Code thuật toán fifo sửa lại thành lru năm 2024

FIFO (First In First Out) là phương pháp định giá hàng tồn kho phổ biến nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp tính toán và quản lý tồn kho đơn giản, dễ dàng. Vậy phương pháp FIFO là gì? Được áp dụng khi nào, ưu điểm và nhược điểm ra sao, doanh nghiệp nào nên áp dụng? Cùng tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau.

1. Phương pháp FIFO là gì?

Code thuật toán fifo sửa lại thành lru năm 2024

FIFO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "First In First Out", có nghĩa là "Đầu vào trước, Đầu ra trước". Nhập trước - Xuất trước là một phương pháp quản lý và định giá hàng tồn kho trong đó sản phẩm hoặc hàng hóa được xuất bán theo thứ tự chúng được nhập vào. Có nghĩa là hàng hóa hoặc sản phẩm mà bạn nhập trước sẽ được xuất ra trước.

2. Phương pháp FIFO được áp dụng khi nào?

2.1 Tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Sau khi biết phương pháp FIFO là gì, có thể thấy những mặt hàng được nhập trước nhất sẽ được tính vào giá vốn hàng bán (COGS) trong báo cáo tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thị trường lạm phát, những sản phẩm có giá thấp hơn được tính vào giá vốn hàng bán dẫn đến thu nhập ròng cao hơn so với phương pháp LIFO, từ đó giá trị hàng tồn kho cuối kỳ cũng tăng cao hơn.

2.2 Quản lý hàng tồn kho

Nguyên tắc FIFO được áp dụng cho các mặt hàng có hạn sử dụng ngắn, dễ hỏng hay dễ lỗi thời, đây là những sản phẩm cần được kiểm soát chặt chẽ về thời gian. Ví dụ như: Thực phẩm, đồ uống có hạn sử dụng, sản phẩm dược phẩm, y tế, hoá chất, sản phẩm điện tử, linh kiện, hàng hoá nhanh bị mất giá.

  • Xem thêm: Giải pháp sản xuất cho nhà máy thông minh

3. Ví dụ về nguyên tắc FIFO (First In First Out) trong kế toán

Code thuật toán fifo sửa lại thành lru năm 2024

Giả sử công ty mua 100 mặt hàng với giá 10$/mặt hàng, sau đó mua thêm 100 hàng hoá nữa với giá 15$/mặt hàng. Công ty bán được 60 mặt hàng. Khi đó theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán (COGS) cho mỗi mặt hàng là 10$ vì tuân theo quy tắc hàng hoá nhập trước sẽ được bán trước.

Trong số 140 hàng hoá còn lại trong kho thì giá của 40 mặt hàng vẫn là 10$, 100 mặt hàng còn lại là 15$.

Từ giá vốn hàng bán, kế toán áp dụng để tính tồn kho cuối kỳ và các số liệu khác.

  • Xem thêm: Tìm hiểu công thức tính hàng tồn kho theo các phương pháp phổ biến

4. Ưu và nhược điểm của phương pháp FIFO (First In First Out)

4.1 Ưu điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

  • Nguyên tắc FIFO dễ hiểu, dễ thực hiện giúp cho báo cáo tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp minh bạch hơn, tránh tình trạng làm sai để làm “đẹp” báo cáo. Phương pháp này cũng là một tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến hiện nay.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp thích bán những sản phẩm cũ nhất trước.
  • Giá trị tồn kho phản ánh đúng giá trị của hàng hoá hiện tại trong kho hàng hơn so với phương pháp LIFO bởi đây là những hàng hóa được nhập vào mới nhất.

4.2 Nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước

  • Sử dụng phương pháp FIFO, thuế thu nhập cao hơn do có sự chênh lệch lớn giữa chi phí và doanh thu.
  • Trong các ngành công nghiệp đổi mới, giá thành các sản phẩm có thể biến động do thay đổi trong công nghệ, nguyên vật liệu, quy trình. Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO không linh hoạt trong việc điều chỉnh giá thành để phản ánh những biến động này.

