Còn bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm?

Cận cảnh cá thể rùa Hoàn Kiếm bắt được tại hồ Đồng Mô

Phương Nga 15:42 18/12/2020

Chia sẻ

 Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa mai mềm cỡ lớn, chúng không có lớp xương cứng bao bọc bên ngoài cơ thể như những loài rùa mai cứng khác. Thay vào đó, chúng có một hệ thống các xương liên kết với nhau dạng đĩa để bảo vệ lưng và một lớp da với diềm mai mềm bao bọc bên ngoài. 

 Sau hơn 1 thập kỷ phát hiện và bảo tồn, mới đây ngày 22/10, bộ phận thường trực của Tổ bẫy bắt rùa đã bắt được 1 cá thể rùa tại hồ Đồng Mô trong vị trí lưới quây sẵn. 

Để xác định chính xác tên loài đối với cá thể này, Tổ công tác cùng các chuyên gia trong và ngoài nước thống nhất kiểm tra hình thái [cân, đo] và lấy mẫu cá thể rùa bao gồm mẫu máu, mẫu mô… gửi đi xét nghiệm. 

Kết quả kiểm tra, cá thể rùa này nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai là 75,5cm. Kích thước lớn nhất từng được ghi nhận về loài này dài hơn 1m và nặng hơn 150kg.

 Rùa Hoàn Kiếm có thể sống tới hơn 100 tuổi.

Bằng phương pháp siêu âm, các chuyên gia đã xác định được đây là cá thể rùa cái. Qua hình ảnh siêu âm cho thấy bên trong cơ thể của cá thể rùa này có các nang trứng đang phát triển, cho thấy cá thể này vẫn đang trong độ tuổi sinh sản.

Bằng phương pháp phân tích gen đã khẳng định cá thể rùa này 99,99% là rùa Hoàn Kiếm [Rafetus swinhoei]. Giám định động vật được thực hiện bởi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và phân tích gen độc lập của Phòng Tài nguyên Thiên nhiên và Bảo tồn, Viện Tài nguyên môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

 Sau khi lấy mẫu phân tích, cá thể rùa này đã được thả lại về hồ Đồng Mô

 

cụ rùaCẬN CẢNH RÙA HOÀN KIẾMrùa Hoàn KiếmRÙA ĐỒNG MÔ

Gần 2 năm theo dõi cá thể rùa “khổng lồ” tại hồ Đồng Mô [thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội] qua ống kính máy ảnh, trong đó hơn 3 tháng trực tiếp tham gia triển khai hoạt động thả lưới, bẫy bắt rùa để nhận diện tên loài và giới tính, anh Nguyễn Văn Long cùng các nhà khoa học đã xác định được “hậu duệ” của rùa Hoàn Kiếm - loài rùa nguy cấp nhất thế giới và hy vọng rằng loài này còn cơ hội sinh tồn...

Vất vả đi tìm “hậu duệ” rùa Hoàn Kiếm

Anh Nguyễn Văn Long là cán bộ điều phối Chương trình Bảo tồn loài, Tổ chức WCS - tổ chức vừa công bố kết quả xét nghiệm gen để khẳng định cá thể rùa cái được bẫy bắt vào tháng 10/2020 chắc chắn là loài rùa Hoàn Kiếm. Đây là loài rùa mai mềm có tên gọi là “giải Sin-hoe” - tên khoa học là Rafetus swinhoei.

Nhớ lại hành trình đi tìm “hậu duệ” cho loài rùa nguy cấp nhất thế giới, anh kể bắt đầu tiếp quản chương trình bảo tồn rùa Hoàn Kiếm tại WCS từ năm 2017. Trong thời gian đó, anh đã tiến hành khảo sát và thu thập các bằng chứng bằng hình ảnh tại các khu vực đầm, hồ ở 14 tỉnh từ miền Bắc vào đến miền Trung. Tuy nhiên, anh vẫn chưa chụp ảnh thành công các cá thể rùa ở những tỉnh khác.

