Cổng chào hà giang nằm ở km số bao nhiêu năm 2024

Với các “phượt thủ” Cột mốc số 0 trở thành điểm dừng chân thú vị phải đến khi khám phá Hà Giang. Từ Mốc số 0, một hành trình đến Cao nguyên đá được bắt đầu, hành trình đó bao giờ cũng có đích đến là Cột cờ Quốc gia Lũng Cú trên đất Đồng Văn. Một hành trình đầy ý nghĩa gắn với niềm tự hào về màu cờ Tổ quốc và địa phận ranh giới Quốc gia thiêng liêng.

Du khách đến Hà Giang luôn muốn được chiêm ngưỡng những thắng cảnh đã tạo thành điểm nhấn thu hút du khách trong và ngoài nước, khám phá đời sống bản sắc nguyên sơ trên miền đá. Nhưng có thể khẳng định rằng, cung đường Hạnh phúc còn là hành trình của niềm tự hào dân tộc và trải nghiệm những ý chí quật cường của nhân dân các dân tộc sinh sống trên mảnh đất này, những người bám đá, bám đất bảo vệ biên cương Tổ quốc. Bất kỳ du khách nào khi được đứng dưới lá cờ rộng 54 m2 bay phấp phới trong sương gió biên thùy Lũng Cú đều cảm thấy trong mình một tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, đồng bào. Tôi đã cùng nhiều đoàn khách từ mọi miền đất nước đến với Cột cờ Lũng Cú, với hy vọng một lần ngắm và chạm tay vào lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, được đứng nghiêm chào cờ và hát vang bài “Tiến quân ca” dưới bóng cờ.

Dốc Thẩm Mã - điểm dừng chân hấp dẫn trên cung đường Hạnh phúc.

Từ km số 0, hành trình Cao nguyên đá bắt đầu lần theo những vòng cua, những điểm dừng chân ghi dấu trong lòng bất kỳ ai một lần được đến chiêm ngưỡng. Con đường mà hàng chục năm trước, những dân công, thanh niên xung phong đã khai phá bằng xương, máu và nước mắt. Năm 1959 con đường Hạnh phúc từ thành phố Hà Giang lên Cao nguyên đá Đồng Văn được khởi công, với hơn 2.246.321 ngày công của 1.200 dân công cùng 1.000 thanh niên xung phong các tỉnh lao động miệt mài, tới năm 1965 con đường hoàn thành. Con đường Hạnh phúc hình thành từ bao gian truân, hy sinh khiến bao tay lái trùng lòng, nhưng lại hấp dẫn vô cùng với những ai ưa thích trải nghiệm, ưa thích những cái đẹp mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy hùng vỹ của thiên nhiên. Con đường ấy mang lại ánh sáng, ấm no và nghĩa tình mọi miền đến với bà con vùng cao khắc khổ. Từ dốc Bắc Sum, với những câu chuyện mang đậm chất huyền thoại về một thời kỳ khó khăn ở vùng Cao nguyên đá được mở ra, vượt Cổng trời Quản Bạ, du khách chính thức bước vào câu chuyện ấy, trải nghiệm và sống trong nó. Vượt qua được con dốc là đến một vùng địa lý khác biệt của mảnh đất Hà Giang, nơi có độ cao lớn, khí hậu mát mẻ. Từ địa phận xã Quyết Tiến trở lên, một không gian thoáng đãng, kỳ vỹ của đá được phô bày và mời chào du khách.

Tự hào đứng dưới bóng cờ Tổ quốc nơi đỉnh đầu Lũng Cú.

Trên dải đất hình chữ S này, nơi nào cũng có núi đồi và những con đèo khiến bao người vừa đi vừa thích thú, vừa trầm trồ trước vẻ đẹp và pha lẫn chút lo sợ. Nhưng có lẽ Hà Giang là mảnh đất nhiều con đèo dốc và đẹp nhất, thử thách nhất và cũng gây thương nhớ nhất. Vượt dốc Bắc Sum như một dải lụa uốn lượn dưới mây là đến đèo Cổng đá nối hai huyện Quản Bạ, Yên Minh, con đường chiến lược một thời giờ được mở lại đẹp hơn, kỳ vỹ hơn không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn tạo thêm những cảnh quan đẹp cho du khách thưởng ngoạn. Con dốc đã đi vào lịch sử và trở thành địa danh được mong chờ nhất của các tay phượt thủ - dốc Thẩm Mã lại đưa du khách từ Yên Minh bước vào địa phận của đất Đồng văn. Từ con dốc với những vòng cua ấn tượng, những vẻ đẹp của miền đá thực sự phô bày trước mắt du khách. Dốc Thẩm Mã có cái tên nói lên độ khó, là địa điểm ngày xưa người Mông và cánh thồ hàng chọn những con ngựa thồ - loại phương tiện chính ở thời mà giao thông còn chưa thông thoáng như bây giờ. Con nào vượt qua được dốc này mới là ngựa tốt. Vượt dốc Thẩm Mã qua đất Phố Cáo là con đèo “khó nhằn” thứ hai trên Cao nguyên đá Đồng Văn - dốc Chín khoanh, vượt con dốc 9 vòng cua tay áo là bước vào Đồng Văn, mảnh đất nhiều điểm đến hấp dẫn nhất của cung đường Hạnh phúc như: Thung lũng Lũng Cẩm, Dinh thự họ Vương, Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng…