Code thuật toán fifo sửa lại thành lru năm 2024

5. So sánh phương pháp FIFO với các phương pháp LIFO, FEFO

Đặc điểm

Phương pháp FIFO

Phương pháp LIFO

Phương pháp FEFO

Khái niệm

Xuất bán theo thứ tự nhập, phản ánh chính xác quá trình xuất nhập hàng trong kho

Last In First Out: Ưu tiên sản phẩm nhập vào mới nhất sẽ được bán trước

FEFO có nghĩa là First expired, first out (hết hạn trước thì xuất trước)

Áp dụng

Áp dụng với những sản phẩm có yêu cầu kiểm soát thời gian chặt chẽ, nhanh hỏng, nhanh lỗi thời, hết hạn

Áp dụng đối với hàng hoá dễ thay đổi giá nhanh chóng

Tập trung vào hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất, thường áp dụng cho ngành dược phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Ưu điểm

Thường được dùng để định giá hàng tồn kho, nguyên tắc FIFO tuân theo dòng hàng tồn kho tự nhiên nên cung cấp số liệu chính xác hơn

Doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá trên thị trường, giảm nguy cơ bị lỗ.

Giúp giảm chi phí kinh doanh do lãng phí.

Đảm bảo sản phẩm đến tay người dùng còn đủ hạn sử dụng

Nhược điểm

Khi lạm phát, thuế thu nhập phải nộp sẽ cao hơn do những sản phẩm mua trước sẽ rẻ hơn, dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và tăng lợi nhuận

Khiến lợi nhuận giảm một cách đáng kể, thiếu tính chính xác

Có thể tăng chi phí vận chuyển các đơn hàng (như vận chuyển nhanh) vì cần kiểm soát ngày sản xuất và hạn sử dụng

6. Khi nào nên áp dụng phương pháp FIFO?

Nguyên tắc FIFO thường được áp dụng khi định giá hàng tồn kho cũng như đánh giá hàng tồn trong kho. Ngoài ra nếu doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dễ hỏng, nhanh hết hạn, hay hàng hóa nhạy cảm với thời gian, áp dụng nguyên tắc First In First Out sẽ tuân theo dòng của hàng tồn kho tự nhiên, vì vậy cung cấp số liệu chính xác nhất.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể tính toán một cách đơn giản và chính xác giá vốn hàng bán, lưu trữ hồ sơ cũng dễ dàng hơn.

Phương pháp FIFO đóng một vai trò quan trọng, mang lại nhiều hiệu quả trong quản lý kho. Đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm cách tối ưu hóa quá trình này, sự hỗ trợ đến từ các phần mềm quản lý Kho (WMS) trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sử dụng WMS sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác lịch sử nhập và xuất hàng, giảm thiểu lỗi nhầm lẫn trong quy trình xuất nhập kho, và tối ưu hóa lưu trữ, giúp thực hiện nguyên tắc FIFO hiệu quả.

Hiện nay, hệ thống quản lý kho được lựa chọn hàng đầu bởi các doanh nghiệp sản xuất lớn là SEEACT-WMS với các giải pháp chuyên nghiệp và toàn diện, tùy chỉnh theo yêu cầu khách hàng, gia tăng hiệu suất quản lý kho hàng.

Code thuật toán fifo sửa lại thành lru năm 2024

Tóm lại, phương pháp nhập trước xuất trước FIFO không chỉ là một phương pháp quản lý hàng tồn kho mà còn là một công cụ quan trọng trong kế toán để tạo ra những báo cáo tài chính, kinh doanh. Nhờ đảm bảo sự công bằng và nhất quán trong việc xử lý dữ liệu, phương pháp FIFO đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp cần hiểu rõ và áp dụng tối ưu hoá phương pháp này để tăng cường khả năng quản lý và ra quyết định hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất.