Có sở khoa học của việc phơi thóc

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

(1)

Kỹ thuật bảo quản thóc1. Phương pháp làm khô tự nhiên


Lúa làm khô dưới ánh nắng mặt trời, trong bóng mát, phơi trên nền ximăng, sân gạch, trên nền đất nện, trong nong nia, trên các tấm polyetylen, v.v...


Phương pháp này ít tốn kém, đầu tư thấp, được đa số nông dân áp dụng rộng rãi, vì dễdàng sử dụng cơng lao động thừa trong gia đình, nhưng lại phụ thuộc vào thời tiết khí hậu, lệthuộc vào sân bãi. Qui trình phơi sấy lúa tự nhiên


Có hai chế độ phơi lúa như sau:


1. Phơi nhanh trong 2, 3 nắng, nhưng lúa sẽ cho tỷ lệ gạo nguyên thấp và tỷ lệ gãy cao(gạo nát) khi xay xát.


2. Phơi lâu trong 3, 4 ngày, thì lúa cho tỷ lệ gạo gãy thấp trong quá trình xay xát.Việc lựa chọn một trong hai chế độ làm khô tự nhiên nói trên phụ thuộc trước hết vàothời tiết, sân bãi và lao động trong mỗi gia đình.


a) Phương pháp phơi nhanh


Lúa phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời, thời gian ở trong nhiệt độ cao quá lâu khi trờinắng tốt, nhiệt độ khơng khí lên tới 40 0c, nhiệt độ trên sân ximăng, sân gạch có thể lên tới60-70 0c, kết quả là nhiệt độ hạt lúa có thể lên trên 50 0c và nước bên trong hạt gạo khơng đủthời gian khuếch tán ra bên ngồi, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ. Hiện tượng này gọi là hiệntượng rạn nứt do ánh nắng mặt trời (Suncracking). Do vậy nên khi xay xát, lúa sẽ cho tỷ lệgạo gãy (tỷ lệ tấm) cao, gạo nát. Phơi theo cách này bà con chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8, 9giờ sáng cho đến 4, 5 giờ chiều trong 2-3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa đượcphơi thành luống mỗi luống cao khoảng 10-15 cm, rộng khoảng 40-50 cm (hai gang tay) vàcứ chừng nửa tiếng thì cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.



b) Phương pháp phơi lâu Theo phương pháp này thời gian phơi đòi hỏi dài hơn vàtốn lao động hơn, nhưng bù lại gạo sẽ ít tấm hơn. Để phơi, lúa cũng được trải thành luốngnhư ở cách thức trên, nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới ánh nắng mặt trời 2 giờ, ngàythứ hai lúa chỉ được phơi nắng 3 giờ, ngày thứ ba phơi 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa đượccào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong ba ngày đầu, sau một thời gian ngắn lúađược phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát, nhưng càng thốt gió càng tốt. Các ngàysau đó, lúa tiếp tục được phơi 5-6 giờ một ngày và cứ tiếp tục như thế cho đến khi lúa có độẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ 4 là độ ẩm của lúacó thể đạt 14%. Tức độ ẩm tối ưu để khi xay xát lúa cho tỷ lệ tấm thấp.


2. Bảo quản thóc


Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau nhưng trong quá trình bảo quản cần đảmbảo các yêu cầu sau:

(2)

+ Có dụng cụ bảo quản thích hợp như: chum, vại, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm,thùng bằng gỗ, rương, sập có nắp đậy kín, thường dùng bảo quản tại gia đình với số lượng ít.


+ Nếu với số lượng lớn yêu cầu phải được bảo quản trong các kho với dung tích khácnhau xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.


a) Bảo quản thóc qui mơ nhỏ hộ gia đình


Thóc sau khi được phơi khơ đến độ ẩm an tồn, loại bỏ tạp chất, sâu mọt, đượcchuyển vào các dụng cụ bảo quản đã được làm sạch, khô ráo như đã kể trên, lưu trữ dùngdần. Nếu được đậy kín tốt thì đây được coi như là phương pháp bảo quản yếm khí và với hìnhthức này khi lúa ban đầu đưa vào bảo quản có độ ẩm ở mức an tồn, chất lượng tốt thời gianbảo quản có thể kéo dài từ 4 đến 5 năm và hao hụt về trọng lượng sẽ không đáng kể.


Lưu ý: Thường xuyên theo dõi tình trạng đống thóc, đặc biệt chú ý tới độ ẩm thóc khi
độ ẩm lên quá 14% và nhiệt độ ngồi trời lên tới 39 0c cần có biện pháp xử lý kịp thời.


