Con đường gốm sứ dài bao nhiêu km năm 2024

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng Hà Nội chính thức khởi công năm 2007 và hoàn thành vào tháng 10/2010. Đây là công trình nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới [dài xấp xỉ 3,85 km] - đạt kỷ lục Guinness.

Công trình dài gần 4km với diện tích khoảng 6.500m2, đi qua các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Đây chính là bức tranh gốm đa dạng mang dấu ấn của làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng.

Từ giữa tháng 9/2010, có nhiều vết nứt và rạn vỡ trên các bức tường dọc theo con đường này. Năm 2015 và 2017, công trình được tu sửa, tuy nhiên hiện nay một số đoạn tiếp tục xuất hiện dấu hiệu xuống cấp trầm trọng.

Nhiều mảng gốm bị phồng rộp, nứt vỡ, bong tróc. Thậm chí còn bị ám khói do người dân đốt lửa ven đê. Một số điểm trở thành nơi tập kết rác càng khiến con đường càng trở nên nhếch nhác.

Mảng tường dưới chân cầu thang lên đê bị cháy đen, nứt vỡ. Dọc con đường này, người dân buôn bán khá đông đúc.

Một đoạn bức tường bị dính vết sơn, gây hư hại nặng.

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật, bức tranh gốm được xây dựng cạnh đường giao thông, độ rung lớn và thời tiết khắc nghiệt cũng tác động đến độ bền của tranh.

Công trình với rất nhiều hình ảnh thể hiện về văn hóa Việt Nam, từ những hình ảnh dân gian đến hiện đại phản ánh thời kỳ đất nước đổi mới, phát triển, tôn vinh Hà Nội - thành phố vì hoà bình. Những bức tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, các danh lam thắng cảnh, cũng được thể hiện trên con đường gốm sứ, đang chung một tình trạng xuống cấp.

Những vết nứt lớn phá hỏng cấu trúc toàn bộ nội dung của từng đoạn đường.

Dường như, con đường gốm sứ đang đợi chờ thêm một hoặc nhiều lần tu sửa nữa để chấm dứt tình trạng nhếch nhác, xuống cấp như hiện nay.

Con đường gốm sứ ven sông Hồng xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long của nhân dân thủ đô Hà Nội.

CON ĐƯỜNG GỐM SỨ

Con đường gốm sứ ven sông Hồng xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long của nhân dân thủ đô Hà Nội.

Nhà báo Nguyễn Thu Thủy chuyên viết về mảng văn hóa, nghệ thuật cho các số ra ngày Chủ nhật của báo Hà Nội mới. Chị say mê viết về các đề tài về nghệ thuật truyền thống, văn hóa dân gian Việt Nam. Những loạt bài về bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam đã giúp Nguyễn Thu Thủy đoạt được những giải thưởng báo chí hàng năm như Giải thưởng Hội Nhà báo Việt Nam năm 2005, Giải thưởng Hội Nhà báo Hà Nội các năm 2003, 2004... Nguyễn Thu Thủy cũng đồng thời là một họa sỹ, hội viên chính thức của Hội Mỹ thuật Việt Nam và là một thành viên tích cực của CLB họa sỹ trẻ Hà Nội.

Từ những chuyến đi công tác qua một số quốc gia được coi là những cái nôi nghệ thuật trên thế giới như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp... Nguyễn Thu Thủy đã tranh thủ thăm những công trình nghệ thuật nổi tiếng. Chị nhận thấy tại những quốc gia đó không chỉ nghệ thuật hàn lâm được phát triển rực rỡ, mà còn một xu hướng nghệ thuật nữa - nghệ thuật công cộng, cũng rất được quan tâm. Những công trình nghệ thuật công cộng [public art] đem đến cho cộng đồng dân cư những không gian sống sinh động, thanh bình, giúp con người có được cảm giác thư thái và tăng thêm tình yêu cuộc sống. Nguyễn Thu Thủy mơ ước sẽ làm được điều gì đó cho thành phố Hà Nội thân yêu.

Nguyễn Thu Thủy thường xuyên phải đi về dọc theo con đê bê tông xám tối, trong khi có lần chị đã "khám phá" ra ở phía bên kia của con đê là cả một "bến gốm" rực rỡ, nơi cắm sào của những con thuyền chuyên chở gốm. Ý tưởng về Con đường gốm sứ đã đến với chị như vậy.

Ban đầu, Nguyễn Thu Thủy đập vỡ một số bình, lọ gốm, lấy mảnh gắn thử lên một tấm ván có chiều cao bằng thân đê và dựng lại hình trên máy tính.

Chị gặp gỡ các nhà văn hóa, các nghệ sỹ và các nhà nghiên cứu để tham khảo ý kiến và đã nhận được sự khích lệ, ủng hộ. Vừa hay có một cuộc triển lãm mang tên "Làm đẹp thành phố Hà Nội" do Viện Nghiên cứu kiến trúc phối hợp với Tạp chí Kiến trúc tổ chức. Nguyễn Thu Thủy được mời tham gia. Ý tưởng của chị ngay lập tức được dư luận hoan nghênh và đánh giá là có tính khả thi cao.