Sau hai năm dồn sức nhưng không có kết quả, năm 2019, anh Long tập trung tìm kiếm các cá thể rùa mai mềm lớn tại hồ Đồng Mô - nơi mà người dân địa phương đã từng bắt được một cá thể từ năm 2008, khi đập của hồ này bị vỡ. Sau đó, nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương, cá thể rùa đã được thả lại hồ. Thế nhưng, thời điểm ấy, cá thể rùa này mới chỉ được xác định là rùa Hoàn Kiếm dựa trên hình thái học [hình dạng hoa văn], cũng chưa được lấy mẫu và xét nghiệm gen.

“Mãi đến ngày 22/10/2020, một cá thể rùa mai mềm lớn tại hồ Đồng Mô mới được đưa lên bờ lấy mẫu và xét nghiệm, qua đó chứng minh là rùa Hoàn Kiếm. Tuy nhiên không thể khẳng định đây là cá thể đã được thả lại năm 2008,” anh Long chia sẻ.

Lý giải cho khẳng định trên, anh Long cho biết trước khi cá thể rùa Hoàn Kiếm được xác định, anh đã chụp nhiều ảnh của 1 hoặc 2 cá thể rùa mai mềm khác nghi là rùa Hoàn Kiếm [vì không thể phân biệt được 2 cá thể nếu chỉ dựa vào hoa văn trên đầu]. Đến đầu tháng 11/2020, anh tiếp tục chụp được một cá thể rùa khác nổi lên mặt nước ngoài khu vực biệt lập mà cá thể rùa Hoàn Kiếm vừa được thả.

Ngoài ra, hồi tháng 7/2020, Nguyễn Văn Long cũng phát hiện và chụp được 1 cá thể rùa mai mềm có cân nặng khoảng 40kg [chưa từng được phát hiện tại hồ]. Tuy nhiên, hiện các chuyên gia vẫn còn đang tranh cãi xem cá thể này thuộc loài gì.

Anh Long dùng máy tầm ngư kiểm tra lưới bẫy rùa


“Khi chụp được ảnh của cá thể thứ 2 nghi rùa Hoàn Kiếm và cá thể rùa mai mềm chưa xác định trên, cảm xúc của mình thật không có lời nào diễn tả nổi. Khi phát hiện và bấm máy, mình phải nín thở vì sợ làm rung máy, ảnh chụp sẽ không được nét; chụp được rồi cũng không dám mừng vội mà phải đợi kiểm tra chất lượng ảnh. Lúc đó, nước mắt cứ chảy ra như một đứa trẻ con. Vậy là mọi khó nhọc, niềm hy vọng bấy lâu đã được trả công xứng đáng. Đến giờ vừa mừng cho mình vừa mừng cho một loài sẽ có cơ hội được khôi phục lại quần thể của nó,” anh Long bồi hồi kể.

“Nhà có Rùa rồi thì sao phải đi tìm nữa…”

Với anh Nguyễn Văn Long, bảo tồn động vật hoang dã, nhất là loài rùa là niềm đam mê đã “ngấm” vào cảm xúc. Bởi thế, phát hiện được cá thể động vật hoang dã hay cá thể rùa Hoàn Kiếm mới cũng như xác định được nguồn gốc, giới tính là điều còn quý hơn nhặt được vàng. Song để có được “cảm xúc ngọt ngào” ấy, anh đã phải bỏ ra rất nhiều công sức, đặc biệt là những “cảm xúc sâu kín” từ phía gia đình.

Long kể anh có niềm đam mê với công việc bảo tồn động vật hoang dã từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cũng bởi thế, năm lớp 12, anh đã lựa chọn học chuyên ngành thú y với suy nghĩ sẽ có kinh nghiệm để chăm sóc và điều trị bệnh cho động vật khi chúng bị thương, bị bệnh. Sau này, mỗi khi nhìn thấy các cá thể động vật được cứu hộ, hồi phục, anh lại có thêm niềm vui và động lực trong công việc…

Với tình yêu và trách nhiệm với công việc bảo tồn động vật hoang dã, từ khi tiếp quản chương trình bảo tồn rùa Hoàn Kiếm tại WCS từ năm 2017, anh đã giành thời gian cho hàng chục chuyến đi thực địa, tìm kiếm “hậu duệ” cho rùa Hoàn Kiếm.