- Bảo quản thóc dạng đóng bao, độ ẩm thóc 16% thì thời gian bảo quản khơng q 15ngày, nếu độ ẩm thóc là 15% thì thời gian bảo quản có thể kéo dài khơng q 6 tháng.


Bao thóc được xếp cách tường ít nhất 0,5 mét và lô nọ cách lô kia không dưới 1 mét.Bao thóc được xếp theo kiểu chồng 3 hoặc chồng 5. Cứ hai tháng phun thuốc trừ sâu, mọtmột lần theo hướng dẫn hiện hành.

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Bà con cần làm sạch, phân loại thóc trước khi bảo quản

 - Thu hoạch

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao từ 20 - 27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Độ ẩm an toàn của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13 - 14% có thể bảo quản được từ 2 - 3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12 - 12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát từ 13 - 14%.

Làm sạch, phân loại

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại…) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc… lẫn vào khi tuốt). Bà con loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt… cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời…). Chỉ nên đưa và bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Làm khô

Phương pháp phơi nhanh: Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt độ trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60 - 70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8 - 9 giờ sáng cho đến 4 - 5 giờ chiều trong 2 - 3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống mỗi luống cao khoảng 10 -15 cen-ti-mét, rộng 40 - 50 cen-ti-mét và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.

Phương pháp phơi lâu: Cách này tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5 - 6 giờ một ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ tư độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Phương pháp nhân tạo (phương pháp sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ…): Phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.

Bảo quản

Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc… đây là một ưu thế của thóc trong bảo quản. Tuy vậy, quá trình bảo quản thóc cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sau khi được phơi khô, quạt sạch thì thóc được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo thóc không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tụ bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công.

Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất và cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, vại, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn... để bảo quản tại gia đình với số lượng không lớn lắm. Với số lượng lớn thì yêu cầu phải được bảo quản trong các kho với không gian lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo lượng thóc cần bảo quản và được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.

  • Có sở khoa học của việc phơi thóc
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi thảo luận 1 trang 183 KHTN lớp 6:

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ đâu để có thể khô được?

 

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Quảng cáo

Lời giải:

Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng nhiệt từ mặt trời để có thể khô được.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

  • Mở đầu trang 183 KHTN lớp 6: Khi quạt điện hoạt động, năng lượng điện chuyển thành ....

  • Câu hỏi thảo luận 2 trang 184 KHTN lớp 6: Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay ....

  • Câu hỏi thảo luận 3 trang 184 KHTN lớp 6: Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào ....

  • Câu hỏi thảo luận 4 trang 184 KHTN lớp 6: Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào ....

  • Câu hỏi thảo luận 5 trang 185 KHTN lớp 6: Hãy mô tả sự thay đổi động năng và thế năng của viên bi ....

  • Câu hỏi thảo luận 6 trang 185 KHTN lớp 6: Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng ....

  • Câu hỏi thảo luận 7 trang 186 KHTN lớp 6: Quan sát hình 42.5, 42.6, 42.7 và cho biết trong các ....

  • Câu hỏi thảo luận 8 trang 186 KHTN lớp 6: Những hoạt động nào ở bảng 42.1 là sử dụng năng lượng ....

  • Câu hỏi thảo luận 9 trang 186 KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm ....

  • Câu hỏi thảo luận 10 trang 187 KHTN lớp 6: Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc ....

  • Luyện tập 1 trang 183 KHTN lớp 6: Rót nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong ....

  • Luyện tập 2 trang 184 KHTN lớp 6: Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hóa ....

  • Luyện tập 3 trang 185 KHTN lớp 6: Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt ....

  • Luyện tập 4 trang 186 KHTN lớp 6: Quan sát hình 42.8 và cho biết khi bóng đèn sợi đốt ....

  • Luyện tập 5 trang 187 KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi ....

  • Vận dụng 1 trang 184 KHTN lớp 6: Hãy phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động ....

  • Vận dụng 2 trang 187 KHTN lớp 6: Đề xuất một số biện pháp tiết kiệm năng lượng cho ....

  • Bài 1 trang 187 KHTN lớp 6: Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành ....

  • Bài 2 trang 187 KHTN lớp 6: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động ....

  • Bài 3 trang 187 KHTN lớp 6: Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống nền ....

  • Bài 4 trang 187 KHTN lớp 6: Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng ....

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Có sở khoa học của việc phơi thóc
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Có sở khoa học của việc phơi thóc

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.