Điểm đến mang cảm xúc nhất nằm ở mỏm cực Bắc của Tổ quốc. Hành trình ngất ngây với cảnh đẹp và danh thắng được tạo điểm nhấn với điểm đến Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Có lịch sử từ thời Lý với cây cột bằng gỗ cao 10 m, qua thời gian, Cột cờ Lũng Cú vẫn hiên ngang, lá cờ Tổ quốc luôn căng gió, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. Đứng dưới bóng cờ đỏ sao vàng, ngắm dải đất quê hương mến yêu khiến lòng người dâng trào cảm xúc. Đó là tự hào, là tình yêu quê hương đất nước và lòng biết ơn với từng lớp cha ông đã gìn giữ, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng cho con cháu.

TP - Chỉ vỏn vẹn có 21 cây số trên quốc lộ 32 đoạn từ huyện Hoài Đức, qua Đan Phượng đến Phúc Thọ [Hà Nội] đã có tới 5 cổng chào được xây dựng khá hoành tráng. Đáng chú ý, hội chứng xây cổng chào còn lan rộng ra nhiều huyện, xã, thôn xóm thuộc nhiều huyện ngoại thành.

\> Lời chào bạc tỷ \> Tơi tả tại cổng chào trị giá 40 tỷ đồng \> Công trình nghìn tỷ chưa hoàn thành đã xuống cấp

Hội chứng cổng chào

Từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây theo quốc lộ 32, cổng chào đầu tiên mà chúng tôi dừng lại đó là tại địa phận Nhổn thuộc huyện Hoài Đức. Cổng chào được xây dựng trên 3 cột trụ cỡ lớn gắn với màn hình điện tử nằm vắt ngang qua đường hai chiều và vỉa hè. Trên cổng chào ghi dòng chữ lớn “Huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội”, bên trên cùng cắm khoảng 15 lá cờ loại nhỏ.

Chỉ đi thêm 6 km nữa là cổng chào thứ 2 đặt tại điểm đầu của thị trấn Phùng thuộc huyện Đan Phượng. Trên cổng chào gắn thêm cả hệ thống đèn chiếu sáng cao áp. Đi tiếp khoảng gần 3 km tiếp theo, đúng đến hết địa phận thị trấn Phùng, chúng tôi tiếp tục gặp cổng chào thứ 3 trên đó ghi dòng chữ “Chúc quý khách thượng lộ bình an”.

Và cũng chỉ cách cổng chào của huyện Đan Phượng khoảng chục cây số nữa là hai cổng chào liên tiếp của huyện Phúc Thọ và với dòng chữ lớn “Huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội”. Tổng cộng có tới 5 cổng chào lớn trên đoạn đường 21km!

Ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin [VHTT] huyện Đan Phượng cho biết, chỉ riêng cuối năm 2012, đầu năm 2013, cùng với xây dựng nông thôn mới, nhiều xã đã đua nhau xây cổng chào. Riêng thời gian này đã xây tổng cộng có 106 cổng chào tại các xã.

Có xã làm cổng chào bằng inox, nơi đường rộng thì xây gạch, có nơi làm bằng sắt. Đầu tư cho một cổng chào ít cũng vài chục triệu đồng, nhiều thì hết cả trăm triệu đồng. Cũng theo ông Khương, hoành tráng nhất phải kể tới xã Phương Đình, đầu tư cổng chào hết 200 triệu đồng. Cổng làng thôn Đông Khê [xã Đan Phượng] đầu tư hết 800 triệu đồng.