Nguyễn Thu Thủy mạnh dạn đề xuất ý tưởng của mình lên UBND TP Hà Nội và chị được khuyến khích phát triển ý tưởng thành một dự án cụ thể. Vừa viết dự án, Nguyễn Thu Thủy vừa tập hợp một nhóm những hoạ sỹ tâm huyết với sự nghiệp làm đẹp thành phố bắt tay làm thử nghiệm các tác phẩm tranh gốm sứ. Chị cũng mời một nghệ sỹ gốm người Mỹ là Joel Bennett cùng tham gia với các họa sỹ Việt Nam trong một trại sáng tác kéo dài hai tuần tại làng gốm Bát Tràng.

Kết quả của trại sáng tác là một cuộc triển lãm mang tên "Con đường gốm sứ ven sông Hồng - những hình ảnh đầu tiên" diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ 19 đến 29/5/2007.

Triển lãm thu hút sự chú ý của công luận và giới báo chí. Hàng loạt bài báo và phóng sự truyền hình tiếp tục đánh giá cao tính khả thi của ý tưởng biến con đê thành một bức tranh gốm sứ.

Và cuối cùng, tin vui đã đến: cuối tháng 10/2007, UBND TP Hà Nội chính thức ra quyết định cho phép triển khai Con đường gốm sứ bằng phương thức huy động xã hội hóa, như một món quà tặng Thủ đô nghìn năm tuổi.

Một chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC vào đêm Giao thừa 31/12/2007 đã tôn vin tác giả ý tưởng Con đường gốm sứ là "Nhân vật trẻ của năm 2007".

Tháng 02/2008, báo Nhân dân đưa Dự án Con đường gốm sứ vào danh sách 10 sự kiện văn hóa tiêu biểu của năm 2007.

Tháng 01/2008, Quỹ Ford Foundation [Mỹ] thông báo quyết định trở thành nhà tài trợ đầu tiên của Dự án Con đường gốm sứ.

Trước Tết Nguyên đán Mậu Tý, 66m² thử nghiệm đầu tiên của Con đường gốm sứ đã được hoàn thành tại cửa khẩu An Dương, nơi tiếp giáp giữa các con đường Thanh Niên, Yên Phụ, Nghi Tàm [thuộc quận Tây Hồ].

Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài gần 4km với diện tích khoảng 7.000m2, trong đó, mỗi mét vuông được ghép bởi 1.000 mảnh gốm sứ, hợp thành tác phẩm nghệ thuật sống động, đa sắc màu.

Bức tranh gồm 21 trường đoạn như: Trường đoạn A1 - Tôn vinh di sản nghệ thuật theo dòng chảy lịch sử từ thời kỳ Đông Sơn qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn và một bức tranh lớn về hình tượng rồng thời Lý cùng hàng chữ Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm tại nút giao thông cầu Chương Dương; Trường A2 - Tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm và trang trí kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam; Trường đoạn A3 - Tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề “Hà Nội - Thành phố vì hòa bình”; Từ đoạn A4 đến A9 là tranh gốm đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế...

“Con đường Gốm sứ” cũng đã phác họa cho người xem những tác phẩm nghệ thuật tái hiện lại những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, những danh lam thắng cảnh cùng với những tinh hoa của các làng nghề gốm truyền thống như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc... Hình ảnh thủ đô Hà Nội trong quan hệ gắn bó mật thiết với các vùng miền trong cả nước cũng được mô phỏng bằng đoạn tranh gốm dài 100m, sử dụng gốm phủ men màu, nung ở nhiệt độ 1.200 độ C, đảm bảo tính bền vững chống chọi với thời gian.

“Con đường Gốm sứ” thu hút sự tham gia không chỉ của các họa sĩ, nghệ nhân Việt Nam mà còn là công trình tập trung nhiều nghệ sĩ nước ngoài nhất. Trong 4 năm thực hiện dự án, “Con đường gốm sứ” đã thu hút sự tham gia của 20 họa sĩ trong nước và 15 họa sĩ nước ngoài như: Đan Mạch, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Mỹ, Argentina... Ngoài ra, còn có hơn 100 nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề gốm trong nước, hơn 500 người dân, sinh viên, thiếu nhi... cùng tham gia thực hiện dự án. Nhiều nghệ sĩ cũng trực tiếp đến xưởng gốm để tham gia thực hiện công trình. Điều đó thể hiện sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với một công trình mang tính nghệ thuật và tính nhân văn sâu sắc, là món quà ý nghĩa dành tặng Thăng Long - Hà Nội nhân dịp kỉ niệm 1000 năm tuổi.

Công trình này đã nhận được giải thưởng "Bùi Xuân Phái" vì tình yêu Hà Nội" năm 2008 và Tổ chức Guinness thế giới đã công nhận đây là bức tranh gốm dài nhất thế giới [dài xấp xỉ 3,85 km] - đạt kỷ lục Guinness. Cũng từ đây, con đường đã trở thành một điểm đến không thể thiểu của du khách mỗi khi đến thăm quan Hà Nội. Và hơn hết, hình ảnh đất nước cũng như những giá trị văn hóa, mỹ thuật được quảng bá một cách hiệu quả ra thế giới.

Con đường gốm sứ Hà Nội dài bao nhiêu km?

Tuyến đường Gốm sứ dài hơn 3,8 km - công trình nghệ thuật chào đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới, đạt kỷ lục Guinness, mặc dù đã được nhiều lần duy tu, chỉnh trang, nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng.

Chủ Đề