mở giúp mình giao lưu, học hỏi cùng mọi người, và thật may mắn vì công việc hiện tại có nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Còn nhờ CLB Nhảy hiện đại, mình đã có thêm nhiều kỹ năng mềm, rất hữu ích trong việc giao lưu, kết nối với mọi người. Nhảy cũng giúp mình giải tỏa căng thẳng và có nhiều năng lượng học tập”.

Có nên học CNTT ở Hutech
Có nên học CNTT ở Hutech

Với nền nền tảng vững chắc trên giảng đường, sinh viên CNTT có thể tự tin chinh phục nghề nghiệp yêu thích.

Hoài Nhân - một trong hai sinh viên đạt giải nhất cuộc thi Thanh niên khởi nghiệp Việt - Hàn 2017 - cho biết: “Mỗi công ty, doanh nghiệp có cách thức hoạt động khác nhau, nhưng quá trình học tại Hutech đã giúp mình có được khối kiến thức ngành và kỹ năng thực hành chuyên môn tốt. Điều này giúp mình hiểu được cốt lõi các vấn đề trong quá trình làm việc, qua đó dễ dàng thích nghi với môi trường doanh nghiệp và thành thạo công việc nhanh hơn”.

Không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức và kinh nghiệm, trường còn hỗ trợ sinh viên tìm công việc phù hợp, thông qua các ngày hội việc làm IT Open Day với trên 1.000 đầu việc mỗi lần tổ chức.

Nhờ đó, sinh viên CNTT có thể ứng tuyển và được tuyển dụng khi còn đi học. Trong lần tổ chức gần đây nhất vào tháng 6, ngày hội đã thu hút 30 doanh nghiệp tham gia với gần 1.500 đầu việc dù kinh tế vừa qua giai đoạn khó khăn.

Từ “vườn ươm” của trường, nhiều thế hệ sinh viên CNTT đã trưởng thành, là những kỹ IT, nhà quản lý, lãnh đạo tài năng trong lĩnh vực công nghệ nói chung. Điều này cũng cho thấy giá trị của mô hình gắn kết đại học - doanh nghiệp trong đào tạo nhóm ngành CNTT.

Có nên học CNTT ở Hutech
Theo PGS.TS Võ Đình Bảy, khoa Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Kế tiếp, khoa sẽ triển khai một số chuyên ngành mới đang và sẽ là xu hướng phát triển của lĩnh vực công nghệ thế giới như khoa học dữ liệu, AIoT (AI & IoT)… nhằm đáp ứng yêu cầu từ các doanh nghiệp trong thời đại 4.0.

Thầy cho biết: “Khoa sẽ đẩy mạnh các hoạt động luân chuyển kiến thức, trình độ thực tiễn từ chuyên gia công nghệ tại các doanh nghiệp hàng đầu đến trường và ngược lại. Điều này nhằm nâng cao khả năng ứng dụng thực tiễn, cập nhật xu hướng phát triển của lĩnh vực cho giảng viên khoa, từ đó hoàn thiện chất lượng đào tạo, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho sinh viên”.

Nói về ngôi trường đã gắn bó, Minh Tuấn chia sẻ: “Trước khi đặt bút chọn trường, mình đã xác định nuôi ước mơ trở thành một lập trình viên. Sau bao ngày suy nghĩ, mình chọn Hutech là nơi để hiện thực ước mơ. Tại đây, mình đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô, cũng như tạo điều kiện để vận dụng kỹ năng, kiến thức trong quá trình học tập vào công việc, đời sống.

Những ngày thực tập tại các doanh nghiệp cũng cho mình không ít trải nghiệm thú vị, hữu ích. Cùng nhiều lời khuyên, định hướng từ thầy cô, mình đã tin tưởng bản thân hơn, sẵn sàng cho hành trình phía trước. Giờ đây, mình đã là một kỹ sư phần mềm như mong ước, và tiếp tục cố gắng để bước đạt được dự định, mục tiêu cao, xa hơn trong tương lai”.