Theo Phòng Quản lý đô thị huyện Đan Phượng, khi các xã gửi hồ sơ có ảnh chụp kèm theo thì huyện hỗ trợ xã mỗi cổng chào vài triệu đồng, còn lại do người dân tự đóng góp.

Không chỉ có vậy, tại trung tâm huyện Đan Phượng còn mới xây hai cổng của Trung tâm Văn hóa thể thao có vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ đồng. Phòng quản lý đô thị huyện Phúc Thọ cho hay, hai cổng chào lớn do huyện xây dựng vào năm 2010 với vốn đầu tư là hơn 2,4 tỷ đồng/2 cổng chào, chưa kể bảng điện tử.

Xây cổng chào hoành tráng để làm gì?

Cổng chào huyện Phúc Thọ ảnh: Hà anh.

Gặp gỡ nhiều người dân địa phương, nơi xây dựng những cổng chào hoành tráng, PV Tiền Phong ghi nhận được nhiều điều đáng suy ngẫm. Chị Nguyễn Thị Hoàn, nhà tại cụm 3 xã Thọ Lộc huyện Phúc Thọ, ngay sát chân cổng chào của huyện này cho biết: Ngày nào chị cũng phải trả lời cho hàng chục người hỏi đường nhưng khi nhìn lên cổng chào thì chẳng thấy thông tin gì.

“Người dân cần biển chỉ dẫn giao thông, tại sao lại xây cổng chào?”, chị Hoàn đặt câu hỏi. Cũng theo chị Hoàn, do lâu ngày nên những khi mưa bão, nhiều tấm tôn, nhựa trên cổng chào đã lao thẳng xuống đường giao thông rất nguy hiểm.

Mặc dù ông Hà Đăng Thự, Trưởng phòng VHTT huyện Phúc Thọ cho rằng cổng chào là một “kênh” để tuyên truyền nhân các sự kiện chính trị, dịp lễ tết hằng năm nhưng ông Nguyễn Công Khương, Trưởng phòng VHTT huyện Đan Phượng thì lại khẳng định, xây cổng chào chủ yếu để trang trí, chứ hiệu quả khai thác sử dụng rất thấp.

“Ngồi trên xe đi đường quốc lộ mấy ai đọc được gì. Cổng chào chủ yếu để cắm cờ và bật đèn dịp lễ tết”, ông Khương nói. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đinh Hữu Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, hai cổng chào của huyện gắn biển điện tử xây năm 2010, vốn đầu tư khoảng 4 tỷ đồng/2 cổng chào.

Về nguyên nhân quyết định xây cổng chào, ông Hạnh giải thích: Năm 2009, tuyến đường 32 rất xập xệ. Huyện phải chủ động chỉnh trang lại, hoàn thiện dải phân cách, nhất là trung tâm thị trấn muốn đầu tư cho đẹp lên.

Cũng theo ông Hạnh, khi xây dựng huyện chỉ mong để nhiều người biết đến Đan Phượng. Đất thì phải có đai nên huyện quyết định đặt tại hai đầu thị trấn. Đây là công trình đầu tư không lớn nhưng làm bộ mặt thị trấn khang trang lên.

“Nói thật, đầu tư như vậy là thấp. Nhiều nơi còn làm biển “Kính chào quý khách” hoành tráng hơn nhiều. Nhiều anh em đi qua không biết huyện Đan Phượng, thị trấn Phùng chỗ nào nên chúng tôi phải làm một công trình gì hay biểu tượng gì đó”- ông Hạnh nói thêm.

Góp ý về tình trạng đua nhau xây cổng chào, ông Hoàng Duy Kiên, Trưởng phòng quản lý đô thị huyện Phúc Thọ kiến nghị: Hiện nay mỗi nơi làm một kiểu khác nhau. Cần có mẫu thiết kế, hướng dẫn xây cổng chào để đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông.

Cổng chào phải có ngôn ngữ kiến trúc

Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho biết, về nguyên tắc, cổng chào được xây dựng để chào mừng nhân một sự kiện hoặc là tuyên ngôn của một khu vực hoặc một địa phương mang tính thông điệp với mọi người về giá trị ý nghĩa văn hóa.

Rõ ràng là nhiều huyện của Hà Nội chưa hiểu hết ý nghĩa của cổng chào. Cổng chào phải xây ở những nơi diễn ra những sự kiện lịch sử, có ý nghĩa lịch sử. Việc xây dựng cổng chào trên các tuyến giao thông phải gắn với chức năng về giao thông.

Chủ Đề