Thông thường, mỗi chuyến đi của anh kéo dài 10 ngày, thậm chí có những chuyến kéo dài gần 1 tháng bởi khu vực đến khảo sát nằm ở sâu trong rừng.

“Xa gia đình như vậy nhớ nhà, nhớ con lắm em ạ. Đặc biệt đi công tác ở khu vực xa xôi thường không có sóng điện thoại nên có chuyến đi hơn chục ngày không được nói chuyện với gia đình. Làm cái nghề này nó là vậy, khi đã mê rồi thì khó dứt ra lắm. Bởi thế, buổi tối khi không làm việc thì thấy nhớ nhà, nhưng ban ngày khi vào việc rồi lại chẳng còn thấy nhớ vì phải tập trung làm việc,” anh Long tâm sự.

Cá thể rùa mai mềm thứ 2 được phát hiện trên hồ Đồng Mô

Uống ngụm trà chát đỏ như để kìm nén cảm xúc, anh nói thêm: “Đôi khi người nhà góp ý là nên đi công tác ít thôi để còn lo cho gia đình hay nhà có con Rùa [con gái anh - tên ở nhà là Rùa] rồi thì sao phải đi tìm nữa. Thế nhưng, mình coi việc bảo tồn là hoạt động mà mình có thể đóng góp cho tự nhiên nói chung và bản thân các loài động vật nói riêng nên cứ thế gắn bó."

"Phương châm sống của mình không phải là làm nghề này kiếm được bao nhiêu tiền, mà là những đóng góp của mình sẽ đóng góp như thế nào để cải thiện các hậu quả mà con người gây ra với tự nhiên. Do vậy việc bảo tồn và thú y hiện nay đều mang lại giá trị sống cho mình,” anh Long chia sẻ thêm.

Rùa Hoàn Kiếm còn cơ hội ghép đôi sinh sản

Quay lại với câu chuyện đi tìm “hậu duệ” cho rùa Hoàn Kiếm, anh Long chia sẻ: “Bạn thử nghĩ xem, một người bỏ cả nhà cửa, con cái, mang cơm nắm vào rừng chỉ để làm công việc chụp ảnh, thả lưới bẫy bắt rùa với mục đích nghiên cứu xác định tên loài và giới tính sẽ thấy cá thể rùa này quan trong thế nào đối với người làm công tác bảo tồn. Hơn nữa đó còn là loài rùa quý hiếm, nguy cấp nhất thế giới!”

Hiện nay, trên thế giới có 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm còn sống đã được công bố thông qua xét nghiệm di truyền

Trên thế giới còn bao nhiêu cá thể rùa mai mềm?

Nó có thể là rùa nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Nó được liệt kê ở cấp cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ IUCN năm 2006, và là một trong những loài rùa hiếm nhất trên thế giới. Trong số 4 cá thể còn sống của loài R.

Tháp gì thần kiếm rùa trao?

Xung quanh Hồ được bó vỉa bằng đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh. Trên gò đất nổi trong lòng hồ có một ngọn tháp, nơi rùa thường bò lên đẻ trứng nên được gọi là tháp Rùa [Quy Sơn tháp]. Tháp xây bằng gạch, có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 4 tầng, có 5 cửa dạng vòm.

Cụ rùa ở Hồ Gươm nặng bao nhiêu kg?

Ông kể, hai chuyên gia người Đức khá bất ngờ, đây là lần đầu tiên họ chế tác một mẫu vật rùa lớn, độc đáo và hiếm thấy như thế. Rùa Hoàn Kiếm là một trong những loài rùa khổng lồ còn tồn tại trên thế giới. Ở thời điểm chết, cụ rùa có kích thước 2,08x1,08 mét, nặng 169 kg.

Rùa thần đưa kiếm cho ai?

Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Thái Tổ dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thầnrùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.

Chủ